Thứ Tư, 31 tháng 3, 2021

Chỉ 1 ví dụ đơn giản, người thành công dạy ngay cho số đông bài học: Lùi 1 bước để tiến 3 bước, miếng lợi lâu dài mới là miếng ngon

 

Tiện lợi trước mắt hay thành tựu lâu dài, đó là bài toán mà người thành công cần phải vượt qua. 

01. Câu chuyện 3 miếng dưa hấu và phân chia lợi ích

Một người thanh niên trẻ tuổi thực sự ôm hy vọng làm giàu thành công, nhiều lần va chạm và thất bại mà không đạt được thành tựu gì, anh ta đã đến nhà một người thành công trong làng để xin lời khuyên.

Sau khi lắng nghe câu chuyện của cậu thanh niên, người đàn ông nhà giàu mang ra một quả dưa hấu lớn từ nhà bếp và cắt dưa hấu thành ba miếng với kích cỡ khác nhau.

Người đàn ông giàu có hỏi: “Nếu mỗi miếng dưa hấu tượng trưng cho một lợi ích nhất định, bạn sẽ chọn như thế nào?” Nói xong, ông đặt quả dưa hấu tới trước mặt cậu thanh niên.

“Tất nhiên là chọn miếng to nhất rồi!” Người thanh niên trả lời không chút do dự.

Người đàn ông giàu có cười nói: “Vậy thì dùng đi.”

Thế là, người đàn ông giàu có đưa cho anh thanh niên miếng dưa hấu lớn nhất, còn ông ta lại ăn miếng nhỏ nhất.

Trong khi người thanh niên vẫn đang thưởng thức miếng lớn nhất thì người đàn ông giàu có đã ăn xong miếng nhỏ nhất. Sau đó ông ta cầm nốt miếng còn lại và bắt đầu ăn tiếp.

Chỉ 1 ví dụ đơn giản, người thành công dạy ngay cho số đông bài học: Lùi 1 bước để tiến 3 bước, miếng lợi lâu dài mới là miếng ngon - Ảnh 1.

(Hình ảnh chỉ mang tính minh họa)

Trên thực tế, tổng của miếng nhỏ nhất và miếng cỡ vừa lớn hơn nhiều so với miếng lớn nhất. Đến lúc này, chàng trai trẻ mới hiểu ý của người đàn ông.

Sau ví dụ đơn giản này, người đàn ông giàu có đã tổng kết ra một bài học quan trọng: "Chỉ bằng cách từ bỏ những lợi ích nhỏ trước mắt, bạn mới có thể nhận được lợi ích lớn lâu dài. Đây là con đường thực sự để thành công. Thay đổi bắt đầu từ suy nghĩ của chính bạn vì miếng lợi lâu dài mới là miếng lợi ngon nhất!"

Josh Kaufman viết trong cuốn sách The personal MBA của mình rằng, “Việc thay đổi một số khía cạnh của một hệ thống phức tạp luôn dẫn tới những hệ quả cấp hai, một số có thể xung đột với mục đích của sự thay đổi ban đầu.”

Cho nên, người thành công không chỉ tập trung vào kết quả trước mắt, mà họ còn quyết định dựa trên suy xét cả những hệ quả cấp hai và cấp ba có thể dẫn tới từ lựa chọn ban đầu. Vì họ hiểu rằng, cải thiện cuộc sống và phát triển sự nghiệp là một hành trình chứ không đơn thuần chỉ là sự kiện hay đích đến.

02. Câu chuyện hòa thượng xách nước và cái nhìn lâu dài

Trên ngọn núi nọ có hai ngôi chùa nằm cách nhau không xa, ở đây có hai vị tiểu hòa thượng trẻ cùng tu hành là Nhất Hưu và Nhị Hưu, chuyên chịu trách nhiệm xách nước từ con suối nhỏ cách đấy một quãng đường gần một tiếng đồng hồ đi lại. Vì ngày nào cũng phải xách nước qua lại nhiều lần từ sáng tới tối, hai vị tiểu hòa thượng nhanh chóng quen thân với nhau.

Cứ như vậy, thời gian trôi qua, 5 năm sau, một trong số hai hòa thượng đã không còn ra suối xách nước nữa. Người còn lại thấy lạ, anh ta thầm nghĩ: “Chẳng lẽ hôm nay cậu ấy ngủ quên nên không đi lấy nước? Không được, vậy sẽ bị trụ trì mắng, mình phải tới gọi mới được.”

