Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2018

Giàu hay nghèo không phải do định mệnh, tất cả đều phụ thuộc vào những thói quen hàng ngày của bạn

Chúng ta hay tự an ủi chính mình rằng: Giàu hay nghèo là do số phận. Thực tế, không ai có thể quyết định số phận của bạn ngoại trừ chính bạn và các thói quen hàng ngày chính là công cụ để bạn tạo dựng cuộc sống của chính mình. 

Giàu hay nghèo không phải do định mệnh, tất cả đều phụ thuộc vào những thói quen hàng ngày của bạn
Các nhà nghiên cứu của đại học Indiana cho biết, khi bạn rèn luyện một thói quen có tác động tích cực tới cuộc sống của bạn, nó sẽ tự động cải thiện các lĩnh vực khác có liên quan. Giải thích điều này chính là những thói quen chủ chốt.

Thói quen chủ chốt là những hành vi có tính ảnh hưởng, là chất xúc tác để sinh ra các thói quen liên quan khác. Ví dụ như tập aerobic hàng ngày là thói quen chủ chốt. Các nhà nghiên cứu nhận thấy, những người tập aerobic cũng có thói quen ăn uống lành mạnh. Họ ít hút thuốc lá, kiên nhẫn hơn với người khác. Họ cũng dùng thẻ tín dụng ít hơn và ít bị căng thẳng hơn. Điều này sẽ cải thiện sức khỏe tổng thể của những người này.

Những người có thói quen dọn giường buổi sáng có năng suất lao động tốt hơn, họ có cuộc sống dường như thoải mái, sung túc hơn. Tập thể dục đều đặn, dọn giường mỗi sáng… là những thói quen chủ chốt. Chúng tạo ra chuỗi phản ứng giúp cho các thói quen tích cực khác chiếm ưu thế.

Trong khi đó, thói quen luôn trích 10% thu nhập hàng tháng để tiết kiệm có thể kéo theo các thói quen tích cực khác như bạn sẽ thường xuyên sử dụng phiếu giảm giá, tiết kiệm, tái đầu tư vốn...

Thói quen xấu như nằm dài trên sofa và xem tivi có thể kéo theo các thói quen xấu như ăn vặt liên tục, lười vận động... Những thói quen xấu như tiêu nhiều hơn khả năng kiếm tiền, cũng kéo theo các thói quen tệ hơn như sử dụng quá định mức của thẻ tín dụng, mượn tiền từ gia đình, bạn bè, ngân hàng... mà không có khả năng hoàn trả. Sự căng thẳng khi đối mặt với các khoản nợ cũng khiến bạn dần lún sâu vào các thói quen xấu như ăn thức ăn nhanh, uống tượu hay dùng các chất kích thích để quên đi sự đời.

Khi bạn kiên trì theo đuổi ước mơ của mình, điều đó sẽ kéo theo những thói quen có ích như đọc nhiều sách để phát triển bản thân, học thêm các kỹ năng mới, tìm kiếm một người dẫn dắt...Và kết quả là, bạn sẽ có kiến thức và kỹ năng để thực hiện công việc hiệu quả, đạt được mục tiêu của mình sớm hơn.

Ngược lại, thói quen cố giữ công việc mà bạn chán ghét chỉ vì sự ổn định có thể dẫn tới sự căng thẳng kéo dài và hàng loạt các thói quen tệ hại khác như lười biếng, sống không mục đích, trở thành một "zombie công sở" và chắc chắn chẳng bao giờ làm nên thành tích gì.
Giàu hay nghèo không phải do định mệnh, tất cả đều phụ thuộc vào những thói quen hàng ngày của bạn - Ảnh 1.
Thói quen hàng ngày sẽ quyết định bạn là ai trong cuộc đời này.

Đó là lí do tại sao, việc theo đuổi những thói quen tốt rất quan trọng: Những thói quen tốt sẽ dẫn đến nhiều thói quen tốt hơn. Và ngược lại, những thói quen xấu dẫn bạn đến nhiều điều tệ hại hơn. Thói quen chính là hệ thống kiểm soát cuộc sống của bạn. Nếu mục tiêu của bạn là được khỏe mạnh, hạnh phúc và thành công, những thói quen tốt hàng ngày sẽ đưa bạn tiến gần hơn với mục tiêu.

- Nếu bạn đọc sách mỗi ngày để có thêm kiến thức trong cuộc sống và tích lũy thêm các kỹ năng cho công việc, bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn, sẵn sàng trước những cơ hội tốt và có thể kiếm được nhiều tiền hơn...

- Nếu bạn nghĩ bạn không thể thành công, niềm tin đó sẽ là rào cản khiến bạn không có động lực để làm những điều khác biệt, chấp nhận các thử thách và bỏ lỡ những cơ hội để trở nên giàu có.

