Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

Mẫu văn cúng tế trong dịp Tết

VĂN KHẤN LỄ GIAO THỪA NGOÀI TRỜI

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Kính lạy :

- Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật

- Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn Thần.

- Ngài Cựu Niên Ngô Vương hành khiển, Thiên Hao hành binh tôn thần, Hứa Tào phán quan.

- Ngài Đương niên Tần Vương hành khiển; Thiên Mao hành binh tôn thần, Ngọc Tào phán quan năm

Giáp Ngọ.

- Các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần.

Nay là phút giao thừa năm Giáp Ngọ

Chúng con là .........

Ngụ tại .........

Phút thiêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khai thái, vạn tượng canh tân.

Nay Ngài Thái Tuế tôn thần

trên vâng lệnh Thượng Đế giám sát vạn dân,
dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt.

Quan cũ về triều đế khuyết, lưu phúc lưu ân.

Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc.

Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án. Cúng dâng Phật Thánh, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên Đương cai, Ngài Tân niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, Ngài Bản cảnh Thành Hoàng, Chư vị Đại Vương, Ngài Bản xứ Thần Linh Thổ Địa, Phúc Đức Chính Thần, các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các Bản gia Táo Quân và chư vị Thần Linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ: Minh niên khang thái, trú dạ cát tường. Thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

Ghi chú: Ngoài việc đứng trước bàn thờ (ngoài sân) khấn nguyện theo nội dung trên, quý vị sau khi cúng nên hóa bản văn khấn ngay rồi tưới một ít rượu cúng lên để gửi đến Ngài Đương niên hành khiển. Vì khi ấy trên trời đang nhộn nhịp gấp gáp diễn ra các cuộc bàn giao, nên có thể các Ngài không kịp nghe lời tâu bày thỉnh nguyện, nếu quý vị hóa văn bản này tức là đã kịp gửi văn bản thì sau Tết, rảnh rang, các ngài Thư ký sẽ trình lên Ngài Đương niên.

VĂN KHẤN LỄ GIAO THỪA TRONG NHÀ

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Kính lạy:

- Đức Đương Lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật

- Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị tôn Thần.

- Long Mạch, Táo Quân, chư vị Tôn Thần.

- Các cụ Tổ Tiên nội, ngoại chư vị tiên linh.

Nay phút giao thừa năm Giáp Ngọ,

Chúng con là ..........

Ngụ tại nước  – Ghi rõ địa chỉ nhà, kẻo cúng hộ người khác, phí cỗ nhà mềnh.

Phút giao thừa vừa tới, nay theo vận luật , tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu Xuân, đón mừng Nguyên Đán, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dâng Phật Thánh, dâng hiến Tôn Thần, tiến cúng Tổ Tiên, đốt nén tâm hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con xin kính mời:
Cỗ cúng Hà Nội. Ảnh: TQ
Cỗ cúng Hà Nội. Ảnh: Thúy Quỳnh

Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, Ngài Bản xứ Thần Linh Thổ Địa, Phúc Đức Chính Thần, các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long Mạch Tài Thần, các Ngài Bản gia Táo Quân và chư vị Thần Linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật. Con lại kính mời các cụ tiên linh Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá thúc huynh đệ, Cô di tỷ muội, nội ngoại tộc chư vị hương linh cúi xin giáng về linh sàng hâm hưởng lễ vật.

Tín chủ lại kính mời các vị vong linh Tiền chủ, Hậu chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này. Nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ: Minh niên khang thái, trú dạ cát tường. Thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng.

Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

VĂN KHẤN THẦN LINH TRONG NHÀ (MÙNG 1)

Nam Mô A Di Đà Phật!(3 lần)

Kính lạy:

- Đức Đương Lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.

- Phật Trời, Hoàng Thiên Hậu Thổ.

- Chư vị Tôn Thần.

Hôm nay là ngày mồng 1 tháng Giêng, nhằm ngày Tết Nguyên Đán đầu xuân, giải trừ gió đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên Đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới. Nơi nơi lễ tiết, chốn chốn tường trình.

Tín chủ con là  Xôi Thịt và Phương Thảo

Ngụ tại .........

Nhân tiết minh niên sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dâng cúng Thiên Địa Tôn Thần. Thiết nghĩ Tôn Thần hào khí sáng loà, ân đức rộng lớn. Ngôi cao vạn trượng uy nghi, vị chính mười phương biến hiện. Lòng thành vừa khởi, Tôn Đức cảm thông. Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho chúng con mọi người hoan hỷ vinh xương, con cháu cát tường khang kiện. Mong ơn Đương Cảnh Thành Hoàng, đội đức Tôn Thần Bản xứ. Hộ trì tín chủ, gia lộc gia ân, xá quá trừ tai. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

VĂN KHẤN TỔ TIÊN NGÀY MÙNG 1 TẾT

Nam Mô A Di Đà Phật!

Kính lạy:

- Đức Đương Lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật .

- Các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc huynh đệ, Cô di tỷ muội, đường thượng tiên linh các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.

Nay theo Tuế luật, Âm Dương vận hành tới tuần Nguyên Đán, mồng Một đầu xuân mưa móc thấm nhuần, đón mừng năm mới. Con cháu tưởng niệm ân đức Tổ Tiên, như trời cao biển rộng, khôn đem tấc cỏ báo ba xuân. Do đó chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, oản quả hương hoa kính dâng lên trước án.

Kính mời các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nam nữ tử tôn nội ngoại. Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng, hâm hưởng lễ vật. Phù hộ độ trì cho con cháu năm mới an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng. Tín chủ lại mời: các vị vong linh, tiền chủ , hậu chủ ở trong đất này cùng về hâm hưởng.

Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

VĂN KHẤN LỄ TẠ NĂM MỚI (MÙNG 3)

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Kính lạy:

- Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.

- Ngài Đương niên, Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng, các Ngài Thổ Địa, Táo Quân,
Long Mạch Tôn Thần

- Các Tổ Khảo, Tổ Tỷ, nội ngoại tiên linh. Hôm nay là ngày mồng Ba tháng Giêng năm Giáp Ngọ

Tín chủ chúng con ……………………..

Ngụ tại ……………………………………

Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cúng dâng trước án. Kính cẩn thưa trình: Tiệc xuân đã mãn, Nguyên Đán đã qua, nay xin thiêu hoá kim ngân, lễ tạ Tôn Thần, rước tiễn tiên linh trở về Âm giới. Kính xin: lưu phúc lưu ân, phù hộ độ trì, dương cơ âm mộ, mọi chỗ tốt lành.

Cháu con được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng. Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.

Nhà phong thủy dự đoán năm 2014

Các chuyên gia phong thủy dự đoán năm 2014 Giáp Ngọ sắp tới thế giới sẽ hứng chịu ít bão lũ nhưng nhiều hỏa hoạn hơn.

2014-horse-4424-1387957232.jpg
Năm Giáp Ngọ được dự đoán sẽ làm năm thuận lợi cho những người tuổi Tí, Ngọ, Mão, Dậu. Ảnh: chinesenewyearin
Jean Sy, nhà phong thủy ở Manila, Philippines, nói rằng năm 2014 là một năm thành công và thuận lợi về mặt tiền bạc cho những người tuổi Tí, Ngọ, Mão, Dậu, tuy nhiên lại không thuận lợi về mặt sức khỏe và các mối quan hệ.
Đối với những người sinh ra vào năm Dần, Hợi, Thìn, Tỵ và Tuất, nhà phong thủy cho rằng năm 2014 sẽ không thật sự được suôn sẻ bởi có "sao hạn" gây ra những tiêu cực và trở ngại cho họ. Tình trạng tài chính của những người này không ổn định và họ cũng phải chú ý giữ gìn sức khỏe.

Đây lại là năm may mắn cho những người tuổi Thân, Mùi và Sửu khi họ có một sự nghiệp thịnh vượng. Về mặt nghề nghiệp, những người trong ba tuổi kể trên sẽ nhận được những điều bất ngờ tốt đẹp mà họ không hề ngờ tới. Sẽ có những khó khăn nhất định nhưng họ sẽ dễ dàng vượt qua bởi có những cát tinh, hay ngôi sao may mắn, giúp đỡ họ.

Bà Sy có bằng chứng nhận về phong thủy ở Malaysia 4 năm trước và nghiên cứu, thực hành phong thủy trong 7 năm qua. Bà cũng cho biết rằng màu may mắn cho năm 2014 là màu xanh nước biển và màu vàng, những màu đại diện cho các yếu tố thủy và thổ. Màu xanh và vàng sẽ cân bằng những yếu tố còn thiếu của năm Ngọ.

"Các nguyên tố của năm Giáp Ngọ là Kim, Hỏa và Mộc, vì vậy Thủy và Thổ là những nguyên tố cân bằng", bà nói với tờ SunStar.

Màu xanh sẽ tăng cường nguyên tố Thủy, tốt cho các mối quan hệ và sự giao thiệp, trao đổi thông tin, trong khi màu vàng sẽ cân bằng các yếu tố tiền tài, sức khỏe và sự thành công.
ngua-xanh-4379-1387943819.jpg
Nhà phong thủy nhận định màu xanh của thủy sẽ là màu may mắn để chế ngự yếu tố hỏa của năm. Ảnh: Freedisgnfile
Trong lĩnh vực chính trị, nhà phong thủy Philippines dự đoán các nhà lãnh đạo tài năng sẽ xuất hiện năm nay từ những cá nhân tuổi Hợi, Mão và Mùi, bởi họ được sinh ra để làm lãnh đạo và có các kỹ năng về ngoại giao.

Về tình hình thiên tai, Sy dự đoán năm Giáp Ngọ này sẽ có nhiều hỏa hoạn, núi lửa phun trào, động đất và hạn hán nhiều hơn, nhưng sẽ ít phải hứng chịu các cơn bão hơn.

Năm 2014 cũng được dự đoán là một năm nhiều cạnh tranh, ganh tị, bất an và nhiều âm mưu, nhưng đồng thời cũng có những niềm vui và những mối quan hệ tốt.

Chuyên gia phong thủy khác của trang Chinese Astrology cũng cho biết 2014 là năm Giáp Ngọ mang tính dương, trong khi bản thân ngựa lại bao gồm chủ yếu là nguyên tố hỏa. Vì vậy, năm 2014 là năm gỗ gặp lửa, biểu đồ tương sinh này có quá nhiều lửa và mất cân bằng, gây nhiều yếu tố tiêu cực.

Ngọn lửa làm bùng cháy cả những người điềm đạm nhất, còn những người nóng nảy hơn cũng sẽ gặp một số khó chịu trong các mối quan hệ và làm ăn. Những người mang mệnh Thổ, Hỏa sẽ có một năm rất tốt, người mang mệnh Mộc và Thủy sẽ tạm ổn và những người mang mệnh Kim thì gặp khó khăn một chút. 

Ngoài ra, con ngựa là biểu tượng của sức mạnh, sự ổn định, sự kiên trì, độc lập, nhưng cũng có bướng bỉnh, hạn hẹp và sự thù địch. Vì thế các nhà phong thủy khuyên sử dụng đồ trang sức màu xanh nước biển để giảm bớt những tác động tiêu cực trong năm 2014. 
Vũ Hà

Những con ngựa nổi tiếng trong sử sách Trung Quốc

Ngựa Xích Thố của Quan Vân Trường có màu đỏ nổi bật, Ô Vân Đạp Tuyết của Trương Phi lại có màu đen như chủ nhân... là đặc điểm của những con ngựa nổi tiếng thời cổ đại.

