Thứ Năm, 2 tháng 5, 2019

Cuộc sống chỉ thật sự bắt đầu ở tuổi 50: Trước 50 tuổi sống vì người khác, sau 50 tuổi mới là sống cho chính mình


Con người sau 50 tuổi mới trở thành "tài sản" quý giá nhất, là kho tàng đáng được trân trọng. 

Tại sao lại nói, cuộc sống chỉ thật sự bắt đầu ở tuổi 50? Đó là do trước 50 tuổi, chúng ta luôn phải dành toàn bộ thời gian vì học tập, vì sự nghiệp, vì nhà cửa, vì vay mượn thế chấp, vì con cái gia đình, vì đủ thứ gánh nặng cơm áo gạo tiền của cuộc sống. Sau khi trải qua độ tuổi ấy, sự nghiệp đã ổn định, con trẻ đã trưởng thành, tiền bạc đã có chút tích góp. Chúng ta mới bắt đầu có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn để lo cho chính bản thân mình.

Sau ngưỡng cửa của tuổi 50, cho dù chưa đến lúc nghỉ hưu ở nhà dưỡng lão nhưng chúng ta cũng không còn phải làm việc đến kiệt sức nữa. Chúng ta biết nâng cao chất lượng cuộc sống, chú trọng ba bữa một ngày, không thể lơ là sức khỏe thể chất như trước kia. Mỗi sáng, chúng ta không còn tất bật lo cơm nước, đưa con đi học nữa mà thảnh thơi hít thở không khí trong lành, thư giãn cơ thể, chạy bộ vài vòng quanh nhà, tập luyện mấy động tác dưỡng sinh đơn giản rồi dùng một bữa sáng bổ dưỡng do con cháu chuẩn bị cho. Chỉ cần như vậy, dù tuổi tác có già đến mấy, tinh thần chúng ta vẫn luôn trẻ khỏe và đủ đầy.

Cuộc sống chỉ thật sự bắt đầu ở tuổi 50: Trước 50 tuổi sống vì người khác, sau 50 tuổi mới là sống cho chính mình - Ảnh 1.

có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn để lo cho chính bản thân mình. Sau ngưỡng cửa của tuổi 50, cho dù chưa đến lúc nghỉ hưu ở nhà dưỡng lão nhưng chúng ta cũng không còn phải làm việc đến kiệt sức nữa. Chúng ta biết nâng cao chất lượng cuộc sống, chú trọng ba bữa một ngày, không thể lơ là sức khỏe thể chất như trước kia.

Sau ngưỡng cửa của tuổi 50, chúng ta không còn bận rộn tăng ca, tiếp khách đến nửa đêm hay đi công tác hàng tuần dài nữa mà được thảnh thơi về nhà khi đến giờ tan tầm, dạo qua các khu chợ để cảm nhận sức sống tươi mới ở đây, tiện tay mua ít thức ăn về nhà, thong thả làm vài món đơn giản thêm vào mâm cơm để cả gia đình thưởng thức. Chúng ta cũng có thời gian để dạo bước cùng bạn già, tâm sự với nhau từng mẩu chuyện vui buồn nhỏ nhặt trong ngày vừa qua, đôi khi lại cãi nhau vì vài vấn đề chẳng hề to tát, vừa là bạn đời, vừa như tri kỷ.

Sau ngưỡng cửa của tuổi 50, thay vì cuối tuần nằm ườn cả ngày trên giường để hồi phục sức lực sau cả tuần làm việc mệt mỏi như thời tuổi trẻ, chúng ta có thể chăm lo, vun vén sở thích của mình nhiều hơn. Thích hoa thì nuôi hoa, thích sách thì đọc sách, thích trà thì tham gia vài lớp học pha trà, phẩm trà... Càng xây dựng và phát triển sở thích cá nhân, cuộc sống của chúng ta càng thêm đủ đầy ý nghĩa. Mỗi ngày trôi qua, bản thân chúng ta lại càng phong phú và quý giá hơn.

Sau ngưỡng cửa của tuổi 50, con cái thơ dại ngày nào còn lò dò tập đi, tập nói, nay đã trưởng thành, khôn lớn nên người. Chúng có công việc riêng, có gia đình riêng và có cả không gian sống riêng. Chúng ta được tạm biệt quãng thời gian chỉ biết chăm chỉ tiết kiệm tiền nuôi con trẻ ăn học, chăm lo miếng cơm manh áo, hay sốt sắng mỗi lúc con đau ốm bệnh tật... Đã tạm hoàn thành trách nhiệm của người làm cha làm mẹ, chúng ta có thể tự thưởng cho mình những chuyến du ngoạn để mở mang tầm mắt, nhìn xem thế giới bên ngoài đã phát triển đến nhường nào suốt thời gian qua.
Cuộc sống chỉ thật sự bắt đầu ở tuổi 50: Trước 50 tuổi sống vì người khác, sau 50 tuổi mới là sống cho chính mình - Ảnh 2.