- Thói quen tiêu tiền không có kế hoạch, vượt mức thu nhập sẽ khiến tài sản của bạn sớm khánh kiệt. Nếu bạn chi tiêu hợp lý, phù hợp với mức thu nhập của bản thân và đầu tư thật thận trọng, khi về già bạn sẽ sống thảnh thơi mà không phải lo nghĩ về tài chính.

- Nếu kiên trì theo đuổi một giấc mơ, bạn sẽ có cơ hội trở nên giàu có của bạn sẽ tăng lên gấp 10 lần.

- Nếu bất kỳ điều gì bạn làm cũng tạo ra ý nghĩa tích cực cho cuộc sống của người khác, có thể nó sẽ trở thành nguồn thu nhập của bạn và giúp bạn trở nên giàu có hơn cả về vật chất và tinh thần.

Giàu và nghèo không phải do định mệnh hay hoàn cảnh. Chính bạn là người quyết định vận mệnh của mình, và các thói quen là một phần quan trọng trong con đường đi tới mục tiêu cuối cùng của cuộc sống.

Thu Lam
Theo Thời đại/CNBC

Nguyên tắc 1%: Tại sao tiền lại cứ đổ vào nhà giàu? Bạn hoàn toàn có thể làm được điều tương tự nếu hiểu rõ điều này

Bạn chỉ cần có một chút gì đó hơn đối thủ, giỏi hơn một chút so với đồng nghiệp và cứ thế tích lũy thêm từng ngày, bạn sẽ có được tất cả. 

Câu chuyện bắt đầu vào những năm 1800 – không ai nhớ chính xác là ngày tháng năm nào, người đàn ông tên Vilfredo Pareto đang làm vườn và chợt nhận ra một điều thú vị: có một số lượng nhỏ cây đậu trong vườn tạo ra sản lượng chủ yếu. Hay nói cách khác, thành quả chung của cả vườn đậu Hà Lan hóa ra đến từ một số lượng cây rất nhỏ.

Vốn là một nhà toán học lại đam mê làm vườn, ông nhanh chóng có sự liên tưởng giữa những cây đậu trong vườn với nền kinh tế chung. Từ đó, một nguyên tắc kinh tế được ra đời, thậm chí ảnh hưởng và đúng đắn đến tận sau này.
Nguyên tắc 1%: Tại sao tiền lại cứ đổ vào nhà giàu? Bạn hoàn toàn có thể làm được điều tương tự nếu hiểu rõ điều này - Ảnh 1.
Vilfredo Pareto.

Nguyên tắc Pareto

Ở thời điểm phát hiện ra điều thú vị trong vườn đậu, Pareto cũng đang nghiên cứu về sự giàu có của nhiều quốc gia mà gần nhất là Ý – quê hương của chính ông. Bất ngờ thay, ông nhận ra khoảng 80% diện tích đất ở Ý thuộc về chỉ 20% dân số. Giống hệt như vườn đậu của ông, hóa ra lượng lớn của cải lại chỉ được sở hữu bởi một nhóm người nhỏ.

Pareto tiếp tục phân tích số liệu ở các quốc gia lân cận và mô hình này dần rõ ràng hơn. Chẳng hạn, sau khi xem qua hồ sơ thuế thu nhập của Anh, ông nhận thấy rằng khoảng 30% dân số tạo nên tới 70% thu nhập chính của cả nước. Dù các con số, tỷ lệ ở các quốc gia là khác nhau nhưng rõ ràng, xu hướng này là nhất quán (số người nhỏ sở hữu tài sản lớn). Từ đây, ông đã mạnh dạn công bố Nguyên tắc Pareto (hay Nguyên tắc 80/20) để chỉ tính tương đối trong sở hữu tài sản.

Trong khoảng thời gian tiếp theo, nghiên cứu của ông lập tức trở thành hiện tượng trong giới kinh tế. Họ nhanh chóng nhận ra nguyên tắc này hóa ra lại chính xác và đúng đắn ở khắp mọi nơi.
Cho đến tận ngày nay, nguyên tắc 80/20 đã trở nên phổ biến trong rất nhiều lĩnh vực, từ thể thao đến bất động sản, công nghệ thông tin… Nhưng vì sao điều này lại xảy ra? Vì sao chỉ một lượng nhỏ người, nhóm hay tổ chức lại có thể gặt hái được quá nhiều thành quả? Để trả lời câu hỏi này, hãy quay lại với các yếu tố tự nhiên.

- Sức mạnh của sự tích lũy. Hãy lấy ví dụ với rừng Amazon, một trong những hệ sinh thái đa dạng nhất trên Trái Đất. Các nhà khoa học đã thống kê, có tới 16.000 loại cây khác nhau trong khu rừng này, nhưng 50% diện tích rừng là sự hiện diện của 227 loài cây (chỉ 1,4% số lượng cây).