Thế là Nhất Hưu mới tới tận chùa mà bạn mình tu hành để tìm kiếm. Nhưng không ngờ, vừa bước vào trong, anh ta thấy Nhị Hưu không hề ngủ quên mà tập trung luyện võ cùng tất cả đồng môn sư huynh đệ.

Nhất Hưu bèn hỏi: “Sao hôm nay không thấy anh hay ai ở chùa của anh đi gánh nước vậy? Tôi còn tưởng anh ngủ quên cơ?”

Thế mà đối phương trả lời: “Từ giờ chúng tôi không còn phải gánh nước nữa rồi.”

Nghe vậy, vị hòa thượng Nhất Hưu ngỡ ngàng: “Vậy chùa lấy đâu ra nước mà dùng?”

Hóa ra, trong suốt 5 năm vừa qua, ngoài việc xách nước hàng ngày, Nhị Hưu còn lên kế hoạch đào giếng trong hậu viện sau chùa. Chiều nào sau khi đổ đầy nước vào các chum, cậu cũng tới đào một chút. Ngày qua ngày, khi giếng được đào sâu, nước tự chảy về cuồn cuộn, cả chùa có thể dùng nước thoải mái. 

Chỉ 1 ví dụ đơn giản, người thành công dạy ngay cho số đông bài học: Lùi 1 bước để tiến 3 bước, miếng lợi lâu dài mới là miếng ngon - Ảnh 2.

Nhờ có vậy, từ nay Nhị Hưu đã không còn phải đi gánh nước nữa. Sư trụ trì đã cho phép cậu được tham gia luyện võ, đọc sách và tu hành cùng các sư huynh khác.

Trong cuộc sống cũng vậy, người thông minh luôn biết nhìn vào những mục tiêu dài hạn, những lợi ích lâu dài. Vừa gánh nước vừa đào giếng nhất định sẽ mệt mỏi, vất vả gấp đôi. Nhưng bù lại, vị hòa thượng thông minh đã đạt được thành quả mình mong muốn, sau đó thu hoạch được toàn bộ thời gian nhàn rỗi để phục vụ cho nhu cầu cần thiết hơn.

Ở giai đoạn trước, Nhất Hưu rõ ràng là người nhàn hạ hơn, tuy nhiên, ở giai đoạn sau, Nhị Hưu mới là người được hưởng lợi ích lâu dài nhất. Có thể thấy rằng, nếu một người có tầm nhìn lâu dài, có trí tuệ sáng suốt người ta sẽ có cái nhìn xa hơn, sẵn sàng trả giá nhiều hơn để hưởng lợi tương ứng. 

Quả thật, muốn có nền tảng lâu dài thì phải có tư duy dài hạn. Thành công của một cá nhân hay một tập thể đều phải được xây dựng dựa trên tiền đề này. Muốn làm được điều đó, chúng ta nhất định phải học cách vận dụng tư duy vô hạn tư duy, theo đuổi mục tiêu sự nghiệp, thành lập đội nhóm tin tưởng lẫn nhau, tôn trọng khi đáng giá đối thủ có giá trị và biết linh hoạt trong các tình huống.

Người xưa thường nói: “Trong miếng mồi ngon tất có con cá chết”. 

Lợi ích trước mắt chính là thứ cám dỗ nguy hiểm, nó có thể khiến con người ta lầm đường lạc lối, thậm chí đánh mất cả tương lai. Cho nên, đừng vì những thứ tiện lợi mà bỏ qua điều lâu dài, càng không thể vì nhỏ mất lớn.

Cuộc sống là một trò chơi vô hạn mà người ta càng tiến lên một bước thì quãng đường phía trước lại càng rộng thêm một phần. Không có một điểm kết thúc nhất định dành cho chiến thắng. Sự tiến bộ không chỉ nhằm mục đích kiếm tiền, vì giống như Henry Ford đã nói: "Một doanh nghiệp chỉ kiếm tiền là một doanh nghiệp tồi."

