Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2018

Phương pháp giáo dục thiên tài của bà mẹ Do Thái: "Tàn nhẫn" để rèn cho trẻ khả năng sinh tồn, đừng bồi dưỡng con thành "thai nhi quá hạn"

 

Yêu thương con cái là bản năng của cha mẹ. Nhưng làm thế nào để giá trị của tình yêu đó luôn bền vững, trở thành nguồn sức mạnh chứ không phải gánh nặng cản trở tương lai của con thì không phải ai cũng biết. 

Sara Imas là hậu duệ của những người Do Thái người đã định cư lâu đời ở Thượng Hải. Bà có 3 người con: 2 trai, 1 gái. Tuy nhiên, sau khi sinh người con thứ 3 thì bà trở thành mẹ đơn thân và trở về Israel cùng các con. Sự thay đổi lớn về hoàn cảnh sống đã khiến quan điểm giáo dục của bà cũng có sự biến đổi lớn lao.

Bạn sẽ gặp tình huống những bà mẹ chăm chút cho con cái từng chút một, lo chu toàn mọi việc để con tập trung học tập, nhưng phần lớn những đứa trẻ lại chểnh mảng học hành, đến khi lớn lên chẳng xác định được mục tiêu của cuộc đời.

Những với người mẹ Do Thái nổi tiếng Sara Imas, các con của Sara đều trưởng thành từ rất sớm dù chỉ có một mình bà bươn chải nuôi cả gia đình. Hai con trai của bà sau khi tốt nghiệp đại học đều trở thành triệu phú khi tuổi còn rất trẻ, người con gái cũng tốt nghiệp đại học danh tiếng và có sự nghiệp thành đạt.

Từ khi 15, 16 tuổi, những đứa trẻ của bà Sara đã đạt ra mục tiêu và hứa với mẹ: "Mẹ ạ, mẹ đã trao cho anh em con 3 chiếc chìa khóa là kiên cường, tự tin và khoan dung. Nay chúng con sẽ tặng lại mẹ 3 chiếc chìa khóa!"

Anh cả Dĩ Hoa nói: "Mẹ, con sẽ tặng mẹ chiếc chìa khóa ô tô, vì chân của mẹ hay bị đau nhức, sau này con không để mẹ phải cực khổ nữa".

Em trai Huy Huy nói: "Mẹ, con sẽ tặng mẹ chiếc chìa khóa tòa biệt thự. Để cả nhà mình có thể sống bên nhau".

Con út Muội Muội cũng chen vào nói: "Con là con gái, nhất định con sẽ tặng mẹ chiếc chìa khóa két sắt, bên trong chứa đầy trang sức, châu báu!".

Bà Sara đã dạy con bằng cách nào để cả 3 đứa trẻ đều có ước mơ để theo đuổi và quyết tâm để thực hiện bằng được ước mơ đó ngay từ khi còn rất nhỏ? Dưới đây là 3 nguyên tắc quan trọng trong phương pháp dạy con của người mẹ Do Thái này:

Nguyên tắc số 1: Rèn luyện khả năng sinh tồn, cho con cá không bằng cho cần câu

Phương pháp giáo dục thiên tài của bà mẹ Do Thái: Tàn nhẫn để rèn cho trẻ khả năng sinh tồn, đừng bồi dưỡng con thành thai nhi quá hạn - Ảnh 1.

Khi mới trở lại Israel, bà Sara kiếm sống bằng cách bán nem rán ở chợ. Cho dù cuộc sống khó khăn đến thế nào, bà cũng luôn lo lắng, sắp xếp ổn thỏa mọi điều trong gia đình, các con chỉ có nhiệm vụ học tập. Nhưng theo quan điểm của người Israel đó lại là cách dạy con sai lầm. Những đứa trẻ được nuông chiều, chuẩn bị sẵn mọi thứ sẽ không thể tự lập, tự kiếm sống khi chỉ có một mình.

Bà Sara cũng kể lại câu chuyện thấm thía về cách dạy con mà bất kỳ vị phụ huynh phụ huynh nào cũng cần biết:
"Một con sư tử mẹ dạy con săn mồi. Sư tử mẹ bảo 2 sư tử con: Các con nghe này: Bây giờ mẹ sẽ dạy các con cách săn mồi. Nào Simba, Kovu chúng ta đi bắt thỏ nhé!

Sư tử mẹ vừa dứt lời, hai chú sư tử con liền chạy băng băng trên đồng cỏ. Đột nhiên, sư tử anh vì chạy quá nhanh nên ngã lăn quay. Sư tử mẹ xót xa: Từ sau con không cần đi săn mồi nữa!

Hằng ngày, sư tử mẹ đều đưa sư tử em đi săn, sau khi sư tử em ăn no, nó sẽ mang phần thịt còn lại về cho sư tử anh. Từ đó, sư tử anh sống vô cùng sung sướng.

Ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, sư tử anh và sư tử em đều đã trưởng thành, Một hôm, sư tử mẹ bị bệnh rồi qua đời, hai con sư tử tự đi săn mồi. Chúng mải miết chạy, chia thành 2 ngả. Sư tử anh muốn tìm thức ăn nhưng nó chẳng biết làm thế nào. Ba ngày sau sư tử anh ngã quỵ. Câu nói sau cùng nó thốt lên là: Mẹ, con hận mẹ!".

Nguyên tắc số 2: Rèn luyện ý chí cho con, vô cùng tàn nhẫn để vô cùng yêu thương

Phương pháp giáo dục thiên tài của bà mẹ Do Thái: Tàn nhẫn để rèn cho trẻ khả năng sinh tồn, đừng bồi dưỡng con thành thai nhi quá hạn - Ảnh 2.

Theo bà Sara, không ít phụ huynh rơi vào tình thế bị động trong việc dạy con. Họ không hiểu rằng, cha mẹ càng chăm bẵm, đáp ứng các đòi hỏi của con cái, con cái càng không hiểu cha mẹ, thậm chí còn giày vò họ.

Phương pháp dạy con của người Do Thái là hãy để những đứa trẻ tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình, trải nghiệm những khó khăn vất vả của cha mẹ, qua đó học cách trân trọng và sống có trách nhiệm hơn.

Những gia đình giàu có còn thường bố trí để con tham gia "trải nghiệm cuộc sống nghèo đói", rèn luyện khả năng chịu khổ để trẻ không rơi vào cạm bẫy của sự thỏa mãn. Phụ huynh Israel có một phương pháp dạy con rất hay: Chưa có điều kiện thì hãy tạo ra điều kiện. Nghĩa là, dù gia đình có hoàn cảnh thế nào, các bậc cha mẹ cũng "sáng tạo" ra một vài tình huống khó khăn nhằm rèn luyện ý chí và IQ của trẻ.

Người Do Thái cho rằng, yêu thương cũng là một cách dạy con. Yêu thương không đúng cách cũng chính là hại con. Các bậc cha mẹ sợ trẻ làm việc nhà thì ảnh hưởng đến thời gian học tập nên tự nghiến răng gánh hết mọi việc.

Nhưng trẻ em cũng cần ý thức được rằng, chúng là một thành viên trong gia đình và cần có trách nhiệm san sẻ gánh nặng với người lớn trong khả năng cho phép. Như vậy, bọn trẻ sẽ tìm được cảm giác bản thân có giá trị, được tôn trọng, chúng sẽ chủ động tìm hiểu, học tập có hiệu quả hơn.

Nguyên tắc số 3: Rèn luyện cho con khả năng giải quyết vấn đề, càng yêu con càng nên lùi bước đúng lúc

Phương pháp giáo dục thiên tài của bà mẹ Do Thái: Tàn nhẫn để rèn cho trẻ khả năng sinh tồn, đừng bồi dưỡng con thành thai nhi quá hạn - Ảnh 3.

Có rất nhiều phụ huynh quá quan tâm, sốt sắng, can dự quá nhiều vào cuộc sống của con. Các học giả giáo dục gọi những người bao bọc con quá độ như vậy bằng cụm từ "cha mẹ trực thăng", lúc nào cũng bay lượn trên đầu, theo sát nhất cử, nhất động của trẻ.

Họ không biết rằng, cha mẹ càng quản chặt, càng theo sát, con cái càng dễ trở thành "thai nhi quá hạn". Càng bao bọc con nhiều, họ càng dễ "phá hủy" cuộc đời và tương lai của con.

Khi con không thể phát triển theo ý muốn, lòng họ như lửa đốt. Trước sau họ vẫn tin rằng, tất cả những điều họ làm đều xuất phát từ tình yêu thương, hoàn toàn không biết rằng, cách yêu thương đó của họ đã dần trở thành gánh nặng, tạo áp lực, khiến con mất phương hướng. Vòng luẩn quẩn đó sẽ khiến trẻ ngày càng phụ thuộc, không thể tự giải quyết bất kỳ chuyện gì trong cuộc sống của mình mà không có cha mẹ.

Theo quan niệm giáo dục của người Do Thái, cha mẹ quá bao bọc con là một kiểu xâm phạm tâm hồn trẻ và cũng là xem thường nhu cầu trưởng thành của chúng, làm giảm khả năng tự thích nghi, lo liệu của chúng với cuộc sống. Cha mẹ cần phải biết rút lui đúng lúc thì con cái mới trưởng thành được.

*Theo cuốn sách Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương, tác giả Sara Imas
Minh An
Theo Trí thức trẻ

 

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2018

5 chữ “không” nhất định phải ngộ ra trong cuộc đời, hiểu được thì phúc phận tràn đầy

Đời người có nhiều điều nên thử làm và có nhiều điều không nên làm. Bởi thời gian được sống có ít lắm nên nếu tránh được những điều không nên làm thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho những điều đáng giá.