- Tại sao lại thế? Hãy tưởng tượng có 2 cái cây được trồng cạnh nhau, độc lập. Mỗi ngày chúng phải đấu tranh lẫn nhau để có thêm ánh sáng và dinh dưỡng từ đất. Nếu như, chỉ một cây có lợi thế, lớn nhanh hơn, ăn khỏe hơn cây còn lại, nó sẽ vươn cao hơn, đón ánh nắng nhiều hơn, rễ to hơn và hút dinh dưỡng tốt hơn.

Từ lợi thế này, cái cây kia lớn nhanh vượt trội và bắt đầu sinh sản, cho phép “con cháu” của nó lan rộng. Quá trình này lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi các loại cây lớn khỏe hơn đã rải rác khắp khu rừng.

Các nhà nghiên cứu gọi đây là lợi thế tích luỹ, một ưu thế nhỏ ban đầu sẽ dần tích lũy thành những thứ to lớn về sau.

Hiệu ứng "Người thắng có tất cả"
Nguyên tắc 1%: Tại sao tiền lại cứ đổ vào nhà giàu? Bạn hoàn toàn có thể làm được điều tương tự nếu hiểu rõ điều này - Ảnh 2.
Những điều tương tự như khu rừng Amazon cũng xảy ra trong chính cuộc sống của chúng ta.
Cũng giống như cái cây, con người phải cạnh tranh lẫn nhau ở một số tài nguyên nhất định. Các chính trị gia cạnh tranh vì số phiếu bầu, những tác giả sách cạnh tranh cho đầu sách bán chạy còn những vận động viên thì cạnh cho để giành tấm huy chương vàng, các chương trình truyền hình thì cạnh tranh để được chiếu vào khung giờ vàng…

Kết quả của sự cạnh tranh này đôi khi đến từ những chênh lệch rất rất nhỏ. Giống như tấm huy chương vàng bơi lội chỉ cách nhau 1/100 giây chạm đích mà thôi. Người chiến thắng sẽ có cả giải thưởng, vinh quang, tiền bạc và cảm giác chiếm lĩnh thị trường. Trong khi người thua cuộc, dù kết quả rất sát sao thì lại có cảm giác mất trắng, ví dụ như vậy.

Phần thưởng khổng lồ mang tên "Người thắng có tất cả" này thực chất bắt nguồn từ sự khác biệt nhỏ về hiệu suất. Ở một xã hội mà sự cạnh tranh và so sánh xảy ra liên tục thì chỉ cần ‘nhỉnh’ hơn một chút so với đối thủ là bạn đã trở thành người chiến thắng. Từ một lợi thế nhỏ ban đầu, người thắng có thể vươn lên dẫn đầu rất nhanh, rất mạnh mẽ.

Từ "Người thắng có tất cả" đến "Người thắng chiếm phần lớn"
Bạn có thể thấy, từ người chiến thắng trong một cuộc thi/cuộc đua, người ta bắt đầu giành được nhiều chiến thắng hơn trong cuộc sống. Họ nhận được sự quan tâm, tiền bạc và những mối đầu tư làm ăn, họ tích lũy những lợi thế đó để phát triển mạnh mẽ hơn và dễ dàng giành chiến thắng trong khoảng thời gian tiếp theo. Đó là lúc nguyên tắc 80/20 phát huy.
Nguyên tắc 1%: Tại sao tiền lại cứ đổ vào nhà giàu? Bạn hoàn toàn có thể làm được điều tương tự nếu hiểu rõ điều này - Ảnh 3.
Nếu một doanh nghiệp có công nghệ sáng tạo hơn một doanh nghiệp khác thì nhiều người sẽ mua sản phẩm của họ. Khi doanh nghiệp kiếm được nhiều tiền hơn, họ có thể đầu tư thêm công nghệ, trả lương cao hơn, và thuê người tốt hơn. Đến lúc đối thủ của họ bắt kịp thì họ đã có những khách hàng trung thành của mình. Đó là lý do có những công ty thống trị ngành công nghiệp.

Nếu một tác giả xuất hiện trong danh sách bán chạy nhất, thì các nhà xuất bản sẽ quan tâm nhiều hơn đến cuốn sách tiếp theo của họ. Khi cuốn sách thứ hai xuất hiện, nhà xuất bản sẽ đặt nhiều tài nguyên hơn và tiếp thị mạnh mẽ hơn, giúp họ dễ dàng có tên trong danh sách bán chạy nhất lần thứ hai. Chẳng bao lâu bạn bắt đầu hiểu tại sao một vài cuốn sách bán hàng triệu bản trong những cuốn khác với cùng nội dung lại chỉ chật vật ở vài trăm nghìn bản.

