Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

Thay đổi tất cả chỉ trừ vợ và con

Ở châu Phi vào mỗi buổi sáng con linh dương thức giấc, con linh dương biết rằng nó phải chạy nhanh hơn cả con sư tử chạy nhanh nhất, nếu không nó sẽ bị giết. Và ở châu Phi vào mỗi buổi sáng, khi con sư tử thức giấc nó biết rằng nó phải chạy nhanh hơn ít ra là với con linh dương chạy chậm nhất hoặc là nó sẽ chết đói.

Còn chúng ta, dù là sư tử hay linh dương – là kẻ mạnh hay kẻ yếu thì khi mặt trời mọc (hoặc từ tinh mơ – tuỳ theo từng công việc), chúng ta cũng sẵn sàng để chạy. Chúng ta phải nỗ lực không ngừng vượt qua khó khăn, vượt qua chính mình để tồn tại và khẳng định giá trị bản thân.

Đó chính là những gì tôi rút ra được sau khi hoàn thành quyển sách “ Thay đổi tất cả chỉ trừ vợ và con ” của Ji Sung. Xuyên suốt quyển sách là những bài học quý giá về chiến lược phát triển bản thân và quản trị cuộc đời của Lee Kun Hee, chủ tịch tập đoàn Samsung. Có một câu tôi thấy vô cùng tâm đắc khi hoàn thành quyển sách này chính là “Nếu phải đối mặt với một trận chiến thì hãy vừa mỉm cười vừa đấu tranh”. Trong một cuộc sống với hàng ngàn lựa chọn mà ta phải đưa ra quyết định hằng ngày, dẫu có khó khăn cách mấy thì việc cần làm chính là xem xét một quyết định theo một trạng thái tích cực nhất. Hãy đón nhận tất cả những gì xảy đến với chúng ta dẫu hạnh phúc hay khổ đau, dẫu niềm vui hay sự rạn vỡ như là một tất yếu cuộc sống, như một “món quà” Thượng đế ban tặng cho ta, hãy để tất cả xuyên qua ta, một cách nhẹ nhàng và bình thản.
lee kun hee Thay đổi tất cả chỉ trừ vợ và con
Lee Kun Hee, chủ tịch Samsung, năm nay ở tuổi 71. Ông tỏ ra khá lặng lẽ nếu so với những lãnh đạo đồng cấp như Steve Jobs, Bill Gates.
Lee Kun Hee là tấm gương về sự kiên trì và khao khát thay đổi bản thân. Ông đã cổ vũ tinh thần cho lớp trẻ chúng tôi – những người vẫn bị cuốn vào vòng quay của việc cố gắng học tập trên sách vở để mong muốn tìm được một công việc tốt và một cuộc sống ổn định. Ông dạy cho chúng tôi rằng nếu không tự phát triển bản thân, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thương trường thì theo quy luật khắc nghiệt của xã hội, chúng tôi sẽ bị đào thải không thương tiếc dù đã sống và cống hiến bao lâu cho tổ chức. Gấp lại quyển sách gần hai trăm trang với những ấn tượng về niềm tin biến điều không thể thành có thể, đọng lại trong tôi là những gì tâm đắc nhất mà Lee Kun Hee đã chia sẻ với thế hệ sau.