1. Ngựa Xích Thố
Ngua-Xich-Tho.jpg
Anh hùng có Lã Bố, tuấn mã có Xích Thố.  Tranh: Baidu
Trong số những con ngựa nổi tiếng thời cổ đại, đầu tiên phải nhắc đến Ngựa Xích Thố thời Tam Quốc. Con ngựa này dài một trượng, cao tám thước, màu đỏ rực như lửa, tuyệt không có một sợi lông tạp, ngày đi ngàn dặm, trèo non vượt suối dễ dàng. 
Ngựa Xích Thố từng qua tay rất nhiều chủ. Chủ nhân đầu tiên của Xích Thố là Đổng Trác (132-192), tướng nhà Đông Hán (năm 25-220). Trong triều đình lúc bấy giờ, có rất nhiều người khinh thường con người tàn bạo như Đổng Trác, trong đó có Đinh Nguyên, cũng là một tướng nhà Đông Hán. Trong một lần họp triều, Đinh Nguyên đã chửi thậm tệ vào mặt Đổng Trác, Đổng Trác định chém Đinh Nguyên thì con nuôi của Đông Nguyên là Lã Bố từ phía sau xông lên, khí chất anh hùng của Lã Bố đã khiến cho Đổng Trác sững lại, đành phải nhượng bộ. Từ đó, Đổng Trác nảy sinh ý định thu phục Lã Bố.
Vì muốn tiếp cận và thu phục Lã Bố, Đổng Trác đã đem Xích Thố tặng cho Lã Bố. Lã Bố sau khi có được ngựa quý quả nhiên đã giết chết chủ cũ của mình là Đinh Nguyên, quy phục dưới chân Đổng Trác, và trở thành con nuôi của Đổng Trác.
Ngựa Xích Thố đã cùng Lã Bố chinh chiến khắp nơi. Trên chiến trường, ông chuyên cưỡi ngựa Xích Thố, như một mãnh hổ tả xung hữu đột, vạn người không địch nổi. Sau này, Lã Bố bị  trúng kế của một đại thần nhà Đông Hán, giết chết Đổng Trác. Sau đó Lã Bố bị Tào Tháo giết, ngựa Xích Thố thuộc về Tào Tháo, một nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán.
Có lẽ do duyên số, Quan Vũ hay còn gọi là Quan Vân Trường, một trong những người có công lớn thành lập nhà Thục Hán vào thế kỷ thứ 2, vì muốn bảo vệ hai vị phu nhân của người anh em kết nghĩa của mình là Lưu Bị đã tạm thời về phe Tào Tháo. Tào Tháo vô cùng quý mến nhân tài như Quan Vũ, cũng muốn bắt chước Đổng Trác tặng ngựa cho anh hùng.
Nhưng Quan Vũ không như Lã Bố, ông tiếp nhận Xích Thố là để tìm được Lưu Bị nhanh hơn. Sau khi Quan Vũ bị giết, Xích Thố lại rơi vào tay một viên tướng nhà Thục Hán khác là Mã Trung. Nhưng lần này nó không còn ngoan ngoãn đi theo chủ nhân mới như trước, mà tuyệt thực đến chết.
2. Ngựa Tuyệt Ảnh
Ngựa Tuyệt Ảnh hy sinh thân mình cứu chủ
Ngựa Tuyệt Ảnh hy sinh thân mình cứu chủ. Tranh: Baidu

Ngựa Tuyệt Ảnh là ngựa yêu của Tào Tháo (155-220). Tuyệt Ảnh có nghĩa là phi rất nhanh, đến cái bóng cũng không đuổi kịp được.

Tương truyền, khi Tào Tháo tấn công Trương Tú, Trương Tú dâng thành đầu hàng Tào Tháo. Trương Tú là cháu gọi Phiêu kỵ tướng quân Trương Tế bằng chú. Sau khi Đổng Trác bị giết năm 192, Trương Tế cùng các tướng khác của Đổng Trác mang quân đánh vào Tràng An, lại nắm vua Hán Hiến Đế, thao túng triều đình như Đổng Trác trước đây. 

Tuy nhiên, Tào Tháo không ngờ lại bị trúng kế của kẻ thù, bị đánh bất ngờ, trở tay không kịp, suýt nữa thì bị mất mạng. May có ngựa Tuyệt Ảnh mới thoát được ra ngoài.
Ngựa Tuyệt Ảnh bị trúng ba mũi tên trên mình mà vẫn cất vó phi nước đại, sau đó bị trúng một mũi tên vào mắt mới gục ngã. Trong trận chiến này, Tuyệt Ảnh đã hoàn tất sứ mạng của mình.

Đây là một thất bại nữa của Tào Tháo kể từ sau trận Xích Bích. Trong trận đánh này, Tào Tháo bị mất một con trai, Tào Ngang, một cháu trai, Tào An, và một con tuấn mã, Tuyệt Ảnh. Có thể nói đây là một thất bại thảm hại của Tào Tháo.
3. Ngựa Đích Lô
Ảnh: Ngựa Đích Lô cứu mạng chủ nhân
Ngựa Đích Lô cứu mạng chủ nhân.  Tranh: Weibo
Đích Lô vốn là ngựa của Trang Vũ, vốn là một tướng của một danh sĩ dòng dõi hoàng tộc nhà Hán là Lưu Biểu nhưng sau này phản bội lại Lưu Biểu. Lưu Bị (người sáng lập ra nhà nhà Thục Hán) bị thất bại trong trận giao chiến với Tào Tháo nên về đầu quân cho Lưu Biểu vì hai người cùng trong hoàng thất, đợi thời cơ làm lại sự nghiệp. 
Lưu Bị nhìn thấy ngựa của Trương Vũ cho rằng đây là một con tuấn mã, liền hết lời ca ngợi rằng "con ngựa này chắc chắn là ngựa thiên lý". Tướng của Lưu Bị lúc đó là Triệu Vân  lập tức hiểu ngay ý của chủ nhân, liền giết chết Trương Vũ để cướp ngựa. Triệu Vân là danh tướng thời cuối Đông Hán và thời Tam Quốc, người góp công lớn thành lập nhà Thục Hán.
Khi Lưu Biểu nhìn thấy con ngựa này cũng khen không ngớt lời. Lưu Bị đang không biết lấy gì để báo đáp Lưu Biểu liền tặng con ngựa này cho Lưu Biểu. Không ngờ, Lưu Biểu lại thấy con ngựa này "có quầng mắt, trên đầu có những đốm trắng, lại tên Đích Lô, ắt là con ngựa sát chủ", còn nói rằng "Trương Vũ cưỡi con ngựa này bị chết" chính là minh chứng, nên vội vàng tìm cớ trả lại cho Lưu Bị.
Người hầu của Lưu Bị đem tin "ngựa sát chủ" nói cho Lưu Bị, nhưng Lưu Bị không tin. Sau đó, khi nhận được mật báo có người định sát hại, Lưu Bị vội vàng thoát ra ngoài, cưỡi ngựa Đích Lô chạy trốn, nhưng bị nhầm đường, ông chạy đến bên suối Đàm Khê.
Phía trước là con suối rộng lớn, phía sau là quân địch truy đuổi, lúc này Lưu Bị mới nhớ đến lời khuyên "Đích Lô sát chủ" ngày trước, ông vừa điên cuồng quất vào lưng ngựa, vừa hét: "Đích Lô! Đích Lô! Hôm nay mày hại ta đi!". Đích Lô bỗng nhiên vùng lên, phi một phát sang bờ bên kia, lập một kỳ tích chưa từng có trong lịch sử. Sau đó, Lưu Bị càng không tin chuyện "Đích Lô sát chủ" , ông càng yêu quý con ngựa đã cứu mạng mình này hơn.
Khi đem quân đi đánh nước Thục, thấy ngựa của Bàng Thống, một trong những mưu của Lưu Bị, già yếu quá, nên để thể hiện sự trọng dụng của mình với Bàng Thống, Lưu Bị đã đem ngựa yêu của mình tặng cho Bàng. Ai ngờ Bàng Thống không có phúc được hưởng, vừa mới cưỡi lên Đích Lô đã bị kẻ địch tưởng nhầm là Lưu Bị nên bắn chết. Sau này ngựa Đích Lô cũng không rõ lưu lạc về đâu.
4. Dạ Chiếu Ngọc Sư Tử
Ngua-Da-chieu-ngoc-su-tu-28Ha-My-2c-baid
Dạ chiếu ngọc sư tử. Tranh: Baidu
Dạ Chiếu Ngọc Sư Tử toàn thân lông trắng như tuyết, tương truyền một ngày có thể đi hàng nghìn dặm. Ngay từ khi mới sinh ra phía dưới cổ đã có một hàng lông dày, trông giống như sư tử, tính khí nóng nảy, sau này lớn lên tính khí bớt nóng nảy hơn, buổi tối con ngựa này còn phát ra ánh sáng trắng bạc, vì vậy mới có tên là Dạ Chiếu Ngọc Sư Tử . 

Con ngựa này của Triệu Vân, sống vào khoảng thế kỷ thứ hai. Tương truyền, Triệu Vân đóng quân ở trên núi Trường Bản xuất quân đi đánh trận đều cưỡi Dạ chiếu ngọc sư tử, có lần Triệu Vân cùng ngựa bị rơi xuống hố bẫy sẵn của quân địch, tưởng chừng không thể thoát thân. Nhưng sức ngựa rất lớn, cuối cùng cũng nhảy được lên trên miệng hố, cứu chủ nhân thoát chết. Trong bộ tiểu thuyết Thủy hử cũng từng nhắc đến con ngựa này.
5. Ô Vân Đạp Tuyết
O-Van-Dap-Tuyet-28Ha-My-2c-baidu-29.jpg
Ngựa Ô Vân Đạp tuyết. Ảnh: Baidu
Ô Vân Đạp Tuyết còn có tên là Vương Truy Mã, sống ở thế kỷ thứ hai, toàn thân màu đen nhưng bốn vó màu trắng. Đây là ngựa của Trương Phi, người anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Quan Công, được coi là anh hùng tuấn mã.

Ngựa của Trương Phi có tên rất ý nghĩa, Vương Truy Mã có nghĩa là con ngựa đi theo hầu hạ Đại Vương. Tương truyền Trương Phi và Ô Vân Đạp Tuyết đều đen như nhau. Trương Phi quý chú ngựa này như con đẻ, thường xuyên tự tay tắm rửa cho ngựa quý. 

Người đời về sau thường nói người dũng mãnh cưỡi ngựa dũng mãnh. Quan Công từng nói: "Người tôi nặng nề, ngựa không vác nổi nên thường hay gầy, chính vì vậy mà tôi không thể cưỡi ngựa bình thường được". Trương Phi cũng như vậy, ngựa bình thường thì không thể xứng với hào khí phi thường của Trương Phi được.
Hà My (Theo Baike)

 

Những chính trị gia nổi tiếng thế giới tuổi Ngọ

Người tuổi Ngọ nói chung và chính trị gia tuổi Ngọ nói riêng được cho là có khí chất cởi mở, tài giao thiệp và không chịu khuất phục. 

  Theo trang FamousBirthdays.com, người tuổi Ngọ học hỏi nhanh, được trang bị đầy đủ những kỹ năng để thành công trong nhiều nghề nghiệp. Họ tận dụng tốt bất cứ cơ hội nào để trở nên năng động, sáng tạo trong công việc, và điều đó lý giải vì sao họ thường là những người tiên phong trong lĩnh vực của mình. Bên cạnh đó, họ còn được biết đến với khả năng trời phú về giao thiệp, giúp họ đạt được thành công trong một nhóm hoặc một tập thể.
Theo trang FamousBirthdays.com, người tuổi Ngọ học hỏi nhanh, được trang bị đầy đủ những kỹ năng để thành công trong nhiều nghề nghiệp. Họ tận dụng tốt bất cứ cơ hội nào để trở nên năng động, sáng tạo trong công việc, và điều đó lý giải vì sao họ thường là những người tiên phong trong lĩnh vực của mình.
 
Bên cạnh đó, họ còn được biết đến với khả năng trời phú về giao thiệp, giúp họ đạt được thành công trong một nhóm hoặc một tập thể. Những năm sinh liên quan đến hầu hết người tuổi Ngọ đương thời bao gồm 1930, 1942, 1954, 1966, 1978, 1990, 2002. 
 
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sinh ngày 21/9/1954 tại thành phố Nagato, tỉnh Yamaguchi. Ông từng du học tại Mỹ về ngành chính sách công và là thủ tướng trẻ nhất của Nhật kể từ Thế chiến II. Trên cương vị nghị sĩ quốc hội, ông Abe từng là trưởng đoàn đàm phán của chính phủ Nhật, đại diện cho các gia đình có người thân bị bắt cóc và đưa sang Triều Tiên. Ông trở nên nổi tiếng toàn quốc khi đòi Triều Tiên trao trả lại những người Nhật bị bắt cóc. Với tư cách thủ tướng, ông cũng được biết đến với loạt chính sách chấn hưng kinh tế mang tên Abenomics. 
nguyenmerkel-452304-3598-1390812881.jpg
Thủ tướng Đức Angela Merkel sinh ngày 17/7/1954 ở Hamburg, Đức. Bà Merkel là nữ thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Đức và đã giữ chức vụ này suốt 9 năm qua. Bà Merkel có bằng tiến sĩ về Hóa lý, bắt đầu tham gia chính trường cuối những năm 80. Năm 2012, bà được tạp chí Forbes bình chọn là người quyền lực thứ nhì thế giới, thành tích cao nhất một phụ nữ đạt được trong danh sách này.