Sự quay vòng đó khiến cho nguồn tài nguyên đổ dồn về phía số ít những người may mắn và có lợi thế nhỉnh hơn một chút, và họ dần chiếm lĩnh thị trường nhiều hơn. Trong khi đó, những người ít lợi thế hơn càng ngày càng mất đi thị trường. Bạn đã rõ nguyên tắc 80/20 vận hành như thế nào rồi đấy!
Nguyên tắc 1%: Vì sao có một số người, nhóm hay tổ chức chiếm được phần lớn những thứ tuyệt vời trong cuộc sống?
Nguyên tắc 1%: Tại sao tiền lại cứ đổ vào nhà giàu? Bạn hoàn toàn có thể làm được điều tương tự nếu hiểu rõ điều này - Ảnh 4.
Lợi thế nhỏ thời điểm ban đầu có thể tích lũy để trở thành khác biệt lớn theo thời gian. Đây là một trong những lý do vì sao thói quen tốt lại quan trọng. Những con người, tổ chức làm được nhiều thứ đúng đắn, đều đặn sẽ có cơ hội thành công cao hơn và chiếm hữu được nhiều thứ hơn theo thời gian.
Bạn chỉ cần có một chút gì đó hơn đối thủ, giỏi hơn một chút so với đồng nghiệp, nhưng nếu giữ được phong độ, ngày qua ngày bạn có thể xoay vòng sự thành công của mình và cứ một lần bỏ xa đối thủ hơn một chút. Và theo như hiệu ứng "Người thắng có tất cả", bạn sẽ sớm nhận được những phần thưởng xứng đáng.

Chúng ta có thể gọi đây là nguyên tắc 1%. Những người chỉ có 1% vượt trội, dù rất nhỏ thôi nhưng cộng với niềm tin và sự kiên trì thì sẽ là người có tất cả. 

Tất nhiên, để có được sự vượt trội, chiếm lĩnh khi trường thì bạn bồi dưỡng khác biệt, lợi thế của mình, giữ vững phong độ và có đủ thời gian để phát triển chính mình thì thành công mới tìm đến. 


Minh An
Theo Trí thức trẻ/Medium

Thứ Ba, 6 tháng 3, 2018

25 câu nói có thể thay đổi cuộc đời: Bây giờ đọc vẫn chưa muộn!

25 câu nói có thể thay đổi cuộc đời: Bây giờ đọc vẫn chưa muộn!

Cuộc sống, hoàn cảnh không phải lúc nào cũng thuận theo lòng người. Tuy nhiên, thái độ mà chúng ta nhìn cuộc đời lại hoàn toàn có thể thay đổi theo suy nghĩ của chúng ta.


Các chuyên gia tâm lý chỉ ra rằng, càng nghĩ về những điều tốt đẹp, đời người sẽ cảng rộng mở; càng nghĩ về những điều tồi tệ, đời người sẽ càng ì ạch, chậm tiến.
Hãy suy ngẫm 25 câu nói dưới đây, có thể chúng sẽ giúp thay đổi cuộc đời bạn theo hướng tích cực.

1. Mỗi người đều sẽ có ngày phải về hưu nhưng không phải ai về hưu rồi cũng có bảo hiểm khi về già.

2. Khi một việc được tất cả mọi người xem là cơ hội thì thực ra, nó đã không còn là cơ hội nữa rồi.

3. Đừng nên ôm khư khư quá khứ mà không chịu buông tay, cự tuyệt quan điểm cũng như thách thức mới.

4. Sinh mệnh không nằm ở việc bạn sống được lâu hay ngắn mà nằm ở việc bạn ngộ ra những điều tốt đẹp sớm hay muộn.

5. Cá sống có thể bơi ngược dòng, cá chết mới bị đánh trôi đi theo sóng nước.

25 câu nói có thể thay đổi cuộc đời: Bây giờ đọc vẫn chưa muộn! - Ảnh 1.