Ai sống trên đời cũng luôn mong có được may mắn, điều tốt lành cho mình. Tuy nhiên, những điều tốt đẹp ấy có đến với bạn hay không, không chỉ dựa vào ngoại cảnh mà phụ thuộc chính vào cách đối nhân xử thế của chúng ta. Đây là 5 chứ "không" dù ở tuổi nào bạn cũng phải biết để không lãng phí đời mình:

1. Không làm những việc vô nghĩa

Cuộc sống rất phức tạp, có rất nhiều điều xảy đến khiến chúng ta phiền não. Nhưng sự thật là, sức người không thể quản hết được đại dương. Những điều vô nghĩa thì không nên quá bận tâm làm gì.
Hãy học cách sống thuận theo tự nhiên, chấp nhận quy luật của trời đất. Với những điều không thể kiểm soát được thì tốt nhất ngay cho qua. Cố gắng quá sức chỉ khiến bạn hối hận nhiều hơn về sau.
5 không chữ nhất định phải ngộ ra trong cuộc đời, hiểu được thì phúc phận tràn đầy - Ảnh 1.

2. Không nhất định nhìn nhận mọi thứ quá kỹ

Trong cuộc sống này, có những điều bày ra trước mắt nhưng bản chất lại không như vậy. Khi đó, cố nhìn bằng hai mắt chi bằng nhắm một mắt, mở một mắt sẽ tốt hơn. Kẻ khôn ngoan sẽ chẳng tính toán chi li nhiều, người quân tử không so đo.

Sống ở đời có những chuyện cần bạn phải biết buông tâm, nâng lên được thì cũng đặt xuống được. Kẻ mạnh không phải là người có thể nâng mọi thứ lên mà là người có thể đặt những điều không còn giá trị nữa xuống. Những điều khiến bạn không vui, phiền não hãy để nó xuống. Những người như đám mây đen, khiến bầu trời của bạn u ám, hãy né tránh và mỉm người cho qua.

Cuộc đời này không hoàn hảo, bạn cũng vậy và họ cũng thế. Đừng để những thứ ngớ ngẩn người khác làm cản trở bạn sống một cuộc đời vui vẻ.

3. Không quản việc không phải của mình

5 không chữ nhất định phải ngộ ra trong cuộc đời, hiểu được thì phúc phận tràn đầy - Ảnh 2.

Đừng nghĩ cách thay đổi người khác, trước hết hãy thay đổi thái độ của chính mình. Cuộc đời của bạn ra sao, 10% là những điều xảy ra và 90% phụ thuộc vào cách bạn phản ứng với chúng.

Những chuyện bạn không quản được thì đừng cố thay đổi. Nghĩ thoáng một chút, đừng tự đè nặng tâm trí mình, mỉm cười nhiều hơn một chút, những hằn học sẽ vơi bớt dần.

4. Không quên tích lũy cho bản thân

Tuổi trẻ cần sống hết mình, điều gì cần chi thì phải chi. Đừng quá tiết kiệm, tính toán để đến 30 tuổi, cuộc đời thảm hại đến mức phải mặc đồ công sở để đi chơi, du lịch một chuyến cũng phải tính đến từng đồng.

Tuy nhiên, hãy giữ cho mình một chút vốn liếng, những gì không thể chi trả thì đừng chi trả, những gì không thể cho đi cũng đừng bất chấp. Những người không đáng giúp đỡ thì đừng vội vã đưa tay.
Tuổi thanh xuân rực rỡ, nhưng đừng quên tích lũy chút vốn liếng cho mình khi về già. Nhất là với những người đã có con cái, đừng thứ gì cũng đem dành cho con hết. Như vậy chúng sẽ trở thành kẻ ỷ lại, luôn há miệng chờ sung. Làm gì cũng nên nghĩ đến bản thân một chút, bản thân có tốt thì mới đủ khả năng để làm những việc khác.

5. Không chờ đợi

5 không chữ nhất định phải ngộ ra trong cuộc đời, hiểu được thì phúc phận tràn đầy - Ảnh 3.

Cuộc đời trôi nhanh như một cái chớp mắt. Nhắm mắt lúc thanh xuân, mở mắt ra đã thấy bản thân đã không còn trẻ trung, mọi sự đã thay đổi không ngờ.

Chúng ta có quá nhiều việc cần làm, nhưng cuộc đời lại quá ngắn. Tuổi trẻ muốn vui vẻ phải đợi đến lúc kiếm được tiền, muốn báo đáp cha mẹ phải đợi đến lúc thành công, muốn hưởng cuộc sống thảnh thơi phải đợi con cái trưởng thành, đến tuổi nghỉ hưu, có tiền tiết kiệm... Cuối cùng là cứ đợi đến tận lễ tiễn biệt chính bản thân mình rời xa cuộc đời...

Vì thế chờ đợi quá khứ, mong ngóng tương lai chi bằng hãy sống hết mình cho hiện tại. Việc đáng làm thì hãy làm ngay. Người đáng gặp thì hãy tạo duyên hội ngộ. Nước chảy mây trôi, mọi sự xảy ra trong đời đều cho chính mình quyết định.

Dù thế nào, nhất định phải sống thật tốt. Nhất định phải sống một cuộc đời có ý nghĩa.

Hà Lê

Theo Nhịp sống kinh tế