Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2019

Đây chính là 3 kiểu người tốt số nhất, hãy xem bạn có nằm trong số này!

Nếu thuộc một trong ba nhóm người dưới đây, bạn đích thực là một người tốt số và lẽ dĩ nhiên, bạn sẽ thường xuyên gặp may mắn và thuận lợi trong mọi việc.

1. Kiểu người biết tri ân, báo đáp

Con người sống với nhau có đi có lại, để thân thiết được với nhau, cần phải dùng tấm thịnh tình của mình để đối đãi lại sự chân thành của người khác.

Nếu như bạn biết tri ân và báo đáp sau khi nhận được ơn nghĩa từ người khác, người khác cũng sẽ học theo, có qua có lại, tình cảm đôi bên sẽ ngày càng khăng khít, thăng hoa, cuộc sống cũng nhờ đó mà trôi qua trong vui vẻ, đầy ắp ý nghĩa.

Trái lại, nếu bạn là kẻ vong ơn bội nghĩa, người khác sẽ chẳng có lý do gì để đối xử tử tế mãi với bạn.
Lòng biết ơn là nền tảng đạo đức cơ bản của con người. Biết tri ân, báo đáp là cái gốc của việc làm người. Đã làm người, tuyệt đối không thể thiếu yếu tố này.

Chỉ khi biết tri ân, con người mới có thể gặp gỡ được những người thực sự tử tế với mình và đó cũng là lúc chúng ta nhận được phúc báo lớn.

Có ân nghĩa, nhất định phải báo đáp. Vong ơn bội nghĩa, đó là việc trời không dung. Sống trên đời, thiện ác đều có báo ứng, chỉ là sớm hay muộn mà thôi.

Có những lúc, biết tri ân báo đáp, đối xử tử tế với những hi sinh, đóng góp của người khác cũng chính là cách con người tự thưởng cho chính mình, bởi lẽ khi chúng ta cho đi, chúng ta tự nhiên sẽ được nhận lại theo cách này hay cách khác.

Đây chính là 3 kiểu người tốt số nhất, hãy xem bạn có nằm trong số này! - Ảnh 1.

2. Người có trạng thái tâm lý tốt

Con người, thực ra không cần quá nhiều đồ đạc, vật chất. Chỉ cần trong người không có bệnh, trong tâm không có chuyện muộn phiền, vậy đã có thể xem là hạnh phúc lắm thay.
Đời người chẳng dài, vì thế, hãy sống trọn vẹn mỗi ngày trong niềm vui, sự thanh thản, thong dong. Việc gì nên buông, hãy cứ buông, bởi một khi không thể giữ được, có cố giữ cũng chẳng đem lại kết quả gì.

Để sống trong hạnh phúc không khó lắm.

Chỉ cần nhớ, khi ta không giàu có, đừng kì kèo tính toán quá nhiều. Khi ta có được nhiều rồi, cũng đừng nên tham lam muốn nhiều hơn nữa.

Mỗi người đều cần có một giới hạn, theo đuổi quá nhiều thứ sẽ chỉ khiến dục vọng lớn dần và cuối cùng, chính dục vọng đó khiến chúng ta mệt mỏi về thể xác, khổ sở về tinh thần.

Duy trì một trạng thái tâm lý ổn định, lành mạnh, không phát cuồng vì vui sướng, cũng không sầu bi vì tổn thương, hãy cứ sống một cách bình thản nhẹ nhàng, nội tâm an nhiên, suy nghĩ tích cực lạc quan là được.

3. Người lương thiện

Trong cuộc đời này, dù cuộc sống khó khăn hay giàu có, chỉ cần có lương thiện thì đi đến đâu, làm gì chúng ta cũng không sợ.

Cho dù dung nhan bình thường hay xuất chúng, chỉ cần có lương thiện thì ở đâu chúng ta cũng là đẹp nhất.

Làm người, thứ gì cũng có thể mất nhưng không được phép đánh mất lương tâm. Tiền tài mất rồi vẫn có thể kiếm lại được nhưng một khi lương tâm đã mất, con người sẽ rơi xuống vực thẳm tối tăm cho đến khi bị nuốt chửng.

Vì thế, bất luận là gặp phải chuyện gì, gặp gỡ ai, chúng ta cũng cần kiên trì một trái tim, một tấm lòng lương thiện. Chỉ cần có sự hiện diện của lương thiện, việc gì cũng sẽ suôn sẻ. Chỉ cần có lương thiện, tất cả mọi việc rồi sẽ trở nên tốt đẹp!

