Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

5 bí kíp để vượt qua nỗi sợ hãi mất tiền khi mua bán cổ phiếu



5 bí kíp để vượt qua nỗi sợ hãi mất tiền khi mua bán cổ phiếu

Trên thị trường luôn có người thắng kẻ thua, đầu tư chứng khoán cũng giống như việc kinh doanh. Mỗi một quyết định kinh doanh của bạn đều có thể mang về lợi nhuận hay thua lỗ, TTCK không còn là nơi kiếm tiền dễ dàng với những nhà đầu tư không có kiến thức và kỹ năng.


Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett có 2 nguyên tắc nổi tiếng và gây ảnh hưởng đến rất nhiều người đó là :

Nguyên tắc số 1: Không bao giờ để mất tiền; nguyên tắc số 2: Không quên nguyên tắc số 1”. Hai nguyên tắc này dường như nhà đầu tư nào cũng đã học thuộc lòng trước khi bỏ tiền vào thị trường để đầu tư cổ phiếu, nhưng nỗi lo sợ mất tiền vẫn ám ảnh và tác động khá nhiều đến các quyết định mua bán của nhà đầu tư.

Có một chân lý cơ bản trên thị trường chứng khoán : Bạn không thể có được lợi nhuận mà không mạo hiểm với đồng vốn của mình, trên thị trường chứng khoán, yếu tố tâm lý là rất quan trọng, sợ thua lỗ thường dẫn đến thua lỗ thực sự, và nỗi sợ hãi mất tiền sẽ kéo theo sự sợ hãi mình đã quyết định sai, và nếu không mạnh mẽ quyết định “ xuống tiền” vì sợ sai, bạn sẽ sợ lỡ mất cơ hội.

Sợ thua lỗ: Trên thị trường luôn có người thắng kẻ thua, đầu tư chứng khoán cũng giống như việc kinh doanh. Mỗi một quyết định kinh doanh của bạn đều có thể mang về lợi nhuận hay thua lỗ, TTCK không còn là nơi kiếm tiền dễ dàng với những nhà đầu tư không có kiến thức và kỹ năng.

Sợ thua lỗ và mua bán theo đám đông là một điều bình thường diễn ra trên thị trường, chừng nào nỗi lo sợ mất tiền còn ngự trị trong đầu bạn, chừng đó bạn còn mắc phải những sai lầm nhiều hơn. Thực tế cho thấy, nếu bạn dùng tiền vay để mua chứng khoán, và mua cổ phiếu nhóm dầu khí nhưGAS,PVD, PVC, …ở đầu năm thì nỗi sợ mất tiền sẽ kéo dài liên miên nếu bạn không chịu cắt lỗ, vì mỗi ngày bạn đều nhìn thấy tiền trong tài khoản chứng khoán của mình giảm dần.

Sợ Sai: Rất nhiều nhà đầu tư không thừa nhận mình sai, do cái tôi quá lớn và sợ đối mặt với sai lầm. Với việc mua nhầm một cổ phiếu, hoặc họ quá yêu thích cổ phiếu nhưng giá cổ phiếu vẫn liên tục giảm, họ không cắt lỗ để sửa sai vì sợ mất tiền và hi vọng giá sẽ hồi lên….nhưng thực tế, giá vẫn cứ giảm do sai lầm ở ngay từ đầu, dẫn đến tình trạng tài khoản cứ thế giảm dần.

Nhà đầu cơ huyền thoại G.Soros có một câu nói kinh điển :”” Việc đúng hay sai không quan trọng, cái quan trọng là nếu đúng sẽ có được bao nhiêu tiền, và nếu sai sẽ mất bao nhiêu tiền”. Thị trường chứng khoán là vậy, đôi khi phải nhìn nhận sai lầm, chấp nhận sai lầm, chấp nhận thua lỗ để bảo toàn tài khoản còn hơn để cháy tài khoản.