Hồi tháng 9/2013, bà Merkel thắng cử nhiệm kỳ ba và trở thành một trong ba thủ tướng Đức thời hậu chiến phục vụ ba nhiệm kỳ. 
Thủ tướng Anh David Cameron sinh ngày 9/10/1966. David Cameron học liên ngành triết học, chính trị học và kinh tế học ở Đại học Oxford và được trao bằng sinh viên ưu tú hạng nhất.
Thủ tướng Anh David Cameron sinh ngày 9/10/1966 tại London. Ông học liên ngành triết học, chính trị học và kinh tế học ở Đại học Oxford và được trao bằng sinh viên ưu tú hạng nhất. Năm 2005, ông Cameron đắc cử lãnh đạo đảng Bảo thủ trong cuộc bầu cử, sau khi được xem là một ứng cử viên trẻ trung, ôn hòa, có khả năng thu hút cử tri trẻ. Năm 2010, ông trở thành thủ tướng Anh trẻ nhất trong gần 200 năm. 
Joe Biden sinh ngày 20/11/1942 và
Joe Biden sinh ngày 20/11/1942, hiện là phó Tổng thống thứ 47 của Mỹ. Ông được bầu vào Thượng viện Mỹ lần đầu năm 1972 và là thượng nghị sĩ trẻ thứ 6 trong lịch sử nước này. Trên cương vị phó Tổng thống, ông Biden tham gia mạnh mẽ vào quá trình ra quyết sách của Tổng thống Barack Obama. Khả năng thương lượng của ông với những người theo đảng Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ đóng vai trò chính trong thỏa thuận lưỡng đảng, giúp hình thành Ðạo Luật Giảm thuế, Bảo hiểm Thất nghiệp và Tạo việc làm 2010. 
nguyenCondoleezza-Rice-speakin-5408-7834
Bà Condoleeza Rice sinh ngày 14/11/1954. Bà là nữ ngoại trưởng gốc Phi đầu tiên của Mỹ, và là người phụ nữ đầu tiên giữ chức Cố vấn An ninh Quốc gia, dưới thời Tổng thống George W. Bush. Sau khi nhậm chức ngoại trưởng năm 2005, bà Rice trở thành người đi đầu trong chính sách Ngoại giao 

Chuyển hoán, nhằm tăng số lượng chính phủ dân chủ có trách nhiệm trên thế giới và đặc biệt là tại vùng Trung Đông Lớn. Bà cải cách, tái cấu trúc Bộ Ngoại giao Mỹ cũng như chính sách ngoại giao nước này. 

Trước khi nhậm chức ngoại trưởng và sau khi thôi chức, bà Rice làm giáo sư ngành khoa học chính trị tại Đại học Stanford. 
Trọng Giáp (Ảnh: Reuters)

Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

Cân bằng trắng trong nhiếp ảnh kỹ thuật số

Cân bằng trắng luôn là một thông số quan trọng khi bạn muốn chụp bất kì một bức ảnh nào. Designs.vn hôm nay sẽ giới thiệu cho bạn những kiến thức cơ bản về chế độ cân bằng trắng và cách sử dụng hiệu quả để bạn có được một tấm ảnh ưng ý.
 Cân bằng trắng (White Balance - WB) là một trong những thông số quan trọng nhất của máy ảnh. Hãy thử tưởng tượng bạn đang định chụp một khung cảnh tuyệt đẹp trên bãi biển với từng đợt sóng nhẹ nhàng xô trên bờ cát vàng mênh mông. Nghe rất thú vị phải không? Nhưng nếu bạn không dùng đúng chế độ cân bằng trắng trong chiếc máy bạn cầm, có thể bạn sẽ thu được một tấm ảnh khác xa so với phiên bản gốc. Vậy để có được một tấm ảnh với màu sắc thật của nó, bạn phải học cách sử dụng hiệu quả chế độ cân bằng trắng trong chiếc máy ảnh của bạn. Bài viết sau sẽ giúp bạn làm được điều đó.

1. Nhiệt độ màu


Để hiểu được khái niệm và cách thức hoạt động của chế độ cân bằng trắng(WB), trước hết bạn phải nắm được một số kiến thức căn bản nhất về nhiệt độ màu. Có thể hiểu nôm na nhiệt độ màu là một cách biểu hiện của những chùm ánh sáng có thể nhìn thấy được. Như bạn thấy, quanh ta có rất nhiều loại ánh sáng với nhiều màu sắc khác nhau, đa phần sự khác biệt này là do cường độ nguồn phát sáng. Dựa vào đó, người ta phân ra nhiều thang đo nhiệt độ màu, với đơn vị là độ K (Kelvin). Một nguồn sáng có nhiệt độ sáng càng cao sẽ càng phát ra ánh sáng có màu xanh hơn và có giá trị độ K cao hơn so với nguồn sáng yếu có màu đỏ dần. Bảng thống kê dưới đây sẽ cho bạn thấy rõ hơn về 9 mức nhiệt độ màu khác nhau, tương ứng với mỗi nấc là một ví dụ cho bạn dễ nắm bắt.

bảng nhiệt độ cân bằng trắng


- Ánh sáng nến: 1000-2000 K
- Ánh sáng đèn bóng tròn: 2500-3000 K
- Ánh nắng mặt trời lúc bình minh/hoàng hôn: 3000-4000 K
- Ánh sáng đèn huỳnh quang: 4000-5000K
- Ánh sáng đèn Flash: 5000-5500 K
- Ánh nắng mặt trời lúc bình thường: 5500-6500 K
- Ánh nắng mặt trời giữa trưa: 6000-7000 K
- Trời có mây, bóng râm: 6500-8000 K
- Trời trong xanh: 10000-15000 K

2. Ánh sáng có ảnh hưởng tới màu sắc như thế nào?


Nếu là người hay chụp ảnh, hẳn đã ít nhất một lần bạn gặp phải tình huống ảnh bị ngả màu vàng/cam khi chụp dưới ánh đèn bóng tròn (đèn Vonfram, Tungsten), hoặc ngả màu xanh nhạt khi chụp trong phòng dùng đèn huỳnh quang. Tình trạng này xảy ra là vì mỗi nguồn sáng đều phát ra một nhiệt độ màu khác nhau. Một máy ảnh kỹ thuật số có thể đo được các màu như đỏ, xanh lá, xanh lam trong một chùm sáng tới cảm biến. Một bức ảnh được chụp dưới ánh sáng mặt trời ban ngày sẽ có đầy đủ các bước sóng trong một quang phổ (tức là ánh sáng trắng). Vì vậy, khi chụp dưới ánh đèn Vonfram mà không chỉnh nhiệt độ màu về đúng nấc sẽ có hiện tượng trên do chùm sáng phát ra từ bóng đèn loại này có bước sóng khác với ánh sáng trắng (được tạo nên bởi 7 màu cơ bản). Một mẹo nhỏ để bạn dễ nhớ và áp dụng là nguồn sáng có nhiệt độ càng cao (ngọn lửa đèn khò, bếp ga) thì phát ra ánh sáng càng xanh, nguồn sáng có nhiệt độ càng thấp ( ngọn nến, đèn dầu) thì ánh sáng càng đỏ.

ánh sáng trong cân bằng trắng


3. Vì sao phải chỉnh WB?


Như đã nói ở phần trên, mỗi nguồn sáng có một màu sắc khác nhau, tùy thuộc vào chúng thuộc khoảng bước sóng nào trong quang phổ vạch. Những nguồn sáng nhấn tạo hầu hết đều có nhiệt độ màu thấp và lượng nhiệt nhỏ hơn ánh sáng mặt trời. Những chùm sáng này vì thế có bước sóng nhỏ, và thuộc dải sáng đơn sắc màu đỏ (nằm trong khoảng 0.644 đến 0.76 micromet). Khi đi vào cảm biến máy ảnh, chúng sẽ được những tế bào sáng màu đỏ trong hệ màu RGB của cảm biến hấp thụ. Chính vì thế bức ảnh sẽ bị ngả màu cam hoặc vàng tùy vào mức độ ánh sáng.

Máy ảnh số, những cảm biến cùng vi xử lý hình ảnh đắt giá tới hàng chục triệu cũng vẫn là máy móc nên không thể nào có khả năng kỳ diệu như con mắt của loài người được. Mắt của chúng ta cùng hệ thần kinh thị giác có khả năng tự động điều chỉnh khi tiếp xúc với những nguồn sáng và nhiệt độ màu khác nhau để hiển thị về màu sắc một cách trung thực chỉ trong một tíc tắc rất nhỏ. Một chiếc camera thì không thông minh đến vậy, nên khi rơi vào những trường hợp ánh sáng phức tạp, ta phải tự điều chỉnh nó cho phù hợp với môi trường xung quanh.

4. Thiết lập thông số về WB


thông số cân bằng trắng


Auto - Chế độ tự động cân bằng trắng có trên mọi máy ảnh số ngày nay, và trên hầu hết các mẫu smartphone, được ký hiệu là AWB. Theo thời gian, cùng với sự tiến bộ của công nghệ, các máy ảnh số ngày càng thông minh hơn, nên sử dụng AWB trong đa số trường hợp đều cho ra màu sắc chuẩn hoặc sai khác có thể chấp nhận được. Tuy nhiên nếu cảm thấy không hài lòng khi sử dụng chế độ này, bạn nên chuyển qua dùng các thiết lập khác cho phù hợp.

Tungsten - Bạn nên dùng thiết lập này khi chụp trong nhà, dưới ánh đèn tròn Vonfram. Màu sắc của bức ảnh sẽ bớt bị ngả vàng, và dịu đi thấy rõ khi bạn sử dụng.

Fluorescent - Ngược lại với Tungsten, thiết lập chế độ này sẽ làm tông màu sáng và ấm hơn. Bức ảnh của bạn sẽ không còn ám màu xanh ảm đạm nữa.

Daylight - Dùng khi chụp ngoài trời, dưới ánh sáng mặt trời có cường độ bình thường, không quá chói chang. Hiện tại, chỉ có một số máy ảnh có thiết lậpnày mà thôi.

Cloudy - Khi chụp ngoại cảnh trong một ngày nhiều mây, hãy nhớ đến chế độ này. Tác phẩm của bạn trông sẽ tươi tắn, tràn đầy sức sống hơn bình thường.

Flash - ánh đèn Flash có nhiệt độ màu rất cao, rất dễ gây hiện tượng cháy sáng nếu không biết cách sử dụng. Khi kích hoạt chế độ này cảm biến sẽ tự động điều chỉnh để tiếp nhận ánh sáng đều hơn giữa vùng có và không có Flash.

Shade - chụp trong bóng râm làm ảnh bị tối và ảm đạm hơn những gì mắt ta nhìn khung cảnh thực. Chế độ Shade sẽ làm tăng độ ấm áp cho tấm hình.

5. Chỉnh WB thủ công


Nếu tất cả những thiết lập trên vẫn chưa đưa ra được một kết quả có thể chấp nhận được thì đã đến lúc bạn phải ra tay điều chỉnh WB. Có rất nhiều cách để làm điều này, nổi tiếng hơn cả vẫn là phương pháp grey card – sử dụng một tấm thẻ có màu xám chuẩn được in ra để thiết lập làm mẫu. Tuy nhiên, điều này khá là phiền phức vì không phải ai cũng muốn kè kè tấm thẻ đó bên người, dưới đây sẽ là một phương pháp khác linh hoạt hơn, nhưng về nguyên lý thì không khác gì grey card. Bạn hãy tìm một vật thể nào thật trắng để chụp lại làm mẫu. Sau đó chỉnh thiết lập trong máy ảnh lấy màu trắng bạn vừa chụp được làm WB chuẩn. Rất đơn giản, chỉ có vậy là xong. Từ đó trở đi, máy của bạn đã có thể phân tích được trong môi trường hiện tại thì màu trắng chuẩn là như thế nào, để từ đó có thể nhận định chính xác những màu sắc khác. Tất nhiên, khi di chuyển đến một khung cảnh có điều kiện sáng khác, bạn lại phải thực hiện lại thao tác này. Nhưng tốn vài giây để có hàng chục tấm hình đẹp thì không đáng kể gì cả.