Mục tiêu dài hạn được đặt ra để thúc đẩy sự phát triển của con người, để cải thiện tư duy và năng lực, khuyến khích đam mê và khát vọng. Đó là động lực để chúng ta rời giường mỗi sáng, làm việc mỗi ngày, tìm mọi cách vượt qua đối thủ, đối mặt với khó khăn và kiên trì khi muốn bỏ cuộc.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị



Tiền của người giàu đi đâu hết? Đồ hiệu xa xỉ chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, đây mới là cuộc sống thực thụ của giới có tài sản "kếch xù"

 

Bên cạnh mặt hào nhoáng với cuộc sống đẳng cấp, những tỷ phú vẫn ngày đêm thu về những khoản lợi nhuận khủng. 

Chúng ta đã không xa lạ gì với hình ảnh của giới thượng lưu với những thú vui xa xỉ: Vung tiền cho đồ hiệu không tiếc tay, mua nhà, tậu siêu xe hay những chuyến du lịch "vương giả" bậc nhất... Để có được những điều đó, họ phải sở hữu một khối tài sản khổng lồ. Điều khiến tất cả chúng ta thắc mắc là làm thế nào mà họ có thể thu về những khoản lợi nhuận lớn đến vậy?

Khi nói đến cách người giàu đầu tư, có rất nhiều thông tin trái chiều trên mạng. Nhiều người khẳng định nên đầu tư tiền vào thị trường chứng khoán, có người lại cho rằng nên rót tiền vào bất động sản... 

Suy cho cùng, tất cả những tỷ phú trên thế giới đến nay chưa ai nghỉ hưu dù đã sở hữu khối tài sản kếch xù, vậy rốt cuộc người giàu đầu tư tiền của họ như thế nào?

1. Đầu tư vào lĩnh vực bản thân am hiểu

Người giàu đầu tư vào những thứ họ thực sự am hiểu. Warren Buffet có câu nói nổi tiếng: "Đừng bao giờ đầu tư vào một lĩnh vực kinh doanh mà bạn không thể hiểu được".

Warren Buffet và Bill Gates là hai người bạn thân, nhưng Buffett không đầu tư vào các công ty công nghệ hay cổ phiếu công nghệ. Buffet là một trong những nhà đầu tư thông minh nhất mọi thời đại, ông chỉ đầu tư vào những gì mình hiểu.

Hầu hết những người giàu đều đầu tư vào những lĩnh vực nhất định. Đừng bao giờ lấn sân sang một môi trường mới khi bạn chưa nắm bắt được cách vận hành chỉ vì người khác đã làm và thành công. Đồng thời, đừng ôm tâm lý làm giàu sau một đêm hoặc tư tưởng "ăn may". Đó là suy nghĩ của một nhà đầu tư "nghiệp dư".

Tiền của người giàu đi đâu hết? Đồ hiệu xa xỉ chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, đây mới là cuộc sống thực thụ của giới có tài sản kếch xù  - Ảnh 1.

2. Quy tắc đầu tư 1%

Người giàu luôn tìm kiếm các khoản đầu tư, hay còn gọi là tìm kiếm luồng giao dịch. Trong bối cảnh hiện nay, đầu tư không bị giới hạn, những điểm cốt yếu là người đầu tư phải biết mình nên bỏ tiền vào đúng chỗ.

Có một quy tắc đơn giản: 100, 10, 3, 1. Có nghĩa là khi nhìn vào một trăm giao dịch, một trăm khoản đầu tư tiềm năng, các nhà đầu tư sẽ chia nó thành mười hạng mục đáng cân nhắc. Từ mười lựa chọn đó, họ sẽ thu hẹp thành ba "ứng viên" có tiềm năng và cuối cùng chọn một khoản đầu tư có lợi nhất.

Các tỷ phú được "săn đón" bởi rất nhiều dự án trên khắp thế giới nhưng họ từ chối 99% số đó.

Nhiều người sẽ cho rằng như vậy đồng nghĩa với việc đánh mất đi những cơ hội tiềm năng. Tuy nhiên, khi nói đến đầu tư, các doanh nhân là người am hiểu hơn bất cứ ai. Một lựa chọn được đưa ra phải dựa trên những đối chiếu với thực tế, tính toán lợi ích và rủi ro, vì trên thương trường "sai một li đi một dặm".