Sợ lỡ mất cơ hội: Vì sợ mất tiền khi giao dịch nên đôi khi bạn bỏ qua lệnh mua hoặc bán cổ phiếu đó. Nhưng khi bỏ qua lệnh đó bạn lại lo sợ rằng mình sẽ mất tiền, mất cơ hội.  Trên thị trường chứng khoán, có những thông tin ngoài lề về chia cổ tức khủng, phát hành thêm, tăng vốn, hay nghe người thân , bạn bè rỉ tai nhau “có game”…về các mã cổ phiếu, nếu bạn không mua những cổ phiếu này ngay lập tức bạn sẽ cảm thấy hối tiếc, nhưng nếu vội vàng đặt lệnh mua thì có thể sẽ thêm sợ mất tiền và sợ sai lầm hơn.

Các bước vượt qua sự sợ hãi khi tham gia giao dịch

1. Đừng lo lắng quá nhiều: Nếu bạn là nhà đầu tư mới tham gia thị trường, dùng tiền của bạn để giao dịch, điều này hoàn toàn bình thường mỗi khi bạn khớp lệnh xong. Tuy nhiên, không cần lo lắng quá nhiều, tự tin với nhận định phân tích và kế hoạch của bạn sau khi “xuống tiền” và nên để đầu óc làm việc khác, không nên lo lắng quá nhiều.

2. Giao dịch một số tiền nhỏ với một đòn bẩy thấp: Điều này làm giảm thiểu rủi ro thua lỗ của bạn xuống mức thấp nhất. Giả sử bạn có 1 tỷ đồng để đầu tư chứng khoán, hãy nên dùng 10% trên tổng tài sản của bạn cho lần vào lệnh với tỷ lệ dùng đòn bẩy ở mức thấp, để đảm bảo rằng nếu lệnh mua/bán đó của bạn bị sai và thua lỗ, nó cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến tài khoản của bạn.

3. Kiểm soát rủi ro: Bài học cắt lỗ là bài học vỡ lòng của dân đầu tư/ đầu cơ trên thị trường, hãy mạnh dạn nhận thấy sai lầm và cắt lỗ để đảm bảo bạn không bị cháy tài khoản nếu giá rớt mạnh. Bảo toàn vốn là điều quan trọng, còn tiền là còn cơ hội.

4. Có phương pháp giao dịch và phải tuân thủ kỷ luật: Có rất nhiều phương pháp giao dịch mang lại lợi nhuận cao với rủi ro thấp được các nhà đầu tư/ đầu cơ huyền thoại trên thế giới sử dụng. Bạn hãy tìm kiếm phương pháp phù hợp với tính cách và kiến thức của mình và tuân thủ những nguyên tắc giao dịch được đề ra.

5. Kiểm soát tâm lý giao dịch: Kiểm soát tốt tâm lý là một điều kiện tiên quyết để bạn tồn tại trên thị trường, điều này cũng làm giảm nỗi sợ hãi khi bạn mất tiền và không làm bạn rơi vào tuyệt vọng. Trên một thị trường đầy biến động và bất ngờ, kiểm soát tốt tâm lý giao dịch giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả hơn.

Nỗi sợ hãi mất tiền là điều bình thường đối với nhà đầu tư trên thị trường, sợ hãi là tốt, nó giúp bạn thận trọng, nhưng cần lưu ý rằng, đừng để nỗi sợ hãi bao trùm lấy các quyết định của bạn, hãy sáng suốt và phân tích thật kỹ, có kế hoạch cụ thể trước mỗi lần “vào lệnh”.

Bắt đáy là một trò cực kỳ nguy hiểm! Đây là lý do

 

Bắt đáy là một trò cực kỳ nguy hiểm! Đây là lý doTrong mỗi đợt tăng trưởng, hoặc suy thoái, việc dự đoán đâu là đỉnh tăng trưởng, đâu là đáy suy thoái luôn là yếu tố quyết định cho thành công trong giao dịch chứng khoán. Và có lẽ chúng ta cũng không cần gì nhiều hơn thế!