ảnh cân bằng trắng

Auto - Daylight - Shade - Cloudy


Kết luận


Hãy bỏ ngoài tai những lời nhận xét đầy tính mỉa mai rằng sử dụng AWB hoặc những thiết lập có sẵn trong máy chỉ dành cho những tay mơ. Thực tế, trong hầu hết trường hợp, những thiết lập trên đều hoạt động hoàn hảo, và không phải lúc nào bạn cũng có thời gian để kịp chỉnh tay chế độ WB. Vì thế, hãy sử dụng thành thạo những thiết lập có sẵn trong máy cho quen tay trước khi tập tành chế độ tùy chỉnh (manual), vì xét cho cùng cái đích mà chúng ta hướng tới đều là một tấm hình đẹp mà thôi.

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

Các thuật ngữ, chức năng nên biết khi dùng Nikon



 
Bài viết được chia thành 5 phần:

I. CÁC KÝ HIỆU TRÊN ỐNG KÍNH
II. CÁC THUẬT NGỮ VỀ CÔNG NGHỆ
III. CÁC THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN THÂN MÁY
IV. CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ
V. TÓM TẮT, TỔNG KẾT

I. CÁC KÝ HIỆU TRÊN ỐNG KÍNH:

1.1. THÔNG DỤNG:

MF (Manuel Focus) Ký hiệu các ống kính không lấy nét tự động được mà chúng ta phải điều chỉnh nét bằng tay

AF: tiếng Anh là Auto Focus, nghĩa là ống kính có thể lấy nét tự động.

AF-N (Auto Focus New) Có lẽ khi ra lò ống lấy nét tự động (Auto Focus) đầu tiên (năm 1986) vẫn chưa hoàn hảo về thiết kế là chủ yếu. Nên Nikon sau đó ra loại AF mới được đặt tên là AF-N

AF-I (Auto Focus Integrated Focusing Motor): Năm 1992 Nikon giới thiệu dòng ống kính có ký hiệu này. Đây là lọai ống kính có tình năng như AF-D nhưng khác biệt là có sử dụng động cơ hỗ trợ việc lấy nét gắn bên trong, các ống kính trước đó lấy nét tự động thông qua một động cơ trên thân máy.

Chính vì vậy việc lấy nét chính xác,nhanh và êm hơn. Đặc biệt thích hợp với các ống kính tiêu cự dài (200mm đổ lên)

AF-S (Auto Focus Silent Wave Motor (SWM)) AF-S là ký hiệu cho các ống kính sử dụng động cơ Silent Wave Motor, giúp cho việc lấy nét rất nhanh,êm và chính xác. Ống kính này được giới thiệu vào năm 1998 và bao gồm các tính năng nổi bật của các ống kính trước đó. Ngày nay, các ống kính Nikon sản xuất đa phần đều là AF-S và nó lắp được mọi máy ảnh của Nikon cả các máy cơ thủa xưa. Chỉ có loại AF-S mà có thêm chữ G như có bác đã nói là bị thiến (mất vòng khẩu độ) thì không tích hợp cho máy cơ.

M/A (Manuel/Auto ) Các ống kính AF-S của Nikon đều có chức năng M/A, cho phép chuyển từ chế độ lấy nét tự động sáng chế độ lấy nét bằng tay tức thời ngay cả khi bạn đang dùng chế độ lấy nét liên tục (AF-C). Đây là một sáng kiến rất tiện trong dòng ống AF-S. Một sáng kiến tương tự là nút khoá lấy nét trên ống kính tức thị mà không phụ thuộc vào máy (Ví dụ 3 nút khoá lấy nét ở ống AF-S 70-200 f2.8 VR, tay cầm ống kính bạn có thể khoá lấy nét rồi)

IF (Internal Focus) Ống kính có ký hiệu này trên vỏ của nó là loại ống kính lấy nét bên trong, có nghĩa khi lấy nét, các thấu kính bên trong tự điều chỉnh (Ống kính không có sự thay đổi bên ngoài hoặc rất ít), chứ không thò thụt bên ngoài như loại không có IF.

Tác dụng có nó đặc biệt quan trọng đối với tele tầm xa vì nếu không có IF quá trình thò thụt ống kính đòi hỏi mất thời gian lâu hơn là ống tiêu cự ngắn, do khoảng cách dịch chuyển để chỉnh tiêu cự từ gần nhất đến vô cùng thường khá lớn và dẫn đến lấy nét chậm.

Nó cũng không làm ảnh hưởng đến tay cầm ống kính của chúng ta. IF được Nikon áp dụng vào sản xuất ống kính bắt đầu từ năm 1970.

RF (Rear Focus) Chỉnh tiêu cự sau, như chúng ta đã biết thì IF ( Internal Focus) là cách chỉnh tiêu cự trong quá trình lấy nét mà ống kính không thay đổi hoặc rất ít bề ngoài. Mà chỉ có một nhóm thấu kính trong ống kính di chuyển. Tuy nhiên nhóm ống kính này ở giữa.

Còn RF thì giống IF nhưng chỉ khác là nhóm thấu kính di chuyển để điều chỉnh tiêu cự lại nằm sau trong ống kính

VR (Vibration Reduction) Đây là công nghệ chống rung trên ống kính của Nikon, ống kính có ký hiệu này sẽ giúp chúng ta chụp hiệu quả hơn trong điều kiện thiếu sáng, chụp ở tiêu cự lớn hay ở tốc độ thấp mà hình vẫn rõ nét.

Ký hiệu trên ống kính
Thường theo quy tắc tốc độ an toàn tối thiểu thì để tránh rung khi chụp ở 500mm (chẳng hạn) tốc độ bạn chụp phải là 1/500 (Đối với máy Full Frame). Máy số không FF như D300 thì 400mm tương đương 500 x 1,5 = 750mm nên tốc độ an toàn phải là 1/750 (nếu có).

Tuy nhiên nếu chụp bằng ống kính VR thì có thể chụp chậm hơn khoảng 3-4 lần. Tôi đã chụp thử ảnh với ống Nikon 80-400mm VR cầm tay khi để ở tiêu cự 400mm ở mức 1/30 mà vẫn cảm thấy đạt yêu cầu.

ED (Extra-low Dispersion glass): Các ống kính có ký hiệu trên có nghĩa ống kính có thấu kính ED, là loại thấu kính có độ tán xạ cực thấp, giảm tối đa sự sai lệch màu sắc, làm cho ảnh sắc nét hơn.

Năm 1960 Nikon giới thiệu ống kính có các kính ED, và không áp dụng cho các ống kính rẻ tiền. Nhưng ngày nay thì hầu như các ống kính mới ra đều được áp dụng. Chỉ có khác là dùng nhiều hay ít thấu kính này trong ống kính và một điểm khác biệt nữa thường các ống kính đắt tiền (nhất là các thấu kính có viền vàng ở đầu ống kính) thấu kính ED được làm bằng thuỷ tinh cao cấp. Còn ống kính tầm trung thì thấu kính ED làm bằng nhựa.

Thấu kính ED được làm từ “chất” đắt tiền có tác dụng giảm viền màu và các hiện tượng quang học khác trên ống kính, nhất là các ống kính có tiêu cự dài.

Tán xạ là hiện tượng nhìn thấy sắc màu cầu vồng qua một lăng kính do ánh sáng trắng bị khuyếch tán thành quang phổ màu. Các thấu kính ED không làm ánh sáng trắng bị tán xạ nhiều như thuỷ tinh thường. Rất may là ống Nikon hiện nay đều có ED cả

DX (ký hiệu trên ống kính) Ống kính có ký hiệu này là ống kính thiết kế cho các máy số (DSLR) có cảm biến nhỏ hơn dòng FF (tương đương film 35mm), như các máy D40, D70, D100, D80, D200 hay cả D300…

Tuy nhiên cũng thật đặc biệt khi khác các hãng khác, dòng máy Full Frame của Nikon lại sử dụng được các ống kính này (Như Nikon D3), không biết các dòng máy FF sau có vậy không???

G (G type): Các đây vài năm (khoảng năm 2000) Nikon đã đưa ra 1 lọai ống kính có ký hiệu G. Đây là dạng ống kính AF mớii không có vòng khẩu độ. Như vậy, các ống kính loại G sẽ không tích hợp vớicác thân máy cơ của Nikon.

SWM (Silent Wave Motor) Đây là viết tắt tên của một loại mô tơ siêu gọn của Nikon, trong các ống kính AF S thường lắp loại mô tô này giúp cho việc lấy nét rất nhanh, chính xác mà lại êm


Ví dụ bác nào dùng AF 80-200mm f2.8 và AF S 70-200mm f2.8 VR sẽ dễ nhận thấy nhất là âm thanh to hơn khi lấy nét của 80-200mm so với 70-200mm.

1.2. ĐẶC BIỆT:

PC (Perspective Control ) : Đây là loại ống kính đặc biệt dùng trong lĩnh vực kiến trúc,xây dựng… (chụp các công trình kiến trúc và xây dựng).


Mà có thể dễ nhân biết nhất là tác dụng khi điều chỉnh các đường thẳng không theo quy luật xa gần, do cấu trúc dịch chuyển thấu kính một cách đặc biệt.
Micro (Ống kính cho thế giới vi mô  ) Nikon thường ký hiệu chức năng của ống kính trước tên gọi chung như Micro-Nikkor, Fisheye-Nikkor, Reflex-Nikkor hay PC-Nikkor… Ống có ký hiệu này dùng để chụp thể loại ảnh Macro, nhưng chụp chân dung hay sản phẩm cũng là lựa chọn cần thiết…

Nói chung các bác yêu côn trùng, hoa, lá… nên có

DC (Defocus image Control có nơi thì dùng Depth of Field Control) : Đây là ký hiệu cho một loại ống kính đặc biệt của Nikon. Người dùng có thể không chế độ mờ của hình ảnh, trước và sau đối tượng đã lấy nét, bằng cách vặn chỉnh vòng DC của ống kính. Phù hợp với chụp chân dung với hiệu quả mờ hình rất nghệ thuật. Đến giờ tôi cũng chưa biết có hãng nào khác sản xuất ống kính loại này.
Fisheye (Ống kính Mắt cá) Đây là ký hiệu cho ống kính mắt cá, có lẽ đúng như mắt con cá “nhìn đời” với góc rộng 180 độ, mắt chúng ta nhìn đời góc khoảng 45 độ.

Góc nìn 180độ
Nên khi lắp ống kính có ký hiệu này vào máy ảnh, chúng ta có thể chụp được những bức ảnh toàn cảnh với góc bằng 180độ hoặc ít hơn (tuỳ loại). Dùng cho nhiều ứng dụng khác nhau… trong đó phải kể đến chụp chân dung biếm hoạ

Medical (Ống kính dùng trong y học và nghiên cứu) Ống kính có ký hiệu trên là ống kinh đặc biệt dùng trong y học và nghiên cứu hơn là cho chúng ta chụp bình thường.

Medical Nikkor Lens 120mm f/4.0 IF

P là ký hiệu trên ống kính mà theo Kenrockwell là sản xuất vào năm 1988 nó được hiểu là ống kính lai giữa ống kính cơ và ống có có AF lúc đó.

Nó thực ra là ống kính cơ nhưng có thể sử dụng chế độ đo sáng ma trận và các chế độ phơi sáng của máy AF.

Ống kính này ít chủng loại… và tôi đã gửi 02 hình ảnh các ống kính này ở vài bài trước đó là: MF Nikkor Super telephoto Zoom lense 1200-1700mm f/5.6~8.0s P ED IF
(Được gọi là: The mother of all Zooms !) và MF Nikkor 45mm f/2.8P

II. CÁC THUẬT NGỮ VỀ CÔNG NGHỆ:

SIC (Nikon Super Integrated Coating) : Ký hiệu này để chỉ công nghệ Phủ hợp nhất các lớp vào các loại ống kính cho máy 35mm. Công nghệ này lần đầu tiên được giới thiệu là năm 1969 và lần đầu tiên áp dụng cho ống kính 35mm f/1.4. Ngày trước, Nikon thường Phủ hợp nhất các lớp cho những ống kính loại tốt, còn hiện nay hầu như ống kính nào của hãng đều được Phủ hợp nhất các lớp.