Thứ nhất, “hãy thay đổi suy nghĩ để thay đổi mọi thứ”. Gần đây tôi có tham dự một buổi hội thảo, một diễn giả đã chia sẻ cho mọi người về bộ phim The Secret (Bí mật) và quyền năng của lực hấp dẫn. Khi ta nghĩ về một điều gì đó suốt ngày thì xung quanh ta sẽ sản sinh một nguồn năng lượng, theo luật hấp dẫn thì sẽ hấp dẫn những gì ta tập trung vào. Ta sẽ thấy được những cơ hội, những điều tốt đẹp và tích cực trong việc ta đang quan tâm. Hiểu và áp dụng được định luật này trong cuộc sống, tôi tin là mỗi người chúng ta sẽ có được thành công. Muốn thay đổi cuộc sống của mình thì trước hết phải có một niềm tin vững chãi về sự toàn thắng, cho dù điều đó đôi lúc có nghĩa là mình đang đi ngược lại với tất cả mọi người và đơn thương độc mã chiến đấu cùng lựa chọn của mình. Như tôi đã viết ở trên, nếu phải đối mặt với một trận chiến thì hãy vừa mỉm cười vừa đấu tranh! Điều quan trọng không phải là ta muốn thay đổi suy nghĩ gì mà chính là ta khao khát thay đổi như thế nào. Niềm tin ấy có đủ lớn để vượt qua những khó khăn, thử thách hay không. Tôi thấy sở dĩ con người ta ngại thay đổi chính là vì bản thân mỗi người đều sợ thất bại. Bản thân chúng ta không đủ tự tin để vượt qua rào cản tâm lý được xây nên bởi chính chúng ta và những người xung quanh. Chúng ta thậm chí còn chưa kịp thất bại, nhưng cứ mãi bị đè nặng bởi tâm lý thất bại! Nhưng lạc quan thay chúng ta có thể thay đổi suy nghĩ của mình, bắt đầu bằng việc ông Ji Sung đề cập, nạp thông tin tích cực bằng cách đọc khoảng 2000 quyển sách về phát triển bản thân của những người thành công

Thứ hai, “hãy dốc hết sức lực của mình”. Cứ thử tưởng tượng mỗi thành viên trong tập thể chúng ta đều dành thời gian phát triển bản thân, từ giám đốc đến nhân viên thì cả tập đoàn sẽ thay đổi theo. Phát triển bản thân là một cuộc chiến, kẻ thù không ai khác chính là những lề lối, thói quen từ quá khứ của bản thân mình. Thay đổi bản thân cần thiết phải từ bỏ “quá khứ của bản thân”: ngủ ít, đọc sách phát triển bản thân, học theo gương thành công, nghe bài giảng của các chuyên gia, chăm chỉ làm việc, tạo mối quan hệ xã hội… Để có được thành công trong hiện tại và tương lai thì thay đổi là tất yếu cộng với sự kiên nhẫn và cứng rắn. Chỉ cần luyện tập và dốc sức lực vào những việc mình làm, ta có thể làm được mọi việc, dù đó là những việc khó khan nhất.

Thứ ba, “làm việc gì cũng phải tìm hiểu mục đích và bản chất công việc”. Tôi thường được dạy rằng sự nhiệt tình cộng với ngu dốt sẽ trở thành một con người phá hoại, có khi sẽ gây ra một thảm họa. Làm việc gì cũng nên suy nghĩ và thận trọng. Bởi thế nên chúng ta không cần phải làm việc thật nhiều, thật chăm chỉ ngày đêm nhưng hãy làm việc một cách thông minh. Việc cần thiết trong tìm hiểu mục đích công việc chính là phải luôn luôn đặt câu hỏi để giải quyết vấn đề. Tại sao tôi phải làm việc này? Việc này có quan trong với tôi không? Tôi học hỏi được điều gì từ công việc?… nhằm loại bỏ những công việc dư thừa và thêm thời gian chú tâm vào những việc phục vụ cho mục đích quan trọng. Biến mục đích thành niềm tin và hiện thực hóa là ba công đoạn trong việc xác định mục đích công việc. Ngoài ta, nhìn nhận bản chất công việc là yếu tố đòi hỏi người thực hiện cần có một cái nhìn sâu và rộng, một lượng kiến thức đủ để tự đặt câu hỏi và giải quyết vấn đề nhằm vạch chiến lược. Nhìn nhận ra bản chất công việc không phải là một chuyện dễ dàng thực hiện trên thực tế. Đó là một quá trình luyện tập khôn ngoan, kiên trì, bền bỉ và không ngừng nghỉ.