Để xác định được đỉnh và đáy trong mỗi đợt tăng trưởng, các chuyên gia, các phân tích áp dụng nhiều phương pháp khác nhau: Phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật, phân tích tâm lý, kinh tế học hành vi & tài chính hành vi, nhân khẩu học, và phong thủy…

Hưởng ứng loạt bài viết “Những kinh nghiệm cơ bản khi đầu tư chứng khoán”. Nhà đầu tư Tạ Quang Hoá chia sẻ thêm với độc giả cafef.vn một công cụ dùng để xác định vùng đáy của thị trường. Nó cũng có thể áp dụng cho việc xác định vùng đáy của từng cổ phiếu riêng lẻ. Với cá nhân nhà đầu tư Hoá, đây là một công cụ phân tích rất hiệu quả.

Những kinh nghiệm cơ bản cho nhà đầu tư trước khi đầu tư chứng khoán
----------------------------/---------------
Công cụ mà tôi sử dụng là một hiện tượng khá xác thực về cái chết:
Trong những câu chuyện lưu truyền trên thị trường chứng khoán, có một câu chuyện gần giống với chuyện ngụ ngôn, nhưng thú vị và khá hài hước, được dùng để nhận diện vùng đáy của thị trường. Đó là chuyện về một cái xác chết bị rơi từ đỉnh núi. Nghe gần giống với hiện tượng Dead Cat Bounce (cú nảy của con mèo chết) nhưng không hoàn toàn giống.

Chuyện mô tả khá rõ diễn biến của thị trường trong suốt quá trình lao dốc từ đỉnh xuống đáy. Tài khoản giao dịch của tôi nhiều lần được cứu sống nhờ câu chuyện về cái xác chết này. Hy vọng nó có ích cho nhiều người. Câu chuyện như sau:

Xác chết rơi từ đỉnh núi xuống vực sâu gồm các bước:
1. Rơi tự do.
2. Vướng víu cây cỏ.
3. Rơi sâu, chìm xuống đáy vực.
4. Xác chết ngấm nước, nổi dập dềnh trên mặt nước.

Thị trường lao dốc, tạo đáy thông thường gồm các bước:
1. Những phiên đầu rơi nhanh (Rơi tự do)
2. Bull trap (Vướng víu cây cỏ)
3. Đáy giá sâu nhất (Chìm xuống đáy vực)
4. Vùng giá thấp, biên độ dao động hẹp. (Xác nổi dập dềnh trên mặt nước)

Hai quá trình này một là vấn đề tài chính, một là sự việc ngoài đời nhưng có sự tương đồng về số giai đoạn, hình ảnh miêu tả. Nên các tay chơi chuyên nghiệp hay dùng câu chuyện về xác chết để mô tả thị trường trong chu kỳ thị trường sụt giá. Cách mô tả này vừa trực quan, vừa bi thương, phù hợp với tâm trạng các nhà đầu tư khi thị trường lao dốc.

Đầu tiên là việc cái xác rơi tự do từ đỉnh tăng trưởng, ứng với những phiên giảm điểm hãi hùng, khối lượng xả hàng lớn, không lực đỡ. Sau đó tốc độ rơi của xác chết chậm dần, nguyên nhân ở đây là đã xuất hiện những vướng víu do cành lá, cây cỏ hay các mỏm đá nhô lên… Với thị trường chứng khoán thì đây là những níu kéo – Những bẫy tăng giá (những đợt bull-trap mà các tay chơi già dơ hay gọi một cách dân dã, bông đùa là “bún chả”). Điều này xuất hiện khi tâm lý bắt đáy hình thành, và phát lộ.

Khi những nhà giao dịch nghiệp dư tiến hành bình quân giá xuống. Họ tiếp tục đổ tiền mồ hôi nước mắt vào những cổ phiếu đang trên đường lao dốc. Lúc này cũng là lúc các tay chơi lớn: Các “tay to”, các “cá mập” với tiềm lực tài chính mạnh, tạo ra các tín hiệu đảo chiều giả tạo. Lôi kéo các con mồi non nớt, tham lam tái nhập thị trường để sau đó thoát hàng.