Đây chính là 3 kiểu người tốt số nhất, hãy xem bạn có nằm trong số này! - Ảnh 2.

Tác gia nổi tiếng người Trung Quốc Lương Hiểu Thanh cũng từng có một câu nói rất hay về lương thiện:
"Lương thiện không phải là việc mà bạn cố ý làm cho người khác xem. Đó là việc vừa vui vẻ là vừa hết sức tự nhiên, giống như có lúc, lương thiện chỉ là làm việc đúng lương tâm để bản thân cảm thấy an nhiên."

Cuộc đời sẽ luôn ngầm trao phần thưởng cho người có trái tim và tấm lòng lương thiện.

Theo Nguyễn Nhung
Trí thức trẻ

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2019

Ở đời có muôn điều phải biết nhưng một người đàn ông bản lĩnh nhất định phải có ÍT NHẤT 3 loại "biết" sau

Biết cách làm giàu, người ta ngưỡng mộ; biết cách làm đẹp, người ta thưởng thức, nhưng biết được 3 thứ sau đây mới đủ bản lĩnh thực sự để nhận được sự tôn trọng từ những người xung quanh.

Thứ nhất, làm người phải BIẾT ƠN

Con người sống trong cuộc đời này chỉ tồn tại vài chục năm, phải học được cách xây dựng lòng biết ơn vì mọi sự tồn tại xung quanh chúng ta đều không hề đơn giản. Vì thế, có lòng biết ơn với tất cả mọi người cũng như tất cả mọi thứ, từ chu kỳ nhân quả, vạn sự luân hồi, thiện có thiện báo, ác có ác báo, dù tốt dù xấu đều là một món quà dành cho chúng ta.

Một người đàn ông bản lĩnh, đủ tỉnh táo và thấu hiểu về cuộc sống sẽ nhận ra rằng, không có một thứ gì trên đời có được miễn phí, kể cả tình yêu thương của gia đình, người thân cũng cần có sự trả giá đến từ cả hai phía. Chính vì thế, đừng nhìn vạn vật xung quanh bằng con mắt thản nhiên, hãy trả lại một cảm xúc chân thành đối với mọi tác động, tình cảm và giá trị mà cuộc sống đem tới.

Khi nghiên cứu và suy xét mỗi một vấn đề xảy ra phải đi tìm nguyên do từ bản thân mình trước tiên. "Tiên trách kỷ, hậu trách nhân". Đừng ôm trong lòng sự oán giận, phàn nàn với người khác để trốn tránh sai lầm của chính mình. Đừng coi thường chuyện nhỏ xung quanh mà gây ra tai họa lớn.

Người đàn ông sống bản lĩnh là người có khuôn thước, có kỷ luật, nghiêm khắc với bản thân, khoan dung với người ngoài. Do đó, học được cách biết ơn chúng ta mới có thể sống vui vẻ, hạnh phúc và đón nhận nhiều năng lượng tích cực từ cuộc đời hơn.

Ở đời có muôn điều phải biết nhưng một người đàn ông bản lĩnh nhất định phải có ÍT NHẤT 3 loại biết sau - Ảnh 1.

Thứ hai, làm người phải BIẾT TRÂN TRỌNG

Người khác tốt với bạn vì họ thích, bạn tốt với người khác là vì bạn cam tâm tình nguyện. Không phải mọi sự cho đi đều có đền đáp, cũng không phải mọi sự cho đi đều cần đền đáp. Thế nhưng, khi chúng ta đối xử quá tốt với ai đó, họ lại vô tư coi đó là chuyện đương nhiên. Chúng ta có thể cho đi mà không đòi hỏi nhận lại, nhưng họ không cảm động, không trả giá, lại càng không hiểu cách để trân trọng thật sự. Một người đã quen với những nỗ lực của bạn sẽ không quan tâm bạn đã hi sinh những gì. Một người đã quen với sự khoan dung của bạn sẽ không quan tâm bạn đã chịu đựng ra sao.

Lại có nhiều người trong chúng ta luôn giương cao ngọn cờ yêu thương, lòng tốt để làm cái cớ ép buộc người khác, hễ có chút tranh chấp, họ sẽ nói "Lúc trước tôi đối tốt với cậu như thế nào"... Nếu việc tốt ấy khiến bản thân người thực hiện coi là sự cho đi không cân xứng, khi sự đáp trả của đối phương không thỏa mãn được mong đợi, thất vọng sẽ nảy sinh. "Cảm giác mình là kẻ cho đi" là hung thủ bóp chết các mối quan hệ.