Cuối cùng, “Hãy suy nghĩ đơn giản” và “Tạo bước đột phá” chính là hai nguyên tắc vàng trong thái độ quyết tâm thay đổi bản thân của ông. Trên đời này, không có việc gì để mà hoàn thành, con người ta lại không gặp khó khăn. Dám chấp nhận rủi ro, dám đương đầu với thử thách chính là những gì Lee Kun Hee đã trải qua và minh chứng là thành công của ông trên thương trường.

Trên đây là những gì tôi cảm thấy rất tâm đắc từ quyển sách. Vấn đề thứ hai tôi xin phép được bàn luận chính là việc làm thế nào mới được xem là một nhân viên tốt và có tương lai? Với tôi, tôi cho rằng điều quan trọng nhất của một nhân viên triển vọng và lý tưởng chính là “đừng bao giờ bằng lòng với hiện thực mà hãy phá vỡ hiện thực”. Những người có suy nghĩ này luôn luôn tìm kiếm và chinh phục thử thách. Như những gì tôi đã bàn ở trên, khi họ có động lực, theo nguyên tắc luật hấp dẫn thì chính họ sẽ có được những cơ hội hay duyên may mà người bình thường không thể có được. Ví dụ họ có thể tìm kiếm được nhiều hợp đồng bất ngờ, vô tình khám phá ra một giải pháp để giải quyết vấn đề hay hơn… Tôi đã từng đọc được một câu rất hay: “Thất bại đầu tiên trong đời người chính là ngủ quên quá lâu trên chiến thắng”. Những ai luôn tự bằng lòng với thành công hiện tại và không cố gắng tìm tòi tri thức mới sẽ gặp khó khan trong việc phát triển bản thân. Luôn luôn đặt cho bản thân một mục tiêu để hướng tới, một khi đạt được mục tiêu thì hãy lên kế hoạch cho một mục tiêu tiếp theo, khi đó mỗi người sẽ luôn luôn cố gắng không ngừng nghỉ.

Tôi rất thích một đoạn của Ji Sung: “hãy sống những tháng năm tuổi trẻ như là đi chiến đấu. Phải đấu tranh quyết liệt với bản thân, luôn tự nhủ rằng mình không được suy nghĩ tiêu cực, phải sống sao cho ngày hôm nay khác với ngày hôm qua và phải quyết tâm học những gì cần thiết đối với mình.” Đây là một bí quyết đúc kết từ kinh nghiệm của những người thành công. Tôi đã đọc đi đọc lại đoạn văn này và đọc thành tiếng rất to, cảm giác lúc đó rất lạ, như có một sức mạnh tinh thần làm cho tôi thêm vững tin vào mình. Tôi cảm nhận như mình có thêm động lực thực hiện nó nhưng tiếc thay cảm giác đó qua đi rất nhanh, chỉ tồn tại vài giờ khi tôi bắt tay vào việc. Nhưng tôi nghĩ, nếu mình có thể thực hiện mỗi ngày, tôi tin chắc cảm giác tích cực thôi thúc bản thân thay đổi sẽ dần dần trở thành một thói quen và tạo niềm tin cho bản thân. Đây cũng chính là điểm một nhân viên triển vọng cần nên thực hành.

Cuối cùng, tôi cho rằng một nhân viên có tương lai sẽ rất coi trọng việc “thực học”. Không chỉ tìm hiểu, học hỏi, mở mang kiến thức thông qua sách báo, internet và lắng nghe các bài giảng từ những chuyên gia mà còn phải có một tinh thần thực hành cao độ. Học bằng cách làm, học bằng cách va chạm với thực tế để tích lũy kinh nghiệm và kiến thức. Chấp nhận rủi ro và thất bại, luôn chuẩn bị tinh thần để vừa chiến đấu vừa mỉm cười.