Sau ngưỡng cửa của tuổi 50, con cái thơ dại ngày nào còn lò dò tập đi, tập nói, nay đã trưởng thành, khôn lớn nên người. Chúng có công việc riêng, có gia đình riêng và có cả không gian sống riêng.

Hoa đào rực rỡ mùa xuân, thác nước tươi mát mùa hè, lá phong đỏ rực sắc thu, sông băng núi tuyết trời đông, còn có mặt trời mọc trên núi, mặt trời lặn ngoài biển... và rất nhiều cảnh sắc tráng lệ mà chúng ta chưa một lần thảnh thơi ngắm nhìn và tận hưởng ngoài thế giới rộng lớn bao la kia. Chỉ có đi khắp núi sông, chúng ta mới hiểu giang sơn. Chỉ có nếm đủ chua ngọt vui buồn, chúng ta mới thấm nhuần giá trị thực sự và ý nghĩa của đời người. Càng trải nghiệm, chúng ta càng nắm chắc cuộc sống của mình trong tay.

Chờ ngày tuổi tác tăng dần lên, cuộc sống thành thị nhộn nhịp đã không còn phù hợp nữa, chúng ta mong ước trở về căn nhà nhỏ ở quê hương thanh bình. Vào thời điểm đó, công việc đã nghỉ hưu, nhưng cuộc sống vẫn tiếp tục. Đến giai đoạn này rồi, mỗi giờ mỗi khắc trôi qua đều dùng để hưởng thụ, nhâm nhi mọi niềm vui còn lại của cuộc đời. Nhiệt huyết tuổi trẻ đi qua, giờ chỉ còn sự an nhàn, yên bình ở lại. Chúng ta cùng nhau ngồi lại, pha ấm trà, nhâm nhi những câu chuyện xưa cũ làm quà, khẽ cười cùng nhau, êm ấm trải qua nốt những tháng ngày cuối cùng.

Sau 50 tuổi, tâm trí chúng ta đã bình yên, không còn lo được lo mất. Chúng ta hiểu rằng mọi thứ đều có số mệnh, những gì nên có thì trời sẽ cho, cái gì mất đi thì không nuối tiếc, thứ gì không phải của mình thì cũng chẳng cần cưỡng cầu. Thành công hay thất bại, vui mừng hay đau khổ, đều trở thành trải nghiệm đời người, là kinh nghiệm khắc sâu vào trong tâm trí. Qua thời gian, mọi ký ức lắng đọng sẽ dần biến thành báu vật vô giá không ai có thể lãng quên.

Cổ nhân đã dạy thì không sai: 40 tuổi không so sánh 3 thứ, 50 tuổi không tin tưởng 3 người, đừng đợi qua nửa đời người mới thấu hiểu!


Đừng đợi tới 40 - 50 tuổi, càng sớm thông tỏ và hiểu thấu bài học sau, người ta càng sớm nhận ra giá trị thực của cuộc sống, tận hưởng bất chấp giàu - nghèo. 

Người xưa đã nói: "Nhân sinh ngắn ngủi chỉ vài chục năm". Giờ đây, tuy khoa học công nghệ phát triển đã nâng cao trình độ y học và tuổi thọ trung bình của mỗi người, chúng ta vẫn không thể nói trước được điều gì một khi đặt chân vào ngưỡng tuổi trung niên. Tuổi già chưa tới nhưng sức khỏe vẫn có thể tàn. Chất lượng cuộc sống cao nhưng tinh thần và giá trị đời thường đang ngày càng thiếu hụt.

Ở ngưỡng tuổi 40, 50 đầy quan trọng ấy, những ai may mắn thì đã định hình được nhiều thứ cơ bản xung quanh, có thể là hoàn cảnh gia đình hoặc công danh sự nghiệp. Với những người còn chưa đạt được gì trong tay, đó cũng là độ tuổi quá khó khăn để mất đi tất cả, làm lại từ đầu. Do đó, người ta lại càng phải đặc biệt cẩn trọng hơn khi đưa ra bất cứ một quyết định gì.