6. Thành bại trong đời người khác nhau chỉ ở một suy nghĩ.

7. Tuổi trẻ là nguồn vốn đầu tư nhưng nếu không có sự nỗ lực, nó cũng sẽ chẳng còn giá trị gì.

8. Người trí tuệ tạo ra cơ hội, kẻ mạnh nắm lấy cơ hội và kẻ yếu đợi cơ hội.

9. Trên trời, đẹp nhất là các vì sao; trong nhân gian, đẹp nhất là sự chân tình.

10. Những gì cho đi là có hạn nhưng những gì thu lại được sẽ là vô hạn.

11. Trên đời này thứ gì cũng có thể để mất nhưng đừng để mất hy vọng và niềm tin.

12. Chiến thắng kẻ địch một vạn lần cũng không bằng chiến thắng bản thân một lần.

13. Giàu ở chỗ biết đủ, quý ở chỗ có thể thoát tục, nghèo ở chỗ kém hiểu biết, thấp kém ở chỗ không có dũng khí.

14. Khi bạn đặt niềm tin ở chính mình, bạn sẽ luôn luôn tràn đầy sức mạnh.

15. Tính toán với người trước mặt sẽ đánh mất tương lai.

16. Người khác xem thường bạn là điều bất hạnh; tự mình xem thường mình, càng bất hạnh hơn.

17. Dạy con trẻ những quan niệm đúng đắn mới có thể mong khi trưởng thành, đứa trẻ đó trở thành nhân tài.

18. Đôi khi, vô sản lại là một khối tài sản, nó khiến cho người nghèo hành động để thay đổi vận mệnh.
25 câu nói có thể thay đổi cuộc đời: Bây giờ đọc vẫn chưa muộn! - Ảnh 2.

19. Con người thường hay lấy những thứ sách vở ra phán đoán những sự vật vô tri, lấy lý luận sai lầm ra là kết luận chính xác.

20. Thà nhất thời bị người ta cười vào mặt chứ không thể để bị cười cả đời.

21. Có thể chịu được nỗi khổ mà người khác không thể chịu, nhịn cơn giận mà người khác không thể nhịn, làm được việc người khác không thể làm, bạn sẽ được hưởng thụ tất cả những thứ người khác không được hưởng thụ.

22. Không nhìn thấu sự vật, khổ nửa đời, không nhìn thấu con người, khổ cả đời.

23. Người thông minh nhất trên đời là người biết tận dụng kinh nghiệm mà người khác phải đổ máu mới có được làm kinh nghiệm của bản thân; còn người ngu dốt nhất trên đời gọi thứ trải nghiệm mà bản thân không cần phải "sứt đầu mẻ trán" đánh đổi là kinh nghiệm.

24. Chúng ta có thể mất những năm tháng tuổi thơ những không bao giờ được để mất trái tim trẻ thơ trong con người mình.

25 câu nói có thể thay đổi cuộc đời: Bây giờ đọc vẫn chưa muộn! - Ảnh 3.

25. Cho người khác tiền là hạ sách, cho người khác năng lực là giải pháp trung bình còn cho người khác quan niệm mới là thượng sách.

Đời người, điều quan trọng không phải là bạn có bao nhiêu tài sản. Điều quan trọng hơn thế là bạn có một trái tim thuần khiết, đẹp đẽ hay không. Đây là những yếu tố quan trọng để đánh giá cuộc sống của con người.

Đối xử tử tế với người xung quanh là cách để chúng ta sống trọn vẹn cuộc đời. Ngược lại, những ai sống trong hận thù, oán trách sẽ chỉ khiến cuộc sống càng lúc càng bế tắc.

Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2018

10 việc không nên buông bỏ, nhất là những người ở độ tuổi từ 17 đến 70

Những việc dưới đây, nếu có thể kiên trì, chúng ta sẽ được hưởng lợi ích lâu dài.


1. Chú ý đến sức khỏe của bản thân

Sức khỏe là nguồn vốn lớn nhất đời người. Một người khỏe mạnh chính là một người may mắn, được ông trời quan tâm chiếu cố.

Trên thế giới này, đang có không biết bao nhiêu người không đủ khỏe mạnh để sống trọn một cuộc đời.

Sức khỏe là thứ có thể mất đi bất cứ lúc nào. Vì thế, khi còn trẻ, đừng lãng phí hoặc lạm dụng quá mức may mắn mà mình đang có. Hãy chăm sóc sức khỏe thật tốt, giống như người nông dân ngày ngày chăm sóc mảnh ruộng của họ vậy.

Nếu thấy sức khỏe có vấn đề, hãy đừng ngần ngại đi kiểm tra. Sức khỏe của con người cũng như một cái máy vậy, chữa càng sớm càng dễ.

Tuyệt đối hạn chế việc đánh đổi sức khỏe lấy tiền bạc. Mọi khoản nợ đều phải trả nhưng vận mệnh thường đòi nợ đúng lúc chúng ta tiều tụy, suy nhược nhất.

Trong đời, hãy sở hữu cho mình ít nhất một thói quen sống lành mạnh và duy trì nó mãi mãi. Điều này cần thiết cho tất cả mọi người, từ trẻ đến già, đặc biệt là những người ở độ tuổi trưởng thành.

 10 việc không nên buông bỏ, nhất là những người ở độ tuổi từ 17 đến 70 - Ảnh 1.