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

10 bài học tiền bạc giúp bạn có cuộc sống sung túc

tien-nong-0
Hầu hết mọi người đều nhận thấy tiêu tiền nhiều hơn mức mình có là điều tồi tệ, nhưng điều đó không ngăn được hàng triệu tín đồ mua sắm “vung tay quá trán”. Dưới đây là 9 bài học về tiền bạc có thể thay đổi cuộc đời bạn, nếu bạn thực sự để ý.

1. Tiền không mua nổi hạnh phúc
“Tôi từng kiếm được rất nhiều tiền khi chưa đến tuổi 20, khi đó với tôi tiền là cả thế giới…
Rồi sau đó, tôi có cơ hội kiếm được nhiều hơn, mất mát nhiều hơn…và nhận ra điều quan trọng nhất cuộc đời mình…

“Tiền, hay bất cứ gì tương tự không thể đánh đổi được hạnh phúc mái ấm của tôi”
Và tôi nhận ra thêm rằng, nếu biết kiểm soát, không nợ nần, dư dả tiền bạc, thì hạnh phúc đó có thể gấp 5- 10 lần nhờ sử dụng tiền hợp lý.

Vì vậy, hãy gắn Mục tiêu kiếm tiền – với các hạnh phúc bạn đang vun đắp.
Khi đó tiền sẽ đem lại cho bạn nhiều niềm vui và tiếng cười.
 
2. Mục tiêu là chìa khóa quan trọng
Một câu ngạn ngữ nói rằng Qnếu bạn không biết mình sẽ đi đâu, thật khó để đến được đích, điều ấy không thể đúng hơn trong lĩnh vực tiền bạc.

Mục tiêu tài chính sẽ cho bạn thấy bạn thật sự muốn đạt được điều gì, và sẽ dùng tiền vào việc gì. Nó cũng giúp bạn tránh được việc mua bán bốc đồng và tiêu tiền vào những thứ không quan trọng.
 
3. Mua bán bốc đồng sẽ xóa sạch các giấc mơ của bạn
Mua bán bốc đồng (hay là tiêu tiền vào những thứ không quan trọng với mục tiêu của bạn) là cách tiêu tiền dở nhất, tuy nhiên lại là cách mà hầu hết mọi người vẫn làm khi không có mục tiêu tài chính.
Mua bán bốc đồng xảy ra khi bạn thực sự không chắc chắn về điều bạn muốn trong cuộc sống và điều gì sẽ khiến bạn hạnh phúc.

Đó là vì sao quảng cáo lại hiệu quả đến vậy. Các nhà quảng cáo khiến bạn tin rằng mua một sản phẩm hoặc dịch vụ của họ sẽ giúp bạn có được thứ hạnh phúc mà bạn đang tìm kiếm, trong khi thực tế lại rất hiếm như vậy.

Nếu bạn học được cách kiên nhẫn với tiền và tránh mua bốc đồng bằng cách biết rõ mục tiêu tài chính của mình là gì, bạn sẽ đạt được các mục tiêu ấy theo tuần tự.
 
4. Mua trải nghiệm, chứ không phải đồ vật
Không phải căn hộ bạn đã mua, mà ngôi nhà nơi bạn cùng ở với gia đình mới là điều quan trọng. Khi nhìn lại những điều trong quá khứ, bạn sẽ nhớ lại các khoảng thời gian, kỷ niệm và những trải nghiệm chứ không phải là từng món đồ bạn đã mua.

Hiểu được điều này sẽ đảm bảo rằng bạn nhận được nhiều giá trị hơn từ món tiền bạn đã bỏ ra.
 
5. Tivi là một kẻ giết chết giấc mơ
Hàng trăm lần tôi nghe thấy mọi người ca cẩm rằng họ không có thời gian để đạt được mục tiêu mong muốn. Nếu bạn là một người trung bình trong nhóm ấy, thời gian mà bạn không có ấy chính là thời gian ngồi trước tivi. Nếu bạn muốn đạt mục tiêu và ước mơ của mình, điều đầu tiên nên làm là vứt bỏ thói quen ngồi đồng trước màn hình.