Tác dụng của nó là giảm hiện tượng lóa sáng, bóng và dĩ nhiên sẽ làm tăng khả năng truyền sáng. Nhưng một điểm khá quan trọng là việc phủ hợp nhất các lớp còn có tác dụng cân bằng màu sắc cần thiết.

Chúng ta thường nhìn thấy mầu sắc các lớp phủ thông qua việc quan sát ống kính
Các bác có thể đọc thêm ở đây:
www.kenrockwell.com/ni…ek.htm#nic
Ở đây dùng ký hiệu NIC (Nikon Integrated Coating)

CRC (Close Range Correction): Đây là công nghệ áp dụng chủ yếu cho các ống kính góc rộng và Micro của Nikon. Hai loại ống kính trên thường có “cơ hội” chụp gần chủ thể. Chủ thể gần ngay ống kính và có thể ở vô cùng đòi hỏi để đảm bảo cho ảnh vẫn giữ được độ sắc nét và không méo mó. Các thấu kính phải có sự điều chỉnh rất linh hoạt, chính xác và có “nguyên tắc riêng” trong quá trình thay đổi tiêu cự.

Công nghệ điều chỉnh khoảng cách gần (CRC) với việc tự động tối ưu hóa vị trí các thấu kính khi khoảng cách từ ống kính đến vật chụp thay đổi, nhất là khi vào gần đáp ứng được đòi hỏi trên
Và bức ảnh dưới đây mà Ken Rockwell ví dụ sẽ cho ta hình dung hơn về điều đó

N (Nano Crystal Coating) đây là công nghệ mới ra lò của Nikon, có kỹ thuật tráng lớp chống phản chiếu giữa các thấu kính. Ống Nikon 24-70mm f2.8 có áp dụng công nghệ này và đắt hơn ống kính tương đương của hãng khác khoảng 500USD. Các ống kính có áp dụng công nghệ này sẽ có ký hiệu chữ N trên ống kính.

ASP (Aspherical lens elements) Thấu kính phi cầu. Các thấu kính đều là một phần của hình quả cầu được cắt ra, nhưng ở hình dạng đó các tia sáng đi gần ngoài rìa thường làm cho hình ảnh mất nét ở rìa bức ảnh do ánh sáng đi qua rìa thấu kính không hội tụ chính xác trên mặt sensor.

Chính vì vậy thấu kính phi cầu dùng để khắc phục những nhược điểm đó, thấu kính phi cầu được Nikon giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1968.

III. CÁC THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN THÂN MÁY:

Bây giờ đến các khái niệm, thuật ngữ trên thân máy tý chút vậy, sẽ quay lại lens và công nghệ sau

S: Single servo Auto Focus (AF-S) Tự động lấy nét đơn
C: Continuous servo Auto Focus (AF-C) Tự động lấy nét liên tục
M: Manual Focus Lấy nét bằng tay

Khi chuyển cần gạt sang S (Tự động lấy nét đơn) hệ thống lấy nét của máy sẽ hoạt động khi bấm vào nút chụp, thường chúng ta bấm 1/2 nút chụp là máy đã lấy nét xong (dấu hiệu để biết lấy nét xong là có chấm tròn xanh phía dưới bên trái khung ngắm, và có tiếng Bíp nếu chúng ta không cài đạt lại Menu), đến thời điểm cần chụp hoặc thay đổi khung hình ta bấm xuống tiếp máy sẽ ghi hình. Trường hợp này máy ảnh Nikon để mặc nhiên là phải lấy được nét, máy mới cho phép chụp ảnh. Đây là chế độ thường được sử dụng nhất

Khi chuyển cần gạt sang C (Tự động lấy nét liên tục) bạn cũng lấy nét bằng cách bấm 1/2 nút chụp như trên, nhưng có khác là máy sẽ không khoá lấy nét được như trường hợp S, và chủ thể di chuyển, hệ thống lấy nét sẽ tự động điều chỉnh. Trường hợp này máy sẽ chụp ảnh cả khi bạn không lấy được nét.

M: Manual Focus Lấy nét bằng tay Tất nhiên nếu chọn chế độ này bạn phải tự lấy nét bằng tay của mình thôi. Vặn vặn xoay xoay vòng canh nét trên ống kính và căng mắt nhìn cho đúng nét. Chế độ này thường dùng nếu lấy nét khó như chụp qua hàng rào, song sắt, chụp mây trời hoặc trong chế độ chậm trong đêm tối. Ví dụ khi chụp thổi nến sinh nhật, bạn phải lấy nét vào cái chỗ thổi nến trước khi đèn tắt và chuyển từ chế độ S sang M. Trong qua trình thổi ta cứ thoải mái chụp. Còn nếu vẫn giữ chế độ S, lấy nét sẽ chậm mất khảonh khắc do đèn hỗ trợ canh nét phải hoạt động, đồng thời máy chỉ cho phép chụp khi lấy đúng nét (chế độ mặc định). Tất nhiên có một số trường hợp chụp macro hoặc bạn thích cảm giác xoay xoay vặn vặn thì cứ chuyển sang mà dùng

Lưu ý quan trọng: Máy Nikon thường để mặc định là lấy nét được sẽ có tiếp bíp, nếu bạn không thấy tiếng kêu này ngoài lý do không lấy được nét (ít trường hợp). Thì có thể trong qua trình sử dụng hay cất máy hay đưa cho ai cầm… cần gạt đã chuyển sang M hoặc C.

AF-ON (Auto Focus on) : Đây là nút bấm của các máy dòng tương đối chuyên nghiệp của Nikon trở lên. Hiểu đơn giản là Bật chức năng lấy nét tự động. Mỗi khi chụp ảnh chúng ta thường bấm 1/2 nút bấm chụp ảnh để lấy nét và giữ nguyên như vậy cho đến khi quyết định “xoạch”.

Để dễ ràng và tiện lợi hơn thì nút AF-ON được thiết kế, trong quá trình chụp ảnh, ngón tay cái chúng ta bấm vào AF-ON và giữ là đối tượng cần lấy nét đã lấy xong. Thoải mái thay đổi khung hình và chọn thời điểm để bấm máy.

Nút này đặc biệt quan trọng khi chụp ảnh mà đối tượng cần lấy nét di chuyển, như trong thể thao… Và hiệu quả nhất khi chúng ta chuyển từ chế độ lấy nét S sang C (AF C là lấy nét liên tục). Máy sẽ bật chức năng dự báo lấy nét trong quá trình chủ thể di chuyển…

Tất nhiên khi đó máy nào có nhiều điểm lấy nét hơn, sẽ hoạt động hiệu quả và chính xác hơn, giống như trò FIFA, đội bóng có càng nhiều cầu thủ (điểm lấy nét) trên sân (trong một khung hình) thì bóng càng dễ vào chân một cầu thủ nào đó (lấy nét nhanh và chính xác).

Các máy bán chuyên hiện nay thường có khoảng 11 điểm lấy nét, riêng Nikon D300 thì có đến 51 điểm lấy nét, chụp thể thao thoái con gà mái

L (Lock) khóa điểm lấy nét:

Nhiều khi chúng ta băn khoăn về ký hiệu L ngay phía sau máy, ở gần màn hình LCD. Và thường nhầm đó là khóa lấy nét nhưng thực tế đó là khóa điểm lấy nét. Khi chuyển cần gạt sáng L (Lock) thì máy sẽ khóa điểm lấy nét, không thể di chuyển sang vị trí khác được.

Thường máy Nikon có 3, 5, 7, 9, 11 hay thậm chí 51 điểm lấy nét như D3 và D300. Mỗi khi chụp ảnh ta có thể di chuyển điểm lấy nét từ vị trí này sang vị trí kia (thường để điểm lấy nét màu hình chữ nhật màu đỏ ở trung tâm khung hình). Nhưng đã gạt sang L, chúng ta sẽ không di chuyển hình chữ nhật đỏ sang vị trí khác được.


11 điểm lấy nét trên máy D80.

Các điểm lâyấy nét hình chữ nhật (máy D300). Vị trí nào cần nét thì chúng ta di chuyển điểm lấy nét tới.

L bên phải màn hình

AE-L (automatic exposure lock) tự động khoá giá trị lộ sáng

AF-L (auto focus lock) tự động khoá lấy nét

Nút AE-L;AF-L ở trên cùng bên phải

Máy Nikon thường thiết kế nút AE-L chung với AF-L ở ngay phía ngoài vỏ máy, thường chế độ mặc định là khi bấm vào nút đó chức năng AE-L sẽ thực hiện. Có nghĩa là giá trị lộ sáng, thời chụp hay có thể gọi là chế độ đo sáng sẽ bị khoá. Kết quả cuối cùng là khẩu độ, tốc độ tại thời điểm bấm nút sẽ không hề thay đổi cho đến khi chúng ta nhả tay ra.

Cái này có thể áp dùng rất nhanh khi chụp Panorama, ta bấm khoá AE-L và chụp các ảnh Panorama rồi nhả ra (Ảnh panoram đồi hỏi ảnh ghép là các tấm ảnh cùng tốc độ, khẩu độ và tiêu cự).

Cũng có thể dùng nó trong trường hợp ánh sáng loang lổ chỗ tối chỗ đen dẫn đến việc thay đổi khung ngắm một chút có thể thy đổi thời chụp ngay. ĐỒng thời việc di chuyển điểm lấy nét là không tiện (như máy D3 hay D300 có 51 điểm lấy nét) thì chúng ta có thể bấm AE-L rồi quay sang lấy nét bố cục khung hình sau…

Lưu ý:
- Cũng có máy để chế độ mặc định là khi bấm AE-L,AF-L thì cả 2 chức năng khoá đo sáng và khoá lấy nét đều được thực hiện (hình như là máy D80).
- Và việc khoá riêng cái nào (AE hay AF), cái nào trước cái nào sau… có sự lựa chọn thêm trong Menu của mỗi máy.

Top Control Panel (Bảng điều khiển) nơi sẽ hiển thị các thông tin báo cho chúng ta biết các chế độ chụp, thông số, các phụ kiện… cần thiết. Trước khi chụp các bạn hãy nhớ luôn ghé nhìn bảng điều khiển nhé (sẽ tránh những sai lầm đáng tiếc trước khi chụp), nó sẽ cho ta biết:
- ISO đặt là bao nhiêu?
- Tốc độ
- Khẩu độ
- Có để BKT hay không?
- Có cộng trừ sáng hay không?
- Cân bằng trắng để ở chế độ gì?
- Chụp đuôi RAW hay JPEG
- Có ghi GPS cho file ảnh hay không?
- Chụp liên thanh hay từng phát một hay đang hẹn giờ
- Đã chụp bao nhiêu kiểu?
- Đèn để ở chế độ gì?



Top Control Panel (Bạn bật hay tắt máy bằng cách xoay chữ ON hay OFF về vị trí chấm trắng, còn nếu xoay hình cái đèn (ON nằm giữa OFF và đèn) về chấm trắng thì đèn hỗ trợ xem Bảng điều khiển sẽ được bật)

Top Control Panel

Tắt đèn hỗ trợ xem bảng điều khiển

Bật đèn khi máy ở chỗ tối

FX đây là định dạng để nhận biết máy DSLR Full Frame của Nikon. Các máy có ký hiệu FX là máy ảnh mà cảm biến có kích thước như khổ film thông thường gắn vào máy cơ, người ta gọi là film 35mm. Film có kích cỡ 36mm x 24mm thì đường chéo của nó là 35mm.

Trong nhiếp ảnh dùng từ Full Frame để chỉ máy ảnh số có cảm biến mà đường chéo của nó khoảng 35mm. Rất tiếc là tôi chưa thấy ai chuyển từ Full Frame (toàn khung hình) sang tiếng Việt và được chúng ta quen dùng cả. Toàn gọi theo kiểu tây là Full Frame thôi. Từ nay máy FF tôi sẽ gọi là súng 35ly hay máy 35mm nhé

Cảm biến 35mm (FX) của máy D3

Máy bán chuyên như D300 hay D200, đường chéo của cảm biến khoảng Xmm, tôi sẽ gọi là máy Xmm.