Cổ nhân đã dạy một câu rằng: "Tứ thập tuế tam bất bỉ, ngũ thập tuế tam bất thân", có thể hiểu như sau: Ở tuổi 40 không nên so sánh 3 thứ của mình với người khác, ở tuổi 50 không nên tin tưởng 3 kiểu người này. Đây chính là lời cảnh báo quý giá, được đúc kết từ kinh nghiệm đối nhân xử thế từ xa xưa khiến chúng ta phải nể phục. Chỉ khi nào làm được điều này, chúng ta có thể tận hưởng tuổi trung niên vui vẻ, thoải mái và an yên với những giá trị sống đích thực.

Bốn mươi tuổi, không so sánh 3 thứ

Thứ nhất, không so bì giàu có

Ở ngưỡng tuổi này, cho dù bạn rất giàu hay rất nghèo thì so bì vật chất cũng không đem lại khác biệt hay lợi ích gì. Nửa đời người bôn ba vì tiền bạc sự nghiệp đã khiến chúng ta mệt nhoài, đến bây giờ, tất cả những gì chúng ta cần chỉ là những người bạn chân thành, những tri âm tri kỷ thấu hiểu lòng nhau.

Nếu bạn giàu có và liên tục khoe khoang về tài sản của mình, so bì gia cảnh người này với người khác hoặc tỏ ý coi thường, bạn bè xung quanh sẽ dần cảm thấy không thoải mái và khó chịu mỗi lần tiếp xúc. Dần dần, họ chẳng còn muốn giao thiệp với bạn mà trở nên xa lánh, khiến bạn đánh mất những người tâm giao tri kỷ thật sự.

Trong trường hợp ngược lại, dù nghèo khó đến mấy bạn cũng không cần quá bận tâm về điều kiện vật chất của mình bởi vì càng so sánh nhiều, chúng ta sẽ càng nản lòng thoái chí, đánh mất sự nhiệt tình khi đối mặt công việc hoặc vội vàng kiếm tìm vật chất mà bỏ qua giá trị thực của cuộc sống.
Cổ nhân đã dạy thì không bao giờ sai: 40 tuổi không so sánh 3 thứ, 50 tuổi không tin tưởng 3 người - Ảnh 1.

Thứ hai, không so bì con cái

Ở vào độ tuổi 40, con cái chúng ta đang dần bước vào các cánh cửa trường học. Người ta quen miệng kể lể về điểm số, thành tích của con mình trên lớp, rồi đem ra so sánh với mọi người xung quanh mà không nhận ra điều đó sẽ đẩy đối phương vào cảnh xấu hổ.

Thói quen so sánh con cái còn đem lại một mối nguy hiểm tiềm tàng là khiến con trẻ cũng học tính so bì, ganh đua, giành giật với bạn bè xung quanh. Kẻ thắng dần trở nên kiêu ngạo, tỏ vẻ coi thường người khác, còn kẻ thua phải chịu sỉ nhục, đánh mất lòng tự trọng, sau đó không còn nhiệt tình và chăm chỉ học hành nữa. Ở bất cứ độ tuổi nào đi nữa, kiêu ngạo hay tự ti đều là những hiểm họa trí mạng ngăn cản con đường phát triển năng lực bản thân của mỗi người.

Thứ ba, không so bì xuất thân

Xuất thân hay gia cảnh chỉ quan trọng khi chúng ta còn non trẻ, chưa thể tự lực cánh sinh và sống dựa vào cha mẹ. Sau này, ai rồi cũng trưởng thành, khôn lớn và tự chứng minh với người đời năng lực của bản thân mình. Chúng ta dựa vào tài năng chân chính để tiến thân trong sự nghiệp, bất cứ thành quả nào đạt được cũng đáng để tự hào và ngẩng cao đầu, không quan trọng xuất thân và gia cảnh bố mẹ ra sao.

Dù sinh ra trong vàng bạc châu báu mà không biết cách trân trọng và đủ năng lực kiếm tiền, sớm muộn gì cũng trở thành tay trắng. Ngược lại, cho dù sinh ra một nghèo hai trắng, chỉ cần có tài năng và làm việc chăm chỉ, ai rồi cũng có thể tự xây dựng một gia tài cho riêng mình.

Năm mươi tuổi, không tin tưởng 3 loại người

Đầu tiên, những kẻ tham tài

Không chỉ hạn chế tin tưởng, giao phó những nhiệm vụ quan trọng, chúng ta cũng nên hạn chế tiếp xúc và tránh xa những kẻ tham lam, quá trọng vật chất nếu có thể.