Thời gian ấy bạn hãy dành để làm việc cho các mục tiêu và kế hoạch khác.
 
6. Cám dỗ tiền nong
Sẽ có thời điểm nào đó trong đời, bạn nhận được đề nghị làm một công việc mới với mức lương cao hơn hẳn mức lương của công việc mơ ước mà bạn đang có. Hãy cẩn thận với sức quyến rũ của nó, vì đã chấp nhận thì bạn khó có thể rút lui. Bạn tự huyễn hoặc mình rằng với công việc mới, nhiều tiền hơn, bạn sẽ có thời gian rảnh để làm việc yêu thích. Việc đó rất khó đấy.
 
7. Các sai lầm về tài chính không phải đều xấu
Mọi người đều có thể mắc sai lầm về tiền bạc, nhưng thực tế chúng sẽ mang lại lợi ích to lớn trong cuộc sống lâu dài. Chìa khóa ở đây là bài học được rút ra từ thất bại đó. Vì vậy, thay cho việc vật vã khi phạm phải sai lầm, bạn hãy dành thời gian để học hỏi và đảm bảo rằng điều đó không lặp lại.
 
8. Hãy làm việc mà bạn yêu thích và tiền bạc sẽ đến
Có thể tiền sẽ không xuất hiện từ đầu, nhưng nếu bạn thực sự tin tưởng vào công việc của mình, luôn có cách để biến nó thành công và sống nhờ tình yêu nghề của bạn. Tất nhiên việc này sẽ mất nhiều thời gian, tiền bạc, lòng kiên nhẫn và cũng không dễ dàng. Tình yêu nghề sẽ cho bạn thêm nhiều nghị lực.
 
9. Tiền là cảm xúc
Bạn biết rõ bản thân mình hơn ai hết, và điều gì là động lực với bạn. Với mỗi người, động lực sẽ khác nhau. Hãy nhớ lấy điều này và sử dụng nó như là một lợi thế của bạn – các kế hoạch tài chính chỉ thành công nếu hợp với cá tính của bạn.
Hãy chọn phương pháp để bạn đạt được mục tiêu nhanh nhất, tận dụng các thói quen cá nhân.
 
10. Hãy tích lũy từ sớm
Để được nghỉ hưu, bạn không cần làm quá nhiều tiền. Tất cả điều bạn cần làm là tiết kiệm những khoản tiền nhỏ từ càng sớm càng tốt. Khoản để dành hưu trí này càng nhiều, bạn càng được phép nghỉ ngơi sớm.

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng phải làm việc tích cực và làm ra nhiều tiền, nhưng kế hoạch để có được sự sung túc thật sự là hãy bắt đầu tiết kiệm và đầu tư từ khi còn rất trẻ.

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

10 lời khuyên tài chính vô giá từ Bill Gates

Tỷ phú giàu nhất thế giới - Bill Gates đưa ra 10 lời khuyên tài chính hữu ích dành cho những ai mong muốn tiết kiệm hoặc đầu tư một cách hiệu quả hơn.
Khi kiếm tiền là động lực chính, bạn sẽ có thêm quyết tâm học hỏi những kinh nghiệm của người thành công. Một cách phổ biến đó là thuê cố vấn tài chính. Nhưng nếu bạn chưa thể tìm ra ai đó đủ năng lực, hãy thử làm theo các mẹo làm giàu của những con người "huyền thoại". Sau đây là 10 lời khuyên của Bill Gates, tỷ phú giàu nhất nước Mỹ và đứng thứ 2 trên thế giới (theo Forbes) với tổng giá trị tài sản 67 tỷ USD.

1. Thiết lập mục tiêu rõ ràng
Trong bức thư hàng năm của Bill Gates gửi cho Quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates, ông chia sẻ rằng bất cứ ai cũng có thể đạt được thành công nhất định nếu họ có một mục tiêu rõ ràng