Cảm biến 28mm cho máy D300

Thực tế các máy bán chuyên và chuyên không Full Frame của Nikon, kích cỡ cảm biến loanh quanh 23.6mm x 15.8mm (D2x thì 23.7mm x 15.7mm, D40 lại 23.7mm x 15.6mm) và đường chéo ở mức 28mm. Máy DSLR của Fuji cùng tương tự đường chéo khoảng 27,7 làm tròn là 28mm. Máy DSLR của Sony cảm biến loanh quanh 23.5 x 15.6 mm và đường chéo khoảng 28mm Nên có thể gọi các máy này là máy 28mm


Còn định dạng DX thường chỉ các máy 28mm hiện nay của Nikon, các ống kính DX là để thiết kế cho các máy có cảm biến định dạng DX

Còn máy bán chuyên của Canon như D40 hay 450D… thì kích cỡ cảm biến khoảng 22.2mm x 14.8 mm, đường chéo dài 26,8mm làm tròn là 27mm. Nên có thể gọi các máy này là máy 27mm (cảm biến bé hơn 28mm)


Máy D700 có ký hiệu FX chữ màu vàng bên dưới.
Kích cơ cảm biến của nó là 36mm x 23,9mm nên đường chéo của cảm biến khoảng 35mm

Format thẻ tắt

Nhiều máy xoá ảnh sẽ lâu hơn là format, và thi thoảng chúng ta lại phải format cho thẻ nó “sạch”. Thường chúng ta dùng format bằng cách chọn nó trong Menu mà ít biết rằng nó được thực hiện rất nhanh chóng bằng các nút bên ngoài.

Máy Nikon nhiều máy thường Format thẻ bằng cách bấm 2 nút “đỏ” cùng lúc, bạn phải lưu ý là lúc này nếu bấm thêm bất kỳ nút khác, lệnh format sẽ dừng lại. Và tránh rút thẻ, tháo pin hay tắt máy trong trường hợp này.

2 nút “đỏ” trên các máy Nikon rất dễ nhận thấy thông qua ký hiệu cạnh nút đó. Ký hiệu là hình chữ nhật đó (biểu tượng của cái thẻ) và chữ FORMAT đỏ lồng trong


Ví dụ ở D3 là:

Nút Mode và nút Delete

Ví dụ ở D200 là (giống D3):


Nút Delete hình thùng rác phía trên bên trái

Và nút Mode trên cùng bên phải

Ví dụ ở D70 là:

Nút đèn bên phải và nút chọn chế độ chụp đơn, liên thanh hay hẹn giờ… trên cùng bên trái (Cạnh nút BKT)

IV. CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ:

WT (Wireless Transmitter) Đây là bộ phát tín hiệu không giây cho các máy ảnh chuyên dụng của Nikon. Nhờ thiết bị này sẽ tạo kết nối không dây giữa máy ảnh và máy vi tính, giúp hiển thị hình đã chụp trên máy tính và tải những hình ảnh được chọn về máy tính…

Rất tiện lợi khi chụp bóng đá, các máy ảnh ở các góc sân sẽ đều được tải hình ảnh vừa chụp về trung tâm báo chí để đăng ảnh kịp thời, hoặc trong sự kiện cần nhiều phóng viên ở các góc độ khác nhau.
Ngày trước thì bộ phận WT được thiết kế như 1 grip gắn thêm vào máy, còn bây giờ thì là bôộ phận tác rời có dây nối

V. TÓM TẮT, TỔNG KẾT:
Sau một hồi sợ các bác hoa mắt  với các ký hiệu AF-S, AF, Ai-S, AF-I, Ai-P, G rồi D, rồi N… Tôi xin tổng hợp qua thế này cho dễ hiểu:

Ngày xửa ngày xưa, khi sản xuất ống kính cho các máy dòng F huyền thoại (năm 1959) Nikon cho ra lò nhiều loại ống kính dùng cho máy cơ như không ghi trên ống kính ký hiệu dẫn đến chúng ta phải học cách phân biệt (Cái này có topic nói riêng tiện hơn (Bác Kinhnuocden cũng đang viết, bác cố gắng nhé) còn topic này chỉ thiên về các ký hiệu, thuật ngữ).

Từ ống kính loại C, loại K rồi AI (Automatic Indexing ra đời năm 1977). Đặc biệt phải kể đến ống kính huyền thoại mà chắc lắm bác cũng thích sưu tầm là AI-S ra đời năm 1983 và hơn nữa có thể gắn trên các thân máy Nikon hiện nay (Các hãng khác đa phần ko có điều đó).

Đến năm 1988 Nikon ra lò ống kính lấy nét tự động đầu tiên ký hiệu AF, thiết kế có vể chưa hoàn hảo nên năm 1990 Nikon ra AF N (AF New)

Có lẽ cần cải tiến việc lấy nét, đặc biệt cho các ống kính tiêu cự dài nên năm 1992 Nikon cho ra đời loại AF-I sử dụng động cơ hỗ trợ việc lấy nét gắn bên trong, các ống kính trước đó lấy nét tự động thông qua một động cơ trên thân máy.

Tiếp đến là ống AF-D vào năm 1995 (sẽ kiểm tra lại 1992 hay 1995) ống kính này sẽ giúp máy có thể đo được khoảng cách tới đối tượng chụp (D-distance).

Tiếp đến là AF-S chào đời năm 1998, G Series vào năm 2000.

Chung quy lại thì Nikon bây giờ đa phần là ống kính AF-S, sắp tới sẽ toàn là AF-S có thêm G (thiến vòng khẩu độ dùng cho máy cơ). Mà AF-S thì có tất cả tính năng tốt đẹp của các ống kính trước.

Còn trong dòng AF, thì AF D rõ ràng là đắt hơn một chút vì ngon hơn.

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Xe của các tỷ phú thế giới

Nắm trong tay khối tài sản trị giá hàng chục tỷ USD nhưng khá nhiều tỷ phú Mỹ, Pháp chỉ sở hữu cho mình những chiếc xe khiêm tốn giá vài chục ngàn USD.

Các tỷ phú có nhiều cách để thể hiện sự giàu có của mình, nhưng với những nhân vật dưới đây thì xe hơi không nằm trong số đó. Trái ngược với những tỷ phú sắm siêu xe triệu USD, du thuyền thì danh sách dưới đây do Celebritynetworth chọn lọc lại thể hiện điều ngược lại. Người dùng xe đắt nhất giá chỉ 120.000 USD, còn rẻ nhất thậm chí khó tin, 1.500 USD.
10. Phil Knight (14,1 tỷ USD)
philknight-jpg-065056-4693-1389082841.jp
Chủ tịch, nhà đồng sáng lập hãng đồ thể thao Nike xếp hạng 56 những người giàu nhất thế giới hiệu đang nắm giữ mức tài sản trị giá 14,1 tỷ USD. Nhưng thật bất ngờ khi chiếc xe mà ông chọn là Audi R8 với giá 120.000 USD, vào loại rẻ nhất trong làng siêu xe thế giới.
9. Michael Bloomberg (27 tỷ USD)
bloomberg-jpg-065036-6938-1389082842.jpg
Michael Bloomberg, thị trường thứ 108 của thành phố New York, là người giàu thứ 7 tại Mỹ và thứ 13 toàn thế giới. Blooberg kiếm tiền thông qua công ty tài chính mà ông lập ra. Vị tỷ phú này cũng chọn cho mình chiếc Audi R8.
8. Michael Dell (16 tỷ USD) 
dell-jpg-065046-4677-1389082842.jpg
Michael Dell bỏ học để theo đuổi đam mê làm kinh doanh khi sáng lập và làm chủ tịch của tập đoàn máy tính khổng lồ Dell. Ông hiện giàu thứ 21 tại Mỹ và 49 trên thế giới. Dell sở hữu cho mình chiếc Porsche Boxster đời 2004 giá 80.000 USD vào lúc đó, hiện nay khách hàng có thể mua phiên bản này chỉ với 20.000 USD.
7. Warren Buffet (60 tỷ USD)
Buffet-jpg-065036-8443-1389082842.jpg
Tỷ phú giàu thứ 4 thế giới, nhà đầu tư vĩ đại, người sáng lập, chủ tịch của quỹ đầu tư Berkshrie Hathaway. Ông hiện đang lái chiếc Cadillac DTS giá 45.000 USD.
6. Francois-Henri Pinault (15 tỷ USD)
Francois-Henri-Pinault-jpg-065-8510-3304
Francois-Henri Pinault hiện là chủ tịch của PPR, công ty đồ ăn cao cấp Pháp. Tập đoàn của ông còn sử hữu các thương hiệu lớn như Gucci, Stella McCartney, Alexander McQueen. vị tỷ phú này lái một chiếc SUV của Lexus có giá khoảng 40.000 USD.
5. Laurene Powell Jobs (9 tỷ USD)
Laurene-Powell-Jobs-jpg-065055-5570-1389
Laurene Powell Jobs là vợ của Steve Jobs, thiên tài quá cố của làng công nghệ thế giới. Bà là người đồng sáng lập và chủ tịch hội đồng quản trị của tổ chức College Track từ thiện, giúp đỡ các học sinh, sinh viên nghèo có cơ hội đến trường.

Vốn là chuyên gia đầu tư tại các ngân hàng lớn của Mỹ, sau khi nhận lại số tài sản của chồng ở Apple và hãng phim hoạt hình Walt Disney, bà sở hữu khối tài sản 9 tỷ USD. Chiếc xe hiện nay Laurene Powell Jobs đang lái là Audi A5 với giá chỉ 40.000 USD.
4. Alice Walton (35 tỷ USD)
alicewalton-jpg-065036-2990-1389082842.j
Alice Walton là con gái của Sam Walton, người sáng lập tập đoàn Wal-Mart, hệ thống bán lẻ lớn nhất thế giới. Alice là người phụ nữ giàu thứ hai thế giới, sau người chị gái là Christy. Đã từng rất ưa chuộng những chiếc xe thể thao sang trọng củ Porsche nhưng sau nhiều tai nạn, bà đã từ bỏ và quay về với chiếc Ford F-150 King Ranch chỉ có giá 40.000 USD.
3. Mark Zuckerberg (17 tỷ USD)
zukerberg-jpg-065101-8623-1389082842.jpg
Tỷ phú sinh năm 1984 là người sáng lập facebook, mạng xã hội lớn nhất thế giới, là một trong những tỷ phú trẻ nhất thế giới. Mark hiện đứng thứ 22 tại Mỹ và thứ 51 thế giới. Chàng trai này khá khiêm tốn khi chỉ lái chiếc Acura TSX trị giá 30.000 USD.
2. Steve Ballmer (15,2 tỷ USD)
ballmer-jpg-065036-9952-1389082842.jpg
Vị CEO của tập đoàn Microsoft xếp hạng thứ 51 thế giới và 22 tại Mỹ. Ông có thể dễ dàng sở hữu những chiếc Bugatti triệu USD nhưng lại khiêm tốn chọn cho mình chiếc Ford Fusion Hybrid giá chỉ 19.000 USD.
1. Ingvar Kamprad (53 tỷ USD)
ingvar-jpg-065054-7175-1389082842.jpg
Người sáng lập IKEA, hãng nội thất hàng đầu thế giới là tỷ phú khiêm tốn nhất thế giới khi ông chỉ bỏ ra 1.500 USD trong tổng tài sản 53 tỷ USD để lái chiếc Volvo 240 cũ. Nếu con số này chưa đủ ngạc nhiên, vị tỷ phú này còn thường xuyên đi xe bus bất cứ khi nào có thể.
Đức Huy

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

6 việc cần làm đầu năm khi lên kế hoạch tài chính cá nhân

Việc thiết lập kế hoạch tài chính cá nhân đầu năm không chỉ giúp chúng ta chi tiêu khoa học hơn, mà còn thúc đẩy quyết tâm kiếm tiền trong cả năm. 

Một báo cáo mới đây của Ngân hàng Montreal ở Canada cho thấy tài chính cá nhân đứng thứ hai trong số những mục tiêu mà người dân Canada đặt ra cho năm mới 2014. Khảo sát với 1.010 người trên 18 tuổi cho thấy có 59% người đã viết ra một bản kế hoạch tài chính và 82% trong số đó tin rằng họ sẽ làm được.