2. Luôn luôn có ước mơ

Ước mơ không phải là đặc thù của người trẻ tuồi mà nên được xem là một thói quen được duy trì suốt cả cuộc đời, là sự thăng hoa của tinh thần.

Người có ước mơ mới có thể có mục tiêu, có hy vọng, có tiền đồ. Quan trọng hơn, họ sẽ có dũng khí để vượt qua hiện thực phũ phàng, những điều chưa vừa ý. Bởi lẽ, họ biết rằng họ không chỉ sống ở thời khắc đó mà họ còn sống cho tương lai ở phía trước.

Trên thế giới này có vô số những việc đáng để học tập, để đầu tư. Và ước mơ cũng vậy, ước mơ là vô hạn để mỗi người theo đuổi tùy theo sở thích, khả năng và hoàn cảnh của bản thân.

3. Mãi mãi giữ thiện ý trong tâm

Thiện ý là đóa hoa tươi đẹp nhất của sinh mệnh. Khi chúng ta nỗ lực theo đuổi niềm vui, ngoảnh đầu nhìn lại, chúng ta sẽ nhận ra rằng, khi chúng ta giúp đỡ người khác, chúng ta đã tìm thấy thứ cần tìm.
Thiện ý không cần vốn đầu tư song lại có thể thu lợi nhuận một cách đáng kinh ngạc. Đừng lo sợ rằng lương thiện sẽ bị người khác thao túng trở nên mềm yếu, dễ bắt nạt, chỉ cần làm việc có nguyên tắc, thiện ý sẽ được ghi nhận và tán dương.

Dù ở độ tuổi nào, học được cách thông cảm và thấu hiểu cho người khác, đồng cảm, bao dung và tha thứ, chúng ta đều có thể khiến cho cuộc sống trở nên dễ dàng hơn.

Khi bạn nhận ra rằng niềm vui nỗi buồn mà bạn đang có, người khác cũng đang chia sẻ cùng, bạn sẽ không còn cảm thấy cô đơn.

 10 việc không nên buông bỏ, nhất là những người ở độ tuổi từ 17 đến 70 - Ảnh 2.

4. Luôn luôn tiếp nhận bản thân

Hãy luôn đối xử với bản thân một cách thành thật nhất. Bạn là người thế nào không do người khác miêu tả, đánh giá, càng không được để những người bạn không thích định nghĩa về mình.

Khi thành công, đừng kiêu ngạo. Khi thất bại, hãy dung nạp, chấp nhận bản thân.Khi chúng ta ở trong một thế giới tươi đẹp, hãy yêu bản thân.

Khi chúng ta ở trong những tháng ngày trầm lắng, những lúc bị đẩy khỏi sân chơi của sinh mệnh, chúng ta càng phải yêu bản thân hơn.

Yêu từng giây phút thuộc về mình, dù là tốt hay xấu, bởi đó là những thứ cấu thành nên chính con người ta.

5. Có đầu óc kinh doanh ở mức độ cơ bản nhất

Sự độc lập của một con người đầu tiên phải lấy sự độc lập về kinh tế làm cơ sở. Người không độc lập về kinh tế giống như đang để người khác nắm giữ vận mệnh của mình vậy, trong tâm sẽ luôn bất an.
Khi có khả năng kiếm tiền, phải tích cực kiếm tiền. Tiền không thể giải quyết mọi vấn đề khó khăn trên đời nhưng mọi vấn đề khó khăn trên đời đều ít nhiều liên quan đến tiền, nhờ có tiền mà tăng khả năng được giải quyết, cải thiện.

6. Kiên trì đọc sách

Đọc sách là cách giúp con người có thể đẩy lùi những lo lắng về những việc không vui đã được định sẵn trong đời như bệnh tật, tử vong.

Vì sao ư? Bởi những kiến thức mới mẻ, những điều tích cực được viết trong sách sẽ giúp ta nhìn thấy cả quá khứ và tương lai theo một góc rộng hơn, bao quát hơn, nhìn thấy một phạm vi tươi đẹp và trang nghiêm hơn.

Qua sách, chúng ta có thể hiểu được rằng sinh mệnh là có hạn nhưng nghệ thuật, cái đẹp, tôn giáo, triết học, văn hóa… sẽ mãi mãi sống, mãi mãi tồn tại và chúng sẽ thay chúng ta sống tiếp, sống mãi.
Khi trẻ tuổi, đọc sách có thể xóa sạch lớp sương mù phủ bóng tương lai mông lung.

Khi về già, đọc sách có thể hâm nóng dư vị của sinh mệnh.
Một cuốn sách chính là một thế giới. Ẩn mình vào thế giới đó, bạn có thể cách ly với những phiền não và những chuyện vụn vặt của hiện tại.

 10 việc không nên buông bỏ, nhất là những người ở độ tuổi từ 17 đến 70 - Ảnh 3.