Trên thế giới này, rất nhiều người nhận ra nhưng lại cố tình không hiểu hai tiếng "biết ơn" và "trân trọng", cho nên họ mới có thể vô tư coi sự trả giá của người khác là điều đương nhiên, đem lòng chân thành của đối phương như thứ vô giá trị, tiện tay là có. Rất nhiều lòng tốt đều dần dần biến thành sự thất vọng, đại biểu cho những vết rạn nứt trong mối quan hệ đôi bên.

Ở đời có muôn điều phải biết nhưng một người đàn ông bản lĩnh nhất định phải có ÍT NHẤT 3 loại biết sau - Ảnh 2.

Thứ ba, bản lĩnh đủ để BIẾT ĐỒNG CẢM

Sẻ chia và đồng cảm luôn là những gia vị không thể thiếu trong cuộc sống. Chúng ta dựa vào nhận thức về bản thân, hiểu và kiểm soát tốt về cảm xúc của mình để từ đó học được cách thấu hiểu cảm xúc và tình cảnh của người khác. Càng hiểu rõ cảm xúc của nhau thì khả năng phát sinh sự đồng cảm và chia sẻ giữa hai bên lại càng cao, triển vọng cải thiện mối quan hệ càng lớn.

Khi nhìn những người xung quanh gặp khó khăn, đa số mọi người chỉ đơn giản làm việc dễ dàng nhất, đó chính là thốt ra: "Cố lên nhé!" Một số khác thân thiết hơn thì thử tìm cách an ủi những khía cạnh tốt đẹp, đưa ra một số lời khuyên vu vơ, có thể đúng mà có thể sai. Nhưng ít ai thực sự đủ bản lĩnh để biết đồng cảm với đối phương từ trong tư duy đến hoàn cảnh.

Đồng cảm khác với thông cảm, vì một bên là bạn thực sự hiểu xúc cảm của người khác và một bên là việc bạn nhìn thấy được hoàn cảnh của họ. Nhà văn nổi tiếng Henri J.M. Nouwen có một đoạn viết: "Khi thành thật hỏi bản thân ai là người có ý nghĩa nhất với mình, chúng ta thường thấy, thay vì những người cho ta lời khuyên, giải pháp, người chúng ta nhớ đến luôn là người chia sẻ nỗi đau, người an ủi ta khi có vết thương lòng. Người bạn có thể im lặng cùng ta trong những khoảnh khắc tuyệt vọng hay bối rối, người có thể ở cạnh ta lúc tang gia đau đớn, người chấp nhận được việc không cần biết, không cần cố giải quyết, không cần hàn gắn và cùng ta đối mặt với sự bất lực của mình, đó là một người bạn thực sự quan tâm đến ta".

Có nhiều lúc, đưa ra lời khuyên, cách giải quyết lại dễ dàng hơn rất nhiều so với việc thấu hiểu cảm xúc của đối phương. Phần nhiều những cuộc nói chuyện thường tìm kiếm sự sẻ chia, sự quan tâm và thấu hiểu hơn là mong chờ những bài hướng dẫn, dạy bảo từ người xung quanh. Khả năng đồng cảm tạo ra sự kết nối, từ đó giúp bạn nhận ra được đâu là vấn đề của mình, và có thể sau đó bạn sẽ thấy chính mình cũng được chia sẻ. Sự kết nối giúp bạn được là một phần của thế giới và tự giúp bản thân, không chỉ trong đời sống cá nhân mà cả trong công việc.

Dương Mộc
Theo Trí thức trẻ/Tổng hợp


Thứ Tư, 7 tháng 8, 2019

Ý nghĩa ký hiệu trên ống kính máy ảnh bạn cần biết

Là một ma mới bước chân vào nghề chụp ảnh, bạn sẽ có rất nhiều thứ phải học trong đó có những ký hiệu trên ống kính máy ảnh. Đây là kiến thức cơ bản vì những ký hiệu trên ống kính sẽ phục vụ cho quá trình chúng ta bấm máy, điều chỉnh chế độ để chụp hình theo từng mục đích khác nhau. Vì vậy, nắm và hiểu rõ từng ký tự trên máy sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình chụp ảnh.
AF - (Autofocus): Viết tắt chuẩn tự động lấy nét.
AF-S - (Autofocus Silent): Hãng Nikon dùng cụm ký tự này để chỉ tính năng lấy nét yên lặng trên ống kính.
AL- (Aspherical Lens): Viết tắt thông tin ống kính có thấu kính phi cầu.
APO - (Apochromatic): Nhóm ký tự này chỉ có trên ống Sigma với chỉ tính năng giảm thiểu sự tán xạ giữ màu trung thực hơn.
AT-X - Advance Technology Extra: ký hiệu công nghệ vượt trội của hãng Tokina.