Ngày càng có nhiều người nhận ra tầm quan trọng của một bản tài chính cá nhân. Không có lúc nào thích hợp hơn là những ngày đầu năm để chúng ta ngồi xuống, thảo ra một bản kế hoạch để cả năm nhìn vào đó và thu chi một cách phù hợp. Sau đây là những bí quyết để viết nên một bản kế hoạch tài chính cá nhân cho năm mới:
 
1. Đặt ra các mục tiêu

- Mục tiêu về nhà cửa: Trong tương lai gần hoặc xa, bạn muốn chuyển đến ở một căn chung cư rộng hơn hoặc tích lũy mua một mảnh đất, hãy dành một khoản cho mục tiêu này.

- Mục tiêu về nhu cầu sống: Năm nay bạn muốn đi đâu du lịch, tận hưởng những thú vui giải trí gì, mua sắm thiết bị tiện ích gì. Số tiền dành cho các khoản này cũng cần được nghĩ đến.

- Mục tiêu về hưu: Cân nhắc nhu cầu của bạn khi về hưu, bạn sẽ về hưu một cách "xa hoa" như định kỳ đi du lịch hay giản dị như chỉ cần có khoản phòng bị khi ốm đau. Các chuyên gia từ CNBC khuyên rằng chúng ta nên dành 10 đến 15% thu nhập mỗi năm để dành làm quỹ hưu trí cho bản thân.

- Mục tiêu về học hành: Năm nay bạn sẽ gửi con đến trường nào, cho con học thêm gì. Không được để lẫn lộn khoản dành cho hưu trí với khoản tiết kiệm dành cho con cái lúc học đại học. Không phải đứa trẻ nào cũng đủ khả năng dành một khoản học bổng để đỡ tiền cho cha mẹ.
plan1-JPG-2482-1388639304.jpg
Đầu năm, chúng ta nên viết một bản kế hoạch tài chính cho cả năm để quản lý tốt việc thu, chi. Ảnh: Boston.com
2. Ước lượng thu nhập trong năm

Bên cạnh các khoản chi thường xuyên, hãy liệt kê những thứ bạn có thể làm để gia tăng thu nhập. Nhìn chung có 3 nguồn cho thu nhập của bạn năm nay:

- Công việc chính: Các khoản lương, thưởng, làm thêm ngoài giờ trong năm dự kiến là bao nhiêu. Liệu bạn có được tăng lương trong tương lai gần.

- Kinh doanh thêm: Kế hoạch tài chính của bạn có thể bao gồm việc bắt đầu một công việc kinh doanh tại nhà, hoặc làm nghề tay trái dựa vào chính các sở thích hoặc điểm mạnh của bạn.

- Đầu tư: Đầu tư là hoạt động có thể khiến những khoản tiền nhàn rỗi của bạn tiếp tục sinh sôi. Bạn hãy xem các lời khuyên từ giới chuyên gia về việc năm nay nên đầu tư vào đâu, như chứng khoán, vàng, hay nhà đất, trái phiếu...
 
3. Liệt kê chi tiết các khoản thu, chi trong năm

Trước đây các bà nội trợ làm việc này thủ công. Nhưng hiện nay có rất nhiều phần mềm quản lý tài chính (miễn phí hoặc thu phí) giúp công việc theo dõi thu chi dễ dàng hơn. Trong bảng này, cần có tất cả các khoản thu nhập, khoản chi theo thời gian, theo mục. Những khoản nợ gốc và lãi, phí bảo hiểm, hóa đơn, tiền để dành nghỉ hưu, tiết kiệm đi học cho con.... cần được liệt kê đầy đủ. Qua đó, bạn sẽ dễ dàng biết mình đang bội chi hay bội thu sau mỗi tuần, mỗi tháng để kịp thời điều chỉnh.
 
4. Cân nhắc những thói quen tiêu dùng cần loại bỏ

Hãy xem ngân sách của bạn là một trọng tài và quyết định xem những khoản chi nào không cần thiết, lãng phí và nằm ngoài mục tiêu của bản kế hoạch tài chính. Ví dụ, bạn mua thẻ tập gym giá hàng triệu đồng mỗi tháng nhưng lại ít khi có thời gian đi tập thì cần hủy ngay.
 
5. Đặt khung thời gian để hoàn thành mục tiêu

Hãy chia mục tiêu thành các mục nhỏ hơn, bắt đầu từ các mục tiêu cần làm ngay (như thay mới tủ lạnh) sau đó là các mục tiêu xa hơn như mua nhà. Với các mục tiêu dài hạn, cần có khung thời gian ngắn hạn, dài hạn để hoàn thành từng phần mục tiêu.
 
6. Tuân thủ bản kế hoạch

Viết ra chưa đủ, bạn cần quyết tâm để làm theo những gì đã vạch ra. Tuy nhiên, nhớ rằng bạn kế hoạch này là mục tiêu, không phải là một quá trình. Nếu trong một năm, cuộc sống hay thu nhập của bạn có những thay đổi thì bạn cần cập nhật vào trong bản kế hoạch, và có những điều chỉnh để bản kế hoạch trở nên thực tế.
Anh Đức-VNExpress

Ảnh nude và khái niệm Cận Nude




 
Người ta nói đến nude với một tư thế khá e dè, nhất là ở Việt Nam, vì tự thân thuật ngữ này cũng được dùng với những “mỹ từ” khá bất ngờ.Nude vốn được hiểu là một thuật ngữ dùng để chỉ một loại hình nhiếp ảnh, mà ở đó, hầu hết người ta chọn phụ nữ là đối tượng thể hiện, trong hình thái thiên nhiên nhất (đa phần là không có trang phục gì, nhưng một số trường hợp, người ta cũng dùng một ít phụ liệu bổ sung)
Sắc độ nhẹ khiến người xem cảm nhật sự mềm mại, thanh thoát…
Với ảnh nude “đúng nghĩa”, người ta chọn giải pháp mô tả những đường cong uyển chuyển trên thân thể phụ nữ, và việc vận dụng ánh sáng được xem như điều kiện tiên quyết trong thể hiện.Ngoài dạng ảnh nude mang tính nghệ thuật ra, còn có loại ảnh “gợi cảm” (glamour photography), ảnh “khiêu dâm” (pornography), và trong một chừng mực nào đó, chúng có tác động qua lại, hỗ tương lẫn nhau. Nếu bảo rằng trong ảnh nude nghệ thuật chỉ có sự “thánh thiện”, không mang “tính dung tục”, thì hình như không đúng lắm, vì ngay tự thân mô tả thân thể phụ nữ không trang phục, đã là “gợi dục” rồi. Và nếu một bức ảnh nude không khiến người xem “động lòng” nơi nét đẹp thiên phú ấy, thì hình như nó chưa phát huy chức năng nghệ thuật của mình vậy.
Ngay cả khi đã có tuổi, nhiều người cũng có nhu cầu lưu giữ những hình ảnh đường nét thân thể…
Trong lĩnh vực ảnh nude, việc vận dụng ánh sáng được xem là rất quan trọng trong thể hiện “ngôn ngữ của đường nét”.
Một cảm giác mong manh, dễ vỡ…
Người ta thường dùng ánh sáng “dịu”, “mềm” cho ảnh nude, và ngay cả khi cần tạo những vùng tối cho ảnh, thì nơi vùng sáng vẫn là ánh sáng mềm, và loại soft-box dài hẹp (strip light) phát huy hiệu dụng. Thỉnh thoảng, người ta cũng dùng ánh sáng “gắt”, “trực tiếp”, nhưng khi đó nó sẽ chỉ chiếm diện rất hẹp nhằm tạo ven sáng để nổi khối hình ảnh.
Theo SDE Studio


6 kiểu chiếu sáng trong chụp ảnh chân dung

Trong chụp ảnh chân dung, có một vài điều bạn cần lưu ý và suy nghĩ để làm cho bức chân dung tăng thêm vẻ đẹp cho đối tượng của bạn. Đó là: tỉ lệ chiếu sáng, kiểu chiếu sáng, hướng xoay của gương mặt, góc nhìn vào gương mặt (góc chụp). Nếu nắm được các nguyên tắc này, bạn sẽ có được những bức ảnh chân dung đẹp.
Trong bài viết dưới đây do VnReview tổng hợp từ trang Digital Photography School, bạn sẽ được giới thiệu các các kiểu chiếu sáng – thuật ngữ nhiếp ảnh gọi là lighting pattern, để hiểu lighting pattern là gì, tại sao nó quan trọng, và làm thế nào để sử dụng nó khi chụp ảnh chân dung.

Lighting pattern (tạm dịch là kiểu chiếu sáng hoặc định dạng ánh sáng) được định nghĩa là cách mà ánh sáng thể hiện và đổ bóng trên khuôn mặt đối tượng chụp để tạo ra hiệu ứng ánh sáng theo các hình dạng (pattern) khác nhau. Nói một cách đơn giản, nó là các dạng bóng đổ thể hiện trên khuôn mặt nhân vật khi chụp ảnh chân dung.
kiểu chiếu sáng trong chụp ảnh chân dung
Có 4 dạng ánh sáng thường thấy trong chụp ảnh chân dung, đó là: Split lighting, Loop lighting, Rembrandt lighting, Butterfly lighting. Ngoài ra còn có Broad lighting và Short lighting được sử dụng kết hợp với 4 dạng trên. Chúng ta sẽ cùng xem xét các dạng ánh sáng này.

1. Split lighting

Split lighting có thể dịch nghĩa là kiểu ánh sáng chia tách, nó chia tách khuôn mặt một cách chính xác thành hai nửa bằng nhau với một bên mặt được chiếu sáng còn bên kia thì tối. Nó thường được sử dụng để tạo ra hình ảnh ấn tượng cho những nhân vật như là một nhạc sĩ hay một nghệ sĩ. Kiểu chiếu sáng tách có xu hướng phù hợp với nhân vật nam hơn là nhân vật nữ. Mặc dù vậy, không có quy tắc cứng nhắc nào trong việc này.
split lighting
Để đạt được hiệu ứng ánh sáng tách, bạn chỉ đơn giản là đặt nguồn sáng nằm ở góc 90 độ phía bên trái hoặc bên phải của chủ thể, và thậm chí có thể để phía sau đầu một chút. Nơi bạn đặt nguồn sáng phụ thuộc vào khuôn mặt của người được chụp. Hãy thử xem ánh sáng chiếu trên mặt họ thể hiện như thế nào và điều chỉnh cho phù hợp. Nếu thực hiện đúng kỹ thuật ánh sáng tách thì chỉ có mắt của đối tượng ở bên phần tối bắt được ánh sáng, còn toàn bộ các phần khác của nửa khuôn mặt đó sẽ tối. Nếu gương mặt của đối tượng chỉ hơi xoay nhẹ mà ánh sáng đã rơi trên má của người đó thì có lẽ khuôn mặt của nhân vật không phải lý tưởng cho kiểu chụp với ánh sáng tách.
kiểu chiếu sáng split lighting
Chú ý: bất kỳ kiểu ánh sáng nào cũng có thể tạo ra trên bất kỳ hướng xoay nào của gương mặt (facial view), như là hướng nhìn thẳng thấy rõ cả hai tai hay hướng nhìn thấy ¾ mặt. Chỉ cần ghi nhớ rằng nguồn sáng của bạn phải tùy biến theo khuôn mặt nhân vật để duy trì các kiểu chiếu sáng. Nếu nhân vật xoay đầu thì kiểu chiếu sáng sẽ thay đổi. Vì vậy, bạn có thể yêu cầu đối tượng xoay đầu của họ một chút để tìm được kiểu chiếu sáng mong muốn.
catchlight
Một chú ý khác về khả năng bắt sáng (catchlight) trong mắt của nhân vật. Trong bức ảnh chụp em bé trên đây, đôi mắt của em bé đã phản chiếu nguồn ánh sáng trong thực tế. Bạn có thể thấy một điểm nhỏ màu trắng trong mỗi bên mắt, nhưng nếu nhìn gần hơn một chút, bạn có thể thấy hình dạng của ánh sáng được sử dụng trong bức chân dung này.
khả năng bắt sáng trong mắt đối tượng chụp ảnh
Bạn có nhìn thấy điểm sáng đó bao gồm một hình lục giác có một chấm đen ở giữa? Đó là do nguồn sáng mà tác giả sử dụng là một hộp softbox hình lục giác nhỏ trên chiếc đèn Canon Speedlight.
Như vậy, mắt của đối tượng đã “bắt sáng”, mà nếu không có hiện tượng bắt sáng này, thì mắt sẽ bị tối và thiếu sức sống. Bạn cần đảm bảo rằng mắt của đối tượng đều bắt sáng để thể hiện sự sinh động của cuộc sống và làm cho nó lấp lánh. Mống mắt và tổng thể đôi mắt cũng phải sáng.