Ở tuổi 50, về cơ bản, đa số chúng ta đã gặt hái được một điểm dừng chân vững chắc và ổn định trong sự nghiệp. Vào thời điểm này, chắc hẳn sẽ có không ít người tham tài xuất hiện bên cạnh, cố gắng xun xoe và nịnh nọt bên tai. Mục đích không gì ngoài việc tìm cách bòn rút, tranh thủ một số lợi lộc từ trong tay chúng ta. Nếu tin tưởng và thân thiết với những kẻ này, sớm muộn gì chúng ta cũng bị liên lụy, bị hành động bất nghĩa của họ đẩy vào tình thế bất lợi, đánh mất tiền bạc hoặc thậm chí là cả danh vọng và sự nghiệp.
Cổ nhân đã dạy thì không bao giờ sai: 40 tuổi không so sánh 3 thứ, 50 tuổi không tin tưởng 3 người - Ảnh 2.

Thứ hai, những kẻ bạc tình bạc nghĩa

Một trong những bất hạnh của đời người là gieo lòng tin nhầm chỗ, nhất là với người thân ruột thịt, với người vợ người chồng kết tóc xe duyên từ thuở nghèo khó hay với bạn bè thân thiết hàng chục năm tình nghĩa... Đến những người thân thiết như thế, họ cũng có thể phản bội thì tốt nhất chúng ta đừng bao giờ đặt niềm tin vào con người bản tính bạc tình bạc nghĩa như vậy.

Thứ ba, những kẻ tiểu nhân

Tuýp người này có phần giống với tuýp người tham tài vì cả hai đều chăm chăm mong muốn nhận được lợi lộc từ bạn nên cố gắng làm thân, tâng bốc bằng những lời hoa mỹ có cánh. Tuy nhiên, kiểu người này còn đáng sợ hơn ở chỗ, một khi bạn hết giá trị lợi dụng, họ sẵn sàng bỏ đá xuống giếng và đâm dao sau lưng, khiến bạn không thể không đề phòng.

20 tuổi chạy theo ái tình, 30 tuổi chạy theo vật chất, nhưng người đến 50 tuổi phải tránh xa 2 thứ là ngọn nguồn đem đến mọi tai họa này!

 

Để trở thành một con người đủ khôn ngoan và bản lĩnh dù ở bất cứ trường hợp nào, hãy nhớ tránh xa 2 thứ sau đây. Bởi điều đó đồng nghĩa với tránh xa mọi tai họa, nhất là khi bước qua cánh cửa 50 tuổi. 

Khi 10 tuổi, chúng ta bị kẹo ngọt cám dỗ. Khi 20 tuổi, chúng ta bị mờ mắt vì ái tình. Đến khi 30 tuổi, cuộc sống hoan lạc khiến chúng ta dễ lầm đường lỡ bước. Còn khi 40 tuổi, tài phú và vật chất lại có sức mạnh khiến con người mù quáng không tìm ra lối về. Mỗi một độ tuổi, mỗi một khoảng thời gian, chúng ta đều có phải trải qua những cám dỗ nhất định. Ở mỗi thời kỳ, sự tham lam của chúng ta lại thay đổi không ngừng. Đó là ngọn nguồn của niềm vui sướng hạnh phúc, nhưng cũng là nguyên do đem đến mọi tai họa và thất bại trên đường đời.

Mà sau hàng chục năm cuộc đời, ngưỡng cửa năm mươi cũng chính là độ tuổi quan trọng mà đại văn hào nổi tiếng nước Pháp - Victor Hugo - đã từng ví von là "tuổi trẻ của tuổi già". Chúng ta nên bắt đầu đặt chân tới cánh cửa 50 tuổi ấy với một tâm thế nhẹ nhàng, thư thái. Tâm như biển rộng thì cuộc sống mới thực sự bắt đầu.

Nếu khi xưa nông nổi và nhẹ dạ, thì đến năm mươi tuổi chúng ta mới thực sự hiểu ra ý nghĩa của cuộc đời. Nếu khi xưa còn mù quáng trước mọi cám dỗ, bây giờ chúng ta nên bắt đầu một cuộc sống ôn hòa và bình thản để thoát khỏi lòng tham lam không đáy.

Một cuộc sống bị nô lệ bởi những ham muốn và dục vọng thì rất dễ đánh mất hạnh phúc chân chính. Do đó, nếu muốn giữ lấy hạnh phúc của những năm cuối đời, chúng ta phải bắt đầu học cách hiểu thấu và thông tuệ hơn trong mọi tình huống để có thể tránh xa hai nơi là ngọn nguồn thu hút mọi tai họa sau đây.
20 tuổi chạy theo ái tình, 30 tuổi chạy theo vật chất, nhưng người đến 50 tuổi phải tránh xa 2 thứ là ngọn nguồn đem đến mọi tai họa - Ảnh 1.
40 tuổi là tuổi già của tuổi trẻ, 50 tuổi là tuổi trẻ của tuổi già.