Các thành viên cực kỳ giàu có của TIGER 21 (630 người sở hữu hơn 10 triệu đô la đầu tư) có 75% cổ phần trong cổ phần công, cổ phần tư nhân và bất động sản. Chỉ 10% tiền của họ ở dưới hình thức tiền mặt.

Theo một báo cáo, họ đang đầu tư nhiều hơn vào cổ phiếu, ít hơn vào bất động sản và 1% tài sản còn lại vào những lĩnh vực khác. Đó là cách họ phân bổ các khoản đầu tư của mình vào năm ngoái, và sự phân bổ này cũng có thể thay đổi bất cứ lúc nào.

Tiền của người giàu đi đâu hết? Đồ hiệu xa xỉ chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, đây mới là cuộc sống thực thụ của giới có tài sản kếch xù  - Ảnh 2.

Như đã nói ở trên, các khoản đầu tư của người giàu dựa trên lĩnh vực mà họ có chuyên môn. Sẽ luôn có những giao dịch và cơ hội mới, điều quan trọng là phải biết nắm bắt đâu mới là chiến lược tối ưu nhất.

3. Sử dụng logic thay vì cảm xúc

Các nhà đầu tư "nghiệp dư" rất dễ hành động theo cảm tính. Hiểu một cách đơn giản, các quyết định đầu tư của họ thường được thúc đẩy bởi những cảm xúc nhất thời. Ví dụ, họ sẽ mua bất động sản ở khu vực A vì họ yêu thích khu vực lân cận. Thậm chí có khi chỉ vì tình làng nghĩa xóm hoặc những kỷ niệm tuổi thơ mà họ rót tiền vào lĩnh vực này...

Khi người giàu đầu tư, các quyết định của họ độc lập với cảm xúc. Họ không quan tâm đến thực tế rằng khu phố A gợi nhớ về tuổi thơ, hay khung cảnh ở địa điểm B khiến họ cảm thấy bình yên. Điều duy nhất họ quan tâm ở đây là những con số.

Các nhà đầu tư nghiệp dư không ít lần "nướng" tiền của mình vào chứng khoán vì cảm xúc. Họ tham lam khi giá cổ phiếu tăng, và không muốn bán. Họ ôm tâm lý đợi giá được đẩy lên cao hơn nữa nhưng rồi đột nhiên, nó giảm xuống và kết cục là những người này "trắng tay".

Nếu bạn muốn biết người giàu đầu tư tiền của họ như thế nào thì điểm mấu chốt là họ đưa ra quyết định về các khoản đầu tư của mình bằng cách sử dụng logic.

4. Đầu tư vào bản thân

Nếu bạn chưa có đủ tiền để đầu tư vào bất động sản hoặc các khoản đầu tư sinh lời cao khác, điều đó có nghĩa là bạn nên đầu tư vào chính mình. Chẳng hạn, bằng cách đầu tư vào bản thân bằng cách đạt được một kỹ năng mới có thu nhập cao, bạn có thể kiếm đủ tiền để đầu tư vào những thứ mà người giàu đang ấp ủ.

Nếu bạn không phải là một nhà đầu tư sành sỏi, hãy nâng cấp kỹ năng và đào tạo nâng cao trình độ. Kiến thức là thứ không ai có thể lấy đi của bạn, và việc nâng cao trình độ học vấn và kỹ năng là những tài sản vô giá.

Benjamin Franklin có câu: "Đầu tư vào tri ​​thức mang lại lợi ích tốt nhất".

Tiền của người giàu đi đâu hết? Đồ hiệu xa xỉ chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, đây mới là cuộc sống thực thụ của giới có tài sản kếch xù  - Ảnh 3.

Chúng ta có thể đầu tư vào bản thân như thế nào? Đọc thêm sách, tham dự các cuộc hội thảo hoặc sự kiện giáo dục hoặc tìm hiểu trên internet, tham gia một khóa học mới để học một kỹ năng mới...

Đầu tư vào bản thân là khoản đầu tư lớn nhất với lợi tức lớn nhất. Những người giàu nhất không ngừng đầu tư vào bản thân và nâng cấp kỹ năng của mình. Khi nói đến đầu tư vào bản thân, chúng ta sẽ không có rủi ro và quan trọng nó là cánh cửa để mở ra những cơ hội mới.

Nguồn: Danlok