Tiếp theo cái xác tiếp tục rơi và chạm xuống mặt nước, rồi sau đó chìm sâu dưới đáy vực. Giai đoạn này tương ứng với việc những dòng tiền đi lạc hướng đã chính thức bị đánh bại. Tâm lý bắt đáy thui chột. Những người từng tham gia bắt đáy, sau nhiều lần bắt phải dao rơi giờ đã chùn tay, đành đứng im chịu đòn. Những đợt phục hồi đều nhanh chóng tàn lụi. Xác chết nằm im ở dưới đáy một thời gian. Thị trường ảm đạm, yên ắng, tâm lý bi thương tràn ngập muôn nơi, thời gian giao dịch dường như dài vô tận…
Sau cùng, cái xác đó mới từ từ nổi lên, dập dềnh trên đáy giá sâu nhất. Đó là khu vực mà ta có thể từ từ thu gom, lượm nhặt những cổ phiếu mình yêu thích với mức giá mong đợi. Thong thả nhâm nhi cafef.vn đợi chờ cho tới khi xác chết hồi sinh! Trên thực tế xác định đáy suy thoái khó hơn xác định đỉnh tăng trưởng, vì vậy rất nhiều nhà đầu cơ chuyên nghiệp khuyên rằng không lên bắt đáy. Bắt đáy là một trò nguy hiểm và tốn tiền, nó tương tự như việc bắt một con dao đang rơi. Rất dễ đổ máu!

Năm 2008, khi Vn-index rơi từ 1.150 điểm xuống khoảng hơn 600 điểm. Lao dốc mới mạnh làm sao! Lúc ấy một VIP lớn, và một vị chuyên gia đã lên truyền hình trấn an dư luận và khuyên mọi người mua vào bằng những tuyên bố đầy cảm xúc: “Nếu tôi có tiền, tôi sẽ mua cổ phiếu ngay lúc này” & “Bán là thua, mua là thắng”. Nhiều chuyên gia khác cũng đồng tình khi cho rằng đây là cơ hội duy nhất để mua được cổ phiếu với giá rẻ đến vậy. Thị trường tiếp tục đi xuống, và cuối cùng chạm đáy ở 235 điểm!

Những lời khuyên bắt đáy dù xuất phát từ bất cứ đâu cũng chứa đựng nhiều nguy hại. “Không bắt đáy” vẫn luôn là lời sấm truyền giữa những tay chơi chuyên nghiệp. Một nguyên tắc hàng đầu trong giao dịch chứng khoán. Trước khi hình thành chu kỳ tăng giá mới thị trường luôn cần một vùng giá ổn định – Cái xác cần phải nằm im dưới đáy. Và vùng đáy được nhận diện với một số đặc điểm sau: Các chỉ số của thị trường chung dao động với biên độ nhỏ. Khối lượng giao dịch thấp (khô cạn nguồn phân phối). Thị trường phản ứng ít (trơ) trước các thông tin tiêu cực.

Xin chia sẻ thêm một số vùng đáy đã qua để bạn đọc cùng tham khảo. Một ngày nào đó lịch sử sẽ lặp lại một cách tương đồng. Tôi tin là vậy.
. Quá trình lao dốc và thiết lập vùng đáy từ 14/ 7 đến hết 6/10/2015
Quá trình lao dốc và thiết lập các vùng đáy từ 07/6/2013 đến 20/9/2013

 

Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2016

10 bài học từ Steve Jobs cho công việc và cuộc sống

Steve Jobs không chỉ là người có tầm nhìn xa trông rộng mà còn là bậc thầy trong diễn thuyết, với những phát biểu ấn tượng sâu sắc khó quên
2015/01/img_6900.jpg
Tính cách của Steve Jobs và những nỗ lực của ông đã làm thay đổi cả thế giới. Ông là đồng sáng lập của Apple – công ty có giá trị hàng đầu thế giới. Ông cũng là người có tầm nhìn xa trông rộng trong giới công nghệ, và là tác nhân thay đổi bộ mặt của ngành công nghiệp phần mềm và phần cứng máy tính cho đến bây giờ. Ông cũng là một bậc thầy về những phát biểu có thể gây ấn tượng sâu sắc và dễ nhớ.
Dưới đây là 10 bài học vàng giúp bạn thành công trong cuộc sống, theo đúng phong cách của Jobs:
1. Hãy là người dẫn đầu trong việc sáng tạo và đổi mới
Steve Jobs từng phát biểu: “Đi đầu trong đổi mới chính là điểm phân biệt giữa một người lãnh đạo và người theo sau”. Không bao giờ có giới hạn trong đổi mới sáng tạo, giới hạn duy nhất chính là trí tưởng tượng của bạn. Đã đến lúc bạn cần bắt đầu tư duy vượt trên những khuôn mẫu có sẵn.
Nếu như bạn hoạt động trong một nghành kinh doanh đang tăng trưởng, hãy suy nghĩ về những cách thức để hoạt động hiệu quả hơn, thân thiện với khách hàng hơn và kinh doanh dễ dàng hơn.
Nếu bạn đang ở trong một ngành kinh doanh đang suy thoái – hãy ra khỏi đó thật nhanh và thay đổi trước khi bạn bị chính nó đào thải. Và hãy nhớ rằng ở đây trì hoãn không phải là sự lựa chọn. Hãy bắt đổi đổi mới ngay bây giờ!
2. Luôn theo đuổi sự xuất sắc
Không có con đường tắt nào đến với sự xuất sắc ngoài việc cam kết tạo nên sự xuất sắc và coi đó là ưu tiên hàng đầu của mình. Hãy sử dụng tài năng, khả năng, và kỹ năng của bạn theo cách tốt nhất có thể và đi trước những người khác bằng cách cố gắng thêm một chút. Luôn sống theo một tiêu chuẩn cao hơn và để tâm đến những chi tiết thực sự tạo nên sự khác biệt. Xuất sắc không khó – chỉ đơn giản là hãy quyết định cố gắng một cách tốt nhất ngây bây giờ – và bạn sẽ ngạc nhiên với những gì mà cuộc sống mang đến cho bạn. Theo Steve Jobs thì “hãy là một thước đo của chất lượng. Một số người không quen với môi trường đòi hỏi sự xuất sắc”.
3. Hãy làm điều bạn thích
Steve Jobs thường quan niệm: “Cách tốt nhất để làm tốt công việc là yêu những gì bạn làm. Nến bạn vẫn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng yên vị. Hãy hướng trái tim mình với tất cả mọi vấn đề, bạn sẽ nhận ra khi bạn tìm thấy nó”
Hãy tìm một công việc mang đến cho bạn cảm giác có ý nghĩa, có phương hướng và sự hài lòng trong cuộc sống. Bạn hãy luôn có ý thức về mục đích và phấn đấu hướng tới những mục tiêu mang lại ý nghĩa cho cuộc sống, phương hướng và sự hài lòng. Nó không chỉ góp phần vào sức khỏe và tuổi thọ, mà còn làm cho bạn cảm thấy tốt hơn trong những giờ phút khó khăn.
4. Hãy “cho” đừng chỉ “nhận”
Jobs đã phát biểu: “Bạn biết đấy, chúng ta không tạo nên đa số thực phẩm mà chúng ta ăn. Chúng ta mặc quần áo do người khác làm ra. Chúng ta nói ngôn ngữ do người khác phát triển. Chúng ta dùng toán học do người ta tạo ra … Ý tôi là, chúng ta liên tục nhận. Cái cảm giác khi tạo nên một cái gì đó được lưu giữ lại trong bể kiến thức và kinh nghiệm của con người sẽ ngây ngất tuyệt vời đến nhường nào”
Còn chần chờ gì nữa? Bạn hãy sống một cách có trách nhiệm về đạo đức. Hãy tạo nên sự khác biệt trong thế giới này và đóng góp cho những điều tốt đẹp hơn bằng tất cả khả năng bạn có. Bạn sẽ nhận ra rằng nó mang lại nhiều ý nghĩa cho cuộc sống và là Phuong thuốc cho sự buồn chán của bạn. Thêm vào đó, hãy chia sẻ với những người khác về những điều bạn đang làm, có thể bạn sẽ tìm được những người bạn đồng hành.