Đầu tiên, tránh xa nơi danh vọng vật chất

Khi nói đến danh lợi tài lộc, người ta nhắc đến bốn câu nói đầy sâu cay sau đây:

"Thiên địa bốn phương là giang hồ,
Cứ tưởng thông minh hóa hồ đồ,
Trong sân danh lợi sóng gió dậy,
Cứ tưởng mình thắng bỗng hóa thua."

Đây là bốn câu thơ do nhà văn Kim Dung đã để lại khi ông năm mươi tuổi, thể hiện quan điểm cuộc đời của mình đối với xã hội xung quanh. Khi còn tuổi trẻ, một người có lý tưởng, có tình cảm, có dã tâm, có chí hướng khắp bốn phương đất trời mà không dành hết công sức theo đuổi công lao sự nghiệp và tiền tài danh vọng, ấy là một điều lãng phí cho tuổi trẻ đầy nhiệt huyết.

Nhưng đến khi cuộc đời bước vào cánh cửa trung niên, thay vì mù quáng vì bạc tiền cơm áo, người ta phải nhìn thấu danh lợi và tranh đấu thị phi ẩn đằng sau. Muốn đạt được danh lợi thì nhất định phải không ngừng giành giật hết người này đến người khác, cả cuộc đời chìm ngập trong sự bon chen và vất vả, không khác gì dã tràng xe cát biển Đông, nhọc nhằn mà chưa biết nên công cán gì.

Do đó, thay vì lênh đênh chìm nổi ở độ tuổi 50, chúng ta nên dành thời gian quý báu còn lại cho người nhà, đặt hết tinh lực còn lại để chăm sóc chính mình, dừng bước trên con đường danh lợi hiểm nguy mà tận hưởng phú quý bình an và phúc khí của cuộc đời.

Thứ hai, tránh xa nơi tửu sắc tài vận

Cuộc đời có rất nhiều niềm hạnh phúc khác nhau, cũng như có rất nhiều cách khác nhau để đem lại hạnh phúc, không nhất thiết phải phụ thuộc vào 4 yếu tố Tửu - Sắc - Tài - Vận. Cho dù yêu thích bất cứ thứ gì trong 4 yếu tố này, nếu chúng ta quá chìm đắm và mù quáng trong đó thì nhất định sẽ mang tới tai họa cho chính mình.
20 tuổi chạy theo ái tình, 30 tuổi chạy theo vật chất, nhưng người đến 50 tuổi phải tránh xa 2 thứ là ngọn nguồn đem đến mọi tai họa - Ảnh 2.

Tác giả Tăng Quốc Phiên người Trung Quốc, từng nói rằng: "Tửu là chất độc, Sắc là con dao thép, Tài là mãnh hổ trên núi và Vận là rễ mầm của tai họa". Ở đây, Rượu đại biểu cho nhu cầu ăn uống, Sắc đại biểu cho sự thỏa mãn dục vọng, Tài đại biểu cho sự tham lam hưởng thụ, còn Vận đại biểu cho khát vọng cuộc sống hạnh phúc dễ dàng hơn. Cho dù là gì, bốn loại yếu tố đại biểu dục vọng này đều là những nhân tố bất lợi cho người ở độ tuổi trung niên, càng sớm tránh ra, cuộc sống của họ mới càng trở nên thoải mái.

Sau cánh cửa năm mươi, thân thể con người cần được chú trọng bảo dưỡng, nâng cao sức khỏe mới có thể tận hưởng phúc khi cuộc đời. Còn bốn bức tường Tửu - Sắc - Tài - Vận nếu ngày càng được mở rộng và to lớn hơn, chiếm hết diện tích còn lại, chính tuổi thọ của con người sẽ ngày một bị thu hẹp lại rồi dần dần mất đi, không còn lấy một điểm tựa để níu kéo. Chính vì vậy, người đến năm mươi tuổi phải ngày càng trí tuệ, ngày càng cao minh. Họ không cao ở độ tuổi mà cao ở cảnh giới coi tài phú danh lợi như mây bay, coi tửu sắc tài vận như giày rách. Không chạm tới hai nơi nguy hiểm này đồng nghĩa với việc chúng ta có thể tránh xa mọi mầm mống tai họa không mời mà đến