2. Loop lighting

Từ “loop” trong thuật ngữ loop lighting chưa có dịch nghĩa nào chuẩn xác, chúng tôi tạm dịch là kiểu chiếu sáng hình khuyên, được tạo ra khi có một chút bóng nhỏ hình khuyên của mũi nhân vật đổ trên má phía bên kia so với nguồn sáng. Để tạo được hiệu ứng chiếu sáng hình khuyên, nguồn sáng phải hơi cao hơn tầm mắt khoảng 30-45 độ từ máy ảnh (tùy thuộc đối tượng chụp, bạn phải tìm cách đọc được khuôn mặt của nhân vật).
loop lighting
Hãy nhìn vào bức ảnh dưới đây để xem bóng rơi ở đâu. Bạn sẽ thấy bên trái khuôn mặt của hai người trong ảnh có một chút bóng nhỏ (một vùng tối nhỏ) của mũi họ. Lưu ý là vùng bóng đổ này nằm ngay bên sườn mũi và không chạm vào vùng gò má. Hãy giữ cho vùng bóng này nhỏ thôi và hơi hướng xuống phía dưới, đồng thời luôn nhớ rằng nếu nguồn sáng quá cao thì sẽ gây đổ bóng không đều và có thể làm mất khả năng bắt sáng của mắt đối tượng.
kiểu chiếu sáng loop lighting
Kiểu chiếu sáng này được dùng khá phổ biến trong chụp ảnh chân dung vì dễ thực hiện và hầu như phù hợp với tất cả mọi người.
sơ đồ thiết lập để chụp ảnh loop lighting
Sơ đồ này mô tả lại bức ảnh chân dung ở trên, trong đó phần bối cảnh đen thể hiện hàng cây phía sau lưng hai nhân vật. Mặt trời ở phía trên hàng cây nhưng hai nhân vật ở hoàn toàn trong bóng râm. Một tấm hắt sáng màu trắng được đặt bên trái máy ảnh để hắt ánh sáng lên khuôn mặt của đối tượng. Tấm hắt sáng này có thể hoặc không nằm dưới ánh mặt trời, nhưng dù không nằm dưới ánh mặt trời thì nó vẫn có tác dụng kích sáng trên gương mặt đối tượng. Bạn hãy thử các góc chụp khác nhau, bằng cách thay đổi vị trí của tấm hắt sáng bạn sẽ thay đổi được kiểu chiếu sáng và tìm được cách thể hiện tốt nhất.

Đối với kiểu chiếu sáng hình khuyên, tấm hắt sáng nên đặt ở một nơi cách máy ảnh khoảng 30-45 độ. Nó cũng cần ở cao hơn một chút so với tầm mắt nhân vật để vùng bóng đổ của mũi tạo thành một góc hướng xuống phía dưới khóe miệng. Một số người mới chụp ảnh thường để tấm hắt sáng phía dưới thấp và hắt từ dưới lên, như thế sẽ làm phần đáy mũi được chiếu sáng và không tạo đúng kiểu chiếu sáng này.

Rembrandt lighting

Kiểu chiếu sáng Rembrandt được đặt theo tên của danh họa Rembrandt người Hà Lan, do ông thường dùng kiểu chiếu sáng này trong các bức họa của ông, như bạn thấy trong bức chân dung tự họa của Rembrandt dưới đây:
chân dung tự họa Rembrandt
Kiểu chiếu sáng Rembrandt sẽ tạo ra một vùng sáng có hình tam giác trên má. Không giống như kiểu chiếu sáng hình khuyên có bóng của mũi không chạm vào vùng gò má, kiểu Rembrandt lighting sẽ cho bóng của mũi gặp vùng má và tạo ra một vùng sáng nhỏ hình tam giác ở giữa gò má. Để tạo đúng kiểu ánh sáng Rembrandt, cần đảm bảo rằng con mắt ở vùng tối của khuôn mặt vẫn bắt được ánh sáng, nếu không mắt sẽ “chết” và không lấp lánh.
kiểu chiếu sáng Rembrandt lighting
Kiểu chiếu sáng Rembrandt tạo ấn tượng khá mạnh, nên cũng giống kiểu ánh sáng tách ở trên, nó dễ tạo tâm trạng và cảm nhận sẫm màu hơn cho bức ảnh của bạn. Hãy sử dụng nó một cách thích hợp.
sơ đồ bố trí cách tạo hiệu ứng chiếu sáng Rembrandt
Để tạo hiệu ứng chiếu sáng Rembrandt, đối tượng của bạn phải hơi xoay mặt một chút khỏi nguồn sáng. Ánh sáng phải chiếu từ trên đỉnh đầu để bóng từ mũi của họ rơi xuống về phía má.

Không phải mọi người đều có khuôn mặt lý tưởng cho kiểu chiếu sáng này. Nó phù hợp với những người có xương gò má cao và nổi rõ, nhưng nó không hợp với ai có mũi nhỏ hoặc sống mũi tẹt. Tuy nhiên, bạn cũng có thể ứng dụng một cách linh hoạt, miễn là nó phù hợp với tâm trạng mà bạn muốn tạo cho bức ảnh. Nếu bạn sử dụng ánh sáng của cửa sổ mà bậu cửa sổ lại thấp, thì bạn cần lấy tấm bìa hay vật gì đó để che bớt phần dưới chân cửa sổ khi muốn chụp kiểu Rembrandt.

4. Butterfly lighting
Kiểu chiếu sáng này được đặt tên cho hiệu ứng ánh sáng tạo ra một hình bóng đổ giống như cánh bướm nằm bên dưới mũi đối tượng, được hình thành khi đặt nguồn sáng chính ở trên và ngay phía sau máy ảnh. Người chụp ảnh nói chung là đứng chụp ngay bên dưới nguồn sáng trong kiểu chiếu sáng này. Nó thường được sử dụng cho các bức ảnh phong cách quyến rũ và tạo ra bóng tối dưới má và cằm. Kiểu chiếu sáng này cũng thường được dùng để chụp các đối tượng lớn tuổi vì các nếp nhăn trên khuôn mặt sẽ ít thấy rõ hơn so với kiểu chiếu sáng bên.
kiểu chiếu sáng butterfly
Để tạo được kiểu chiếu sáng cánh bướm, bạn cần một nguồn sáng trực tiếp phía sau máy ảnh và cao hơn một chút so với tầm mắt hoặc đỉnh đầu của chủ thể (tùy thuộc từng đối tượng chụp). Đôi khi bạn sẽ cần bổ sung thêm một tấm hắt sáng đặt trực tiếp phía dưới cằm của đối tượng, thậm chí có thể để đối tượng tự giữ tấm hắt sáng đó. Kiểu chiếu sáng này sẽ khó thực hiện nếu chỉ có ánh sáng từ cửa sổ hoặc chỉ dùng tấm hắt sáng. Bạn cần tới những nguồn sáng mạnh hơn như mặt trời hoặc đèn flash để tạo đường vùng bóng đổ dưới mũi rõ rệt hơn.
butterfly pattern
Kiểu chiếu sáng này thích hợp với những người có xương gò má nổi rõ và một khuôn mặt gọn. Những người có khuôn mặt tròn rộng sỡ hợp với kiểu chiếu sáng hình khuyên hoặc kiểu chiếu sáng tách hơn vì chúng sẽ giúp thu gọn khuôn mặt.

5. Broad lighting

Broad lighting – kiểu chiếu sáng một vùng rộng thực ra không phải là một lighting pattern cụ thể, mà thực ra nó là một phong cách chiếu sáng. Nó là sự kết hợp và tùy biến của các kiểu chiếu sáng hình khuyên, chia tách và Rembrandt.
kiểu chiếu sáng broad lighting
Chiếu sáng rộng là khi khuôn mặt của đối tượng hơi xoay khỏi vị trí trung tâm, tức là hơi lệch so với góc nhìn trực diện, và bên khuôn mặt hướng về phía máy ảnh sẽ được chiếu sáng. Điều này sẽ tạo ra một khu vực lớn hơn của khuôn mặt được chiếu sáng, còn phần nhỏ hơn sẽ nằm trong vùng tối.

Chiếu sáng rộng đôi khi được sử dụng cho bức chân dung phong cách “High key” – ảnh có độ phơi sáng lệch nhiều về phía vùng sáng và không nhấn mạnh độ tương phản. Kiểu chiếu sáng này tạo cảm giác gương mặt trông đầy đặn hơn và do đó thích hợp với người có khuôn mặt gầy. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều muốn trông mình thanh mảnh hơn nên kiểu chiếu sáng này không phù hợp với người mập và có khuôn mặt tròn đầy.
broad lighting
Để tạo được kiểu chiếu sáng rộng, khuôn mặt đối tượng hơi quay đi khỏi nguồn sáng. Chú ý phần bên khuôn mặt hướng về phía máy ảnh được chiếu sáng toàn bộ và bên khuôn mặt ở xa máy ảnh thì nằm trong vùng tối.

6. Short lighting
Chiếu sáng hẹp là kiểu ngược lại với chiếu sáng rộng. Như trong hình minh họa, bạn có thể thấy phần khuôn mặt hướng về phía máy ảnh (phần lớn hơn) nằm ở trong vùng tối, còn phần được chiếu sáng hẹp hơn.
short lighting
Kiểu chiếu sáng này thường được sử dụng trong chụp ảnh phong cách “Low key” – ảnh có độ phơi sáng lệch nhiều về phía vùng tối và có độ tương phản cao. Nó đặt khuôn mặt nhiều hơn trong vùng tối và tạo hiệu ứng giống như là điêu khắc và thêm cảm giác 3D, giúp làm giảm béo cho khuôn mặt và tôn khuôn mặt của hầu hết mọi người.
short lighting
Trong chiếu sáng hẹp, khuôn mặt đối tượng hơi quay về phía nguồn sáng. Chú ý làm sao để phần khuôn mặt phía xa máy ảnh được chiếu sáng nhiều nhất, còn phần tối thì gần máy ảnh. Bạn đơn giản chỉ cần làm thế nào để vùng tối trên mặt lớn hơn vùng sáng là được.

Kết hợp các kiểu chiếu sáng

Một khi bạn đã biết cách làm thế nào để nhận biết và tạo ra các kiểu chiếu sáng khác nhau trên ảnh, bạn cần tìm hiểu thêm làm thế nào để thực hiện và khi nào thì áp dụng kiểu chiếu sáng nào.
Bằng cách nghiên cứu khuôn mặt của đối tượng chụp, bạn sẽ tìm ra kiểu chiếu sáng tốt nhất cho họ và cho các loại hình chân dung và tâm trạng mong muốn. Một người có khuôn mặt tròn sẽ rất muốn có bức ảnh chân dung trông gọn gàng hơn và kiểu ánh sáng dùng cho họ sẽ rất khác với chụp một ai đó trong một shot quảng cáo.

Một cách dễ dàng để thay đổi kiểu chiếu sáng là di chuyển nguồn sáng. Tuy nhiên, nếu nguồn sáng là mặt trời, hay một cửa sổ thì bạn không di chuyển chúng được, khi đó bạn cần yêu cầu đối tượng thay đổi hướng mặt của họ so với ánh sáng, hoặc bạn thay đổi vị trí đặt máy ảnh, hoặc di chuyển đối tượng tới vị trí thích hợp.

Bạn nên thử thực hành với từng kiểu chiếu sáng để hiểu rõ chúng, đồng thời nắm được cách thức ánh sáng thể hiện trên khuôn mặt như thế nào. Nên thử thực hành trước với các nguồn sáng đơn giản như đèn bàn, cửa sổ để xem ánh sáng rơi trên khuôn mặt thế nào thay vì vội dùng đèn flash. Đèn flash là một nguồn sáng mạnh, dễ tạo bóng nhưng thực hành với đèn flash khó hơn và thường bạn sẽ chỉ nhận thấy hiệu ứng ánh sáng mà nó tạo ra sau khi ảnh được chụp.

Đông Phong