2015/01/img_6901.jpg
5. Chữ “tâm” là điều cần phải có đầu tiên
Hãy tự khởi đầu suy nghĩ từ chữ tâm, bắt đầu mọi tư duy như một đứa trẻ mới mọi thứ xung quang, tò mò, tự hỏi và tìm câu trả lời, đó là cách mà người ta thành công trong những sự sáng tạo. Như Jobs đã nói: “Có một từ trong Phật giáo, đó là ‘Con người cần là chữ tâm’. Thật tuyệt vời chữ tâm là cái con người cần có trước tiên”.
6. Tắt ti vi và máy tính đi, hãy suy nghĩ nhiều hơn
Các nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu chứng minh các tác động tiêu cực về tinh thần và đạo đức mà TV mang lại, đa số người xem tivi biết rằng thói quen của họ gây ra sự trì trệ suy nghĩ và lãng phí thời gian, nhưng họ vẫn xem. Vì thế, hãy tắt tivi đi để làm việc và suy nghĩ tốt hơn, nhưng hãy lưu ý, bạn cũng có thể khiến bộ não thôi hoạt động cả khi sử dụng máy tính. Jobs hài hước so sánh: “Về cơ bản, chúng ta nghĩ rằng khi bạn xem TV thì não bộ sẽ thôi hoạt động; và bạn muốn nó hoạt động trở lại khi bạn làm việc trên máy tính”.
7. Hãy dám chấp nhận thất bại
Không hề có một người thành công nào mà không thất bại hoặc phạm phải sai lầm, có những người thành công đã phạm phải sai lầm và họ thay đổi cuộc sống để sửa chữa các sai lầm đó, và họ tránh được trong những lần sau. Họ xem sai lầm là sự cảnh báo chứ không phải là dấu hiệu của sự bất cập vô vọng.
8. Hãy sử dụng nguyên tắc của Socrates
Jobs sẵn sàng “đánh đổi toàn bộ công nghệ của mình để đổi lấy một buổi chiều với Socrates”, cũng như Cicero nói về Socrates rằng, “Ông ấy mang triết lý xuống từ bầu trời và đưa vào cuộc sống của loài người.” Vì vậy, hãy sử dụng nguyên tắc của Socrates trong cuộc sống, trong công việc, trong học tập và trong các mối quan hệ của bạn. Điều đấy thực sự không phải về Socrates, mà nó thực sự là về bạn, và làm sao mà bạn có thể mang lại sự thật, cái đẹp và cái tốt vào trong cuộc sống của bạn mỗi ngày.
9. Tìm ra mục đích lớn lao của cuộc đời
Job nói rằng: “Chúng ta ở đây là để tạo nên vết lõm trong vũ trụ. Nếu không thì tạo sao chúng ta lại ở đây?” Chúng ta đều sinh ra với một món quà để cho đi trong cuộc sống, một món quà chứa đựng tất cả những ham muốn, sở thích, niềm đam mê và sự tò mò. Món quà này, trên thực tế, là mục đích của chúng ta. Và bạn không cần ai cho phép để quyết định mục đích của riêng bạn. Không ông chủ, giáo viên, cha mẹ… hay bất kỳ cơ quan có thẩm quyền nào khác có thể quyết định điều này cho bạn. Hãy đi tìm cái mục đích duy nhất ấy.
10. Thời gian là thứ vô giá, đừng lãng phí một giây nào
Jobs luôn tin tưởng rằng: “Thời gian của bạn là có hạn, vì thế đừng lãng phí nó vào việc sống một cuộc sống của người khác. Đừng bị mắc kẹt bởi những giáo điều – đó là sống với các kết quả của suy nghĩ của người khác. Đừng để tiếng ồn của các ý kiến của những người khác nhấn chìm tiếng nói trong bạn. Và quan trọng hơn hết, hãy có can đảm để đi theo trái tim và trực giác của mình. Chúng ta, bằng cách nào đó, biết được những gì mà bạn thực sự muốn trở thành. Tất cả mọi thứ khác chỉ là thứ yếu.”
Mỗi bài học trên đây có thể tạo ra các khó khăn trong việc hòa nhập vào cuộc sống của bạn lúc đầu, nhưng nếu bạn biến nó thành thói quen, từng cái một, bạn sẽ nhận thấy một sự cải thiện ngay lập tức trong cuộc sống và công việc. Vì vậy, hãy tiến lên và hãy cho chúng ta một cơ hội.