7. Tận hưởng những mối quan hệ thân thiết

Được yêu là điều tốt đẹp, người yêu cũng là một điều tốt đẹp mà cuộc sống mang đến cho chúng ta.
Có người để dựa dẫm, đó là hạnh phúc. Được người khác dựa dẫm cũng là hạnh phúc.
Đời người không thể không có những mối quan hệ thân thiết và tình yêu, giống như cá không thể sống mà thiếu nước vậy.

Vì thế, hãy yêu thương mẹ cha, yêu bạn đời, bạn bè. Có tình yêu, hãy học cách nâng niu, hưởng thụ để không lãng phí những điều tốt đẹp.

8. Quan tâm đến những việc công cộng

Quan tâm đến cộng đồng, xã hội hoặc đất nước mình đang sống, không thoát ly hoặc chê trách thời đại mình đang số, đó là một trách nhiệm và nghĩa vụ của một công dân.

Mỗi con người sống ở hiện tại và là một bộ phận của lịch sử, là một bộ phận của trào lưu, thời đại. Chúng ta nên là những người chứng kiến sự phát triển của thời đại, thay đổi và sáng tạo, góp phần phát triển thời đại mình đang sống.

Không ai mười phân vẹn mười. Câu chuyện của thời đại có to, có nhỏ, điều quan trọng là mỗi chúng ta có đủ dụng tâm để viết lên những câu chuyện như thế hay không mà thôi.

9. Hình thành thói quen lắng nghe

Con người chỉ cần một thời gian ngắn để học nói nhưng phải cần đến cả đời để học giữ im lặng.
Người lúc nào cũng bắt người khác lắng nghe mình sẽ không dễ được người khác hiểu mà sẽ dần trở nên cô độc.

Bởi lẽ, không học cách lắng nghe sẽ chẳng thể có được sự giao lưu. Nói quá nhiều, nghe quá ít, điều đó cho thấy bạn chỉ quan tâm đến cảm xúc của bản thân và bạn đang tự xây một bức tường ngăn không cho người khác lại gần.

 10 việc không nên buông bỏ, nhất là những người ở độ tuổi từ 17 đến 70 - Ảnh 4.

10. Hòa giải với cuộc sống

Một trong những bài học khó nhất trong đời người chính là học cách hòa giải với cuộc sống.
Sống vài chục năm trên đời, mỗi người không ít thì nhiều đều sẽ bị cuộc sống "ngược đãi", bị một ai đó phụ lòng…

Oán trách, đau khổ, oan ức, không cam tâm… những cảm xúc tiêu cực đó không ngừng xuất hiện, để rồi chúng ta nhét tất cả vào một cái bao và còng lưng xuống vác, càng lúc càng nặng. Có đáng không? Có nên không?

Nếu cứ tiếp nhận những cảm xúc tiêu cực đó, thì cuối cùng, chính ta làm tổn thương ta, khiến cho niềm vui không bao giờ đến.

Quá khứ không thể thay đổi, vậy thì vương vấn, suy nghĩ nhiều để làm gì? Tại sao không buông bỏ, chấp nhận những gì đã qua để sống cho thanh thản?

Theo Nguyễn Nhung
Trí thức trẻ

Cuộc đời có 7 định luật lớn này, thuận theo thì sớm thành công, hạnh phúc, cố chống đối thì mãi "chật vật" đến già

Có những quy luật trong cuộc sống, dù bạn muốn tin hay không vẫn tồn tại. Đây là 7 quy luật lớn này bạn cần phải biết.


1. Luật hấp dẫn

"Một khi anh đã quyết chí thì cả vũ trụ sẽ giúp anh đạt được việc đó". Đây là một câu nói nổi tiếng trong cuốn sách Nhà giả kim, dạy cho chúng ta về sức mạnh tận cùng của ước mơ.

Bạn nói mình khao khát, bạn nói mình muốn thành công, bạn nói mình muốn lấy được người trong mộng...nhưng tất cả những gì bạn đang làm là ngủ đến 10 sáng, ngồi xem hài nhảm cả ngày, không đọc sách, lười lao động...thì đừng bảo sao luật hấp dẫn không phát huy tác dụng.

Như Jack Canfield, tác giả cuốn sách "Người nam châm" từng viết: "Mọi thứ bạn muốn đang chờ đợi bạn ngoài kia. Mọi thứ bạn muốn cũng "muốn" bạn nhưng bạn phải hành động để có được chúng. Vũ trụ muốn bạn thành công".

Hay nói đơn giản là nếu muốn trúng Vietlott, ít nhất (tối thiểu thôi) bạn phải mua một chiếc vé số đã chứ.