D: Ký hiệu trên ống kính Tokina dành cho  máy ảnh SLR full-frame.
DA - (Digital Auto): ký tự trên dòng ống kính Pentax không có vòng chỉnh khẩu độ. Có một chức năng gọi là "Quick Shift" để bạn lấy nét M ngay cả khi nút gạt đang bật chế độ AF.
DA*: Ký hiệu trên ống kính Pentax thuộc nhóm ống cao cấp, bao gồm chức năng của ống DA và lớp vỏ ngoài chịu thời tiết.
DC: Ký hiệu trên ống kính Sigma dành cho hệ máy SLR có cảm quang crop, không dùng được trên body Full-frame.
DG: Ký hiệu trên ống kính Sigma dành cho máy ảnh SLR Full-frame.
ý nghĩa ký hiệu trên ống kính
Di: Ký hiệu trên ống kính Tamron (Digitally Integrated) tương thích với cả SLR full-frame và Crop.
DO: Ký tự trên ống kính téle Canon (Diffractive Optics) công nghệ cho phép thiết kế ống kính nhỏ hơn, nhưng thu nhận ánh sáng tương đương ống kính thông thường.

DT: Ký hiệu trên ống kính Sony thuộc hệ ống tương thích với thân máy có cảm quang crop.
DX: Ký hiệu trên ống kính Nikon thuộc hệ ống tương thích thân máy có cảm quang Crop, APS-C.
ED - (Extra-low Dispersion): tên loại thấu kính giảm thiểu độ tán sắc giúp giữ trung thực màu sắc.
EF - (Electro Focus): ký tự được dùng trên ống kính Canon từ 1987 để giới thiệu ống kính có hệ thống lấy nét tự động.
EF-S - (Electro Focus Short back-focus): trên ống kính Canon từ năm 2003 thuộc hệ ống kính tương thích máy Canon cảm quang Crop.
EX: Hệ ống kính cao cấp của Sigma.
f/x.x (f-stop nuber): chỉ số khẩu độ lớn nhất (độ mở lớn nhất) của ống kính. Với ống kính zoom có thể ghi hai chỉ số khẩu độ, ví dụ: f/4-5.6. Chỉ số này có nghĩa là số trước là khẩu độ lớn nhất và số sau là khẩu độ nhỏ nhất của ống kính, cũng có một số ống kính ghi chỉ số tỉ lệ: 1:4-5.6.
ý nghĩa ký hiệu trên ống kính
FA: trên các ống kính Pentax dành cho máy ảnh full-frame có vòng khẩu đời cũ.
FX: trên các ống Nikon, Nikkor tương thích với máy full-frame và cả crop.
ý nghĩa ký hiệu trên ống kính
G - (Gold): in trên các ống kính đầu bảng của Sony, các ống Panasonic Lumix Compact.
HID: chỉ thấu kính triệt tiêu tán xạ lệch sắc màu được sử dụng trong ống kính Tamron.
HSM - (Hyper Sonic Motor): trên ống Sigma là hệ thống lấy nét tự động nhanh và êm.
Ý nghĩa ký hiệu trên ống kính
IF - (Internal Focusing): được một số hãng dùng chung chỉ vòng lấy nét nằm trong vỏ ống kính. Công nghệ IF lấy nét xoay vòng bên trong, êm mượt và tiện lợi việc sử dụng filter hoặc hood.
IFN - (i-Function): là tính năng của dòng Samsung NX cho phép hiệu chỉnh các thông số và hiệu ứng trên máy ảnh, bằng một nút bấm và vòng xoay trên ống kính Samsung.
II: Thế hệ thứ hai
III: Thế hệ thứ ba
IS - (Image Stabilization): giảm rung quang học trên ống kính Canon
L - (Luxury): ký hiệu trên các ống kính cao cấp chuyên nghiệp của Canon, thiết kế cao cấp và chịu thời tiết.
LD: Ký hiệu trên ống kính Tamron có sử dụng thấu kính giảm tán xạ giữ màu trung thực.
Ý nghĩa ký hiệu hiệu ống kính
OIS: (Optical Image Stabilisation) Giảm rung quang học trên ống kính Panasonic
OS: Giảm rung ổn định ảnh trên ống kính Sigma.
PC-E - (Perfective Control Electronic): ký hiệu hệ thống trên ông Nikon Tilt-Shift cho phép dịch chuyển nhóm thấu kính phía trước mà không bị biến dạng ống kính.
PZ - (Power Zoom): hệ thống hỗ trợ zoom trên ống kính Panasonic.
PZD - (Piezo Drive): ký hiệu động cơ siêu âm được dùng trong ống kính Tamron giúp lấy nét nhanh và êm.
RF - (Rear Focus): nhóm thấu kính gần máy ảnh nhất được dùng để lấy nét nhanh hơn, thường có trong các ống siêu téle.
SAM: hệ thống lấy nét êm nhẹ trên ông kính Sony Alpha.
SD: thấu kính tán xạ thấp để giữ đúng màu trong ống kính Tokina.
SDM: Hệ thống lấy nét êm của Pentax.
SLD: thấu kính tán xạ thấp giữ đúng màu trong ống kính Sigma.
SMC - (super multi coating): lớp phủ trên thấu kính Pentax giảm phản xạ ánh sáng.
Ý nghĩa ký hiệu trên ống kính
SP - (super performance): ký hiệu trên ống kính cao cấp Tamron.
SSM: động cơ lấy nét siêu âm trên ống kính Sony, lấy nét tự động tốc độ cao.
STM ( Stepper Motor): Động cơ bước Canon Lens:
(Stprer Motor) ống kính sử dụng động cơ điện, tạo chuyển động chính xác đến các vị trí được tính toán trước thông qua các xung điện từ theo một tần số nhất định; USM ( Ultra - Sonic Motor) ống kính sử dụng động cơ siêu âm để lấy nét. Động cơ nằm bên trong ống kính, nhằm chuyển năng lượng điện thành chuyển động để dịch chuyển các thấu kính khi lấy nét.
SWM: động cơ lấy nét siêu âm, nhanh và êm trên ống Nikon AF-S.
TS-E - (tilt-shift electronic): ký hiệu trên ống kính Tilf-Shift Canon như PC-E của Nikon.
UD - (ultralow dispersion): thấu kính được dùng trong ống kính Canon có tác dụng giảm sai sắc màu.
USD - (ultrasonic silent drive): hệ thống lấy nét tự động nhanh và êm trên ống Tamron.
USM - (ultrasonic motor): hệ thống lấy nét tự động nhanh, không ồn trên ống kính Canon.
VC - (vibration compensation): giảm rung quang học trên ống kính Tamron.
VR - (vibration reduction): giảm rung trên ống kính Nikon.
Ý nghĩa ký hiệu trên ống kính