Thói quen cuối tuần của những người cực kỳ thành công

CEO Walt Disney thức dậy lúc 4h30 sáng, Steve Jobs dành thời gian cho gia đình, còn Warren Buffett chơi ukulele.
 
Thói quen cuối tuần của những người cực kỳ thành công  
1. Robert Iger - CEO Walt Disney: Dậy sớm
Tất nhiên, Robert Iger không phải là lãnh đạo duy nhất thức dậy lúc 4h30 mỗi sáng. Những người thành công thường không đi ngủ trước 2 giờ sáng Chủ nhật. Thậm chí, họ thức đến 11 giờ sáng. Theo một kết quả nghiên cứu, não người hoạt động tốt nhất trong 2 tiếng rưỡi đến 4 tiếng sau khi thức dậy. Vì thế, hãy dậy sớm.
 
Thói quen cuối tuần của những người cực kỳ thành công  
2. Benjamin Franklin - một trong những "cha đẻ" của nước Mỹ: Lập kế hoạch
Rõ ràng Franklin luôn tự hỏi: "Hôm nay, mình sẽ làm gì đây?" vào mỗi sáng. Những người thành công biết rõ tầm quan trọng của việc đặt ra mục tiêu mỗi ngày, ngay cả vào cuối tuần.
 
Thói quen cuối tuần của những người cực kỳ thành công  
3. Timothy Ferriss - nhà văn: Không làm nhiều việc một lúc
Cuối tuần, bạn rất dễ bị cám dỗ làm nhiều việc một lúc, như chạy bộ trên máy tập trong khi vẫn gọi điện cho mẹ và kiểm tra tin tức trên mạng. Tuy nhiên, những người thành công đều hiểu rằng, làm nhiều việc một lúc sẽ giảm hiệu suất và cả tính hiệu quả. Thay vào đó, hãy làm từng việc một. Ferriss khuyến khích mọi người chỉ nên đặt ra 2 mục tiêu hoặc nhiệm vụ mỗi ngày, để đảm bảo năng suất lao động và hoàn thành công việc.
 
Thói quen cuối tuần của những người cực kỳ thành công  
4. Anna Wintour  - tổng biên tập tạp chí Vogue: Luôn năng động
Wintour luôn chơi tennis 1 giờ mỗi ngày. Và bà cũng không phải là người duy nhất dành thời gian để chơi thể thao. Richard Branson luôn sẵn sàng hoạt động tay chân với môn lướt ván diều. Ông còn thích chạy marathon nữa. Những người thành công cho rằng, hoạt động cơ thể sẽ giúp trí óc linh hoạt hơn, dù là vào cuối tuần.
 
Thói quen cuối tuần của những người cực kỳ thành công  
5. Steve Jobs - cố CEO Apple: Ưu tiên việc quan trọng hơn
Thứ quan trọng chính là những điều bạn không phải thay đổi thế giới để có được nó. Và cuối tuần chính là thời gian bạn nhắc nhở bản thân về những điều mình đã lãng quên này. Nó sẽ giúp bạn cân bằng giữa cuộc sống và công việc.
Dành thời gian đi chơi với bạn bè, con cái hoặc người yêu có thể không trực tiếp làm tăng lợi nhuận cho bạn trong ngày hôm đó, cũng không thể giúp bạn "tỏa sáng" trước đám đông. Nhưng như vậy không có nghĩa là điều đó không quan trọng. Ngay cả Tổng thống Mỹ - Barrack Obama cũng dành thời gian ăn cơm tối với gia đình.
 
Thói quen cuối tuần của những người cực kỳ thành công  
6. Warren Buffett - CEO Berkshire Hathaway: Dành thời gian cho những sở thích riêng
Warren Buffett được xem như nhà đầu tư thành công nhất của thế kỷ 20. Tuy nhiên trong thời gian rảnh rỗi, ông lại thích chơi đàn ukulele. Những người thành công thường là người rất thú vị và chính sở thích của họ làm nên sự thú vị đó.
Tất nhiên, chơi golf vào những ngày thứ Bảy cũng là phương cách hữu hiệu để kết nối và tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Nhưng ngay cả những trò chơi dành cho một người, như đan lát (Meryl Streep - nữ diễn viên người Mỹ) hay vẽ tranh sơn dầu (cựu Tổng thống Mỹ - George Bush), cũng có thể giúp bạn thành công hơn vì thúc đẩy trí sáng tạo và giải tỏa căng thẳng.
 
Thói quen cuối tuần của những người cực kỳ thành công  
7. Oprah Winfrey - CEO của kênh truyền hình Oprah Winfrey Network: Thiền
Oprah Winfrey được tạp chí Forbes bầu chọn là người quyền lực nhất năm 2013, thường dành 20 phút mỗi ngày (chia làm hai lượt) để ngồi thiền. Ngày nay, nhiều công ty trên thế giới đã công nhận lợi ích của việc ngồi thiền để giải tỏa căng thẳng, cải thiện năng suất lao động, phát huy óc sáng tạo và duy trì sức khỏe.
Cuối tuần thường là khoảng thời gian bận rộn hơn so với ngày thường, bởi chúng ta cứ cố gắng nhồi nhét công việc, chơi thể thao, họp gia đình, tham gia các hoạt động xã hội,...chỉ vỏn vẹn trong 48 giờ. Nhưng những người thành công thường dành thời gian trong ngày, kể cả cuối tuần, để ngồi thiền.
 
Thói quen cuối tuần của những người cực kỳ thành công  
8. Bill Gates – nhà sáng lập Microsoft: Dành thời gian để rút kinh nghiệm cho bản thân
Tỷ phú từng nói rằng: "Ăn mừng cho thành công là điều nên làm, nhưng quan trọng hơn là phải rút ra được bài học từ thất bại". Mỗi ngày, chúng ta nên tự rút kinh nghiệm cho bản thân. Nhưng thời điểm thích hợp nhất cho việc này là cuối tuần. Bạn có thể rút ra bài học từ tuần này và hướng tới cải thiện trong tuần tiếp theo.
 
Thói quen cuối tuần của những người cực kỳ thành công  
9. Richard Branson – nhà sáng lập Virgin Group: Làm tình nguyện
Tỷ phú Richard Branson cho rằng: "Sẽ rất tuyệt vời nếu bạn tập trung suy nghĩ về một số vấn đề như y tế, nghèo đói, bảo tồn và biến đổi khí hậu. Chúng sẽ giúp bạn nạp lại năng lượng cho bộ óc tư duy khi chuyển sang những lĩnh vực khác". Những người thành công đều đồng tình với câu nói của nhà văn Anne Frank rằng: "Không ai nghèo đói vì đã cho đi".
Tom Corley từng nghiên cứu giới nhà giàu trong 5 năm liên tiếp trước khi viết cuốn sách "Wealthy Habits: The Daily Success Habits of Wealthy Individuals" (Thói quen của giới nhà giàu: Thói quen hàng ngày dẫn tới sự thành công của những người giàu có). Kết quả là, 73% người giàu đều làm tình nguyện trên 5 tiếng mỗi tháng.
 
Thói quen cuối tuần của những người cực kỳ thành công  
10. Jack Dorsey - CEO Twitter: Nghỉ ngơi
Jack Dorsey nổi tiếng vì làm việc 16 giờ mỗi ngày, từ thứ Hai đến thứ Sáu. Tuy nhiên, "Thứ 7 là ngày tôi nghỉ ngơi và đi lang thang. Còn chủ nhật là thời gian để rút kinh nghiệm, nhận phản hồi, vạch chiến lược và chuẩn bị sẵn sàng cho những ngày tiếp theo", Dorsey nói.

Kim Dung (theo Lifehack)