2. Luật tập trung

Nếu trường học dạy bạn cần học giỏi ở mọi môn, cả tự nhiên lẫn xã hội, thì trường đời lại trao thưởng cực kỳ hậu hĩnh cho những kẻ đứng đầu, xuất chúng trong một lĩnh vực.
Bạn có thể thích và muốn nhiều thứ: thích bóng đá, thích kinh doanh, thích đi học, muốn làm chồng đảm đang, muốn là đứa bạn tốt...nhưng định luật tập trung nói rằng bạn cần phải thực sự rất giỏi một thứ gì đó.

Dù là thợ sửa xe, dân thiết kế, hay chuyên bán đồ ăn qua mạng...chỉ cần bạn thực sự tập trung để đẫn đầu trong ngành mình lựa chọn, đời bạn sẽ nở hoa. Còn nếu cứ mãi "mỗi thứ biết một tí", thì bản chất của việc tập trung vào mọi thứ thì thực ra bạn đang không tập trung vào một điều gì.

3. Luật trách nhiệm

Rồi sẽ có lúc, bạn ngộ ra rằng không ai khác ngoài bạn, đơn độc làm chủ cái đầu của mình. Vậy nên, mọi thứ bạn nghĩ, mọi niềm tin bạn có, mọi việc bạn làm đến tận cùng đều là do bạn cả.
Nếu bạn làm ai tổn thương, đó là lỗi của bạn. Năm 20 tuổi vẫn nghèo có thể do lỗi của bố mẹ, nhưng 30 tuổi lương vẫn 7 triệu và than cuộc đời bất công thì đó là lỗi của bạn.

Ngưng đổi lỗi và nhận trách nhiệm cuộc đời vào bàn tay mình, hạnh phúc chắc chắc sẽ đến.

4. Luật kiên trì

Người thành công không bao giờ bỏ cuộc và người bỏ cuộc không bao giờ thành công. Tất nhiên là bạn có tạm dừng để nghỉ ngơi, chuyển hướng...nhưng không được từ bỏ.

Bạn kiên trì và nỗ lực bao nhiêu thì sẽ nhận lại được bấy nhiêu. Trên đời này, tôi hiếm khi gặp một ai dám nói: "Tôi đã thử hết mọi cách, tôi đã tìm đến mọi sự trợ giúp, tôi đã cố gắng hết sức mình...và tôi vẫn thất bại cả".

Vì sự thật là một khi bền bỉ và đặt hết tâm trí vào việc mình làm, tất yếu là định luật kiên trì sẽ tưởng thưởng cho bạn xứng đáng.

5. Luật nhân quả

Có lẽ sống đến giờ này, bạn cũng nghe rất nhiều đến câu "Gieo nhân nào, gặt quả đấy". Dù có muốn chối bỏ đến đâu, thì sau này bạn cũng ngộ ra rằng, bất cứ điều gì mình làm rồi cũng sẽ để lại một kết quả gì đấy.

Những gì bạn làm hôm nay sẽ quyết định ngày mai của bạn. Nếu bạn ác với người khác, làm điều xấu, thì ác hữu ác báo, trốn mãi cũng không được.

Nếu bạn làm điều tốt, học cách cho đi, không nói dối, kiếm tiền chân chính...thì luật nhận quả sẽ trả lời bạn đầy đủ.

6. Luật chấp nhận

Mọi thứ xảy ra trong cuộc đời này đều có lý do. Có rất nhiều thứ nếu chịu cố gắng, mọi chuyện có thể thay đổi nhưng có một số chuyện bạn buộc phải chấp nhận rằng mình thực sự bất lực và phải "cho qua đi".

Khi học được cách chấp nhận, rằng có thể cô ấy sẽ không yêu mình, rằng có thể rồi bố mẹ rồi cũng có ngày ra đi, rằng mình mất hết thật rồi, chúng ta sẽ thay đổi bản thân cho phù hợp với hoàn cảnh để dễ thích nghi hơn.

Thấu hiểu rằng dù có giỏi giang đến đâu, bạn không thể luôn bắt mọi chuyện diễn ra theo ý mình là một sự giải thoát khỏi gánh nặng chối bỏ mà định luật chấp nhận có thể đem lại cho cuộc đời bạn.

7. Luật kết nối

Mọi sự đều gắn kết với nhau bằng một sợi dây vô hình nào đấy. Có những chuyện bạn làm bây giờ bị người khác coi là vô nghĩa, nhưng 10 năm sau lại là cực kỳ quan trọng. Người bạn giúp hôm nay biết đâu mai này lại trở thành quý nhân phù trợ.

Nhận ra được mối quan hệ tương hỗ này, hãy biết trân trọng và có trách nhiệm mọi kết nối mà bạn tạo ra.

Theo Phan Ngọc
Trí thức trẻ