WR - (weather Resitant): ký hiệu trên ống kính Pentax.
XLD - (Extra Low Dispersion): thấu kính tán xạ cực thấp sử dụng trong ống kính Tamron để giữ đúng sắc màu.
XR - (Extra Refractive): loại thấu kính được dùng trong ống kính Tamron, có cấu trúc góc nhận ánh sáng lớn hơn thấu kính bình thường, giúp cho kích thước tổng thể ống kính không quá lớn.
ZA - (Zeiss Alpha): một số ống kính Sony được sản xuất bởi Carl Zeiss.
Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn!



Filter là gì? Cách sử dụng Filter trong nhiếp ảnh như thế nào?

Nếu bạn là dân chụp ảnh chắc hẳn không lạ lẫm khi nghe đến thuật ngữ Filter. Filter hay còn gọi là bộ lọc kính máy ảnh. Với Filter, chúng ta có thể sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau để phục vụ cho quá trình chụp ảnh. Vậy tại sao lại nên dùng Filter và dùng chúng trong những trường hợp nào.

1. Sử dụng Filter trong chụp ảnh:

Khi chụp ảnh, camera của bạn giống như đôi mắt của bạn. Khi trời quá sáng, bạn sẽ cần một kính râm để bảo vệ mắt. Tương tự như vậy rõ ràng khi bạn chụp ảnh bạn cũng cần một filter hỗ trợ để bảo vệ đôi mắt của mình. Khi chụp phong cảnh vào ban ngày, do dải dynamic range có hạn, sẽ thật khó để máy có thể thu được thông tin của 2 vùng đất và trời có độ chênh lệch ánh sáng quá lớn. Một filter là công cụ tuyệt vời để bạn dễ dàng chụp ảnh mà không cần nhờ tới sự trợ giúp của Photoshop.
Filter trong nhiếp ảnh
Tuy nhiên các bộ lọc có thể làm hỏng hình ảnh nếu chúng không được sử dụng đúng cách. Ví dụ như bạn đeo kính râm trong phòng tối. Vì vậy, bạn cần phải biết tác dụng của từng loại filter và có sự lựa chọn trong từng tình huống. Có nhiều loại bộ lọc khác nhau, từ các bộ lọc UV giá rẻ đến các bộ lọc có mức giá rất đắt tới vài trăm đô.

2. Có những loại Filter nào và cách sử dụng?

9 loại filter là: UV, Phân cực, ND, GND, Reverse Graduated, màu sắc, Close up và các loại filter tạo hiệu ứng. Mỗi loại filter lại có một công dụng riêng biệt khác nhau và cách sử dụng phù hợp. Có loại được làm từ kính cao cấp, polycarbonate hay polyester.

UV hay Haze Filter được sử dụng để bảo vệ thấu kính trước của bạn khỏi bụi bẩn, xước hay ẩm ướt. Chúng đều được làm từ những kính trong, rất nhiều nhiếp ảnh gia luôn sử dụng cho ống kính của mình.
Filter trong nhiếp ảnh

Kính lọc phân cực có tác dụng tăng độ tương phản hay màu sắc đồng thời giúp tránh sự phản xạ ánh sáng. Khi sử dụng các kính lọc phân cực, trời sẽ xanh hơn tùy mức độ khi bạn quay filter để tạo hiệu ứng. Thông thường các kính lọc phân cực sẽ giảm 2 bước ánh sáng.

Filter ND giúp giảm lượng ánh sáng đi vào cảm biến giúp bạn phơi sáng dài hơn thường lệ. Điều này cực hữu ích khi bạn muốn làm mịn thác nước, mặt nước biển hay chụp mây chuyển động trên bầu trời.
Filter trong nhiếp ảnh 
Gần giống với Filter ND, filter GND chia ra làm 2 phần, một phần tối hơn và một phần sáng hơn để bạn chụp những cảnh có độ sáng chênh lệch lớn như bầu trời và mặt đất mà vẫn thu được đầy đủ chi tiết chỉ với một bức ảnh.

Tiếp là filter Reveser GND. Đây là loại kính lọc tương tự như GND nhưng ở phần viền bên dưới gần như một phần kính trong, phần giữa tối hơn một chút và phần bên trên thì tối hẳn. Đây là loại kính lọc thường được sử dụng khi bạn chụp bầu trời với cường độ sáng cao. Bạn có thể bắt gặp ở biển lúc hoàng hôn hay bình minh rất hay được sử dụng.
Filter trong nhiếp ảnh
Kính lọc close up có tác dụng cho phép bạn lấy nét gần hơn ioongs các ống kính macro. Tuy nhiên chắc chắn chất lượng sẽ không thể bằng được rồi.

Các kính lọc tạo hiệu ứng như cho bokeh hình sao, trái tim, vệt sáng có thể sử dụng giúp bức ảnh thú vị hơn.

3. Sử dụng Filter như thế nào?

Bạn có thể sử dụng các filter độc lập nhưng cũng có thể ghép nhiều filter lại cùng lúc. Có một phụ kiện giúp bạn kết hợp các filter lại cùng nhau. Khi cần bạn có thể ghép 3 filter ND, GND và filter khác nếu cần.

Khi lần đầu mua filter, chắc hẳn bạn sẽ muốn mua một filter có chất lượng kém, điều này cực kỳ lãng phí thời gian và tiền bạc của bạn. Các filter có chất lượng kém sẽ khiến cho chất lượng ảnh của bạn giảm đi đáng kể. Vì vậy hãy đầu tư một cách hợp lý.
Filter trong nhiếp ảnh
Các filter bạn sử dụng sẽ tùy thuộc khi đó bạn cần giảm bao nhiêu bước sáng, hay cần làm tối vùng nào, sáng vùng nào. Để chắc chắn nhất bạn nên chuyển qua chụp ảnh dưới dạng RAW và thử chụp vài tấm khi không có filter và xem biểu đồ histogram để lựa chọn cho phù hợp. Rất nhiều người luôn sử dụng luôn filter của mình, điều này không hề sai nhưng nó khiến bạn tốn thời gian hơn nhiều.

Khi chụp thác nước, hãy luôn mang theo filter GND, bởi chỉ cần phơi sáng dài thêm hơn 1 giây thôi, bạn có thể thấy bức ảnh cho ra đã hoàn toàn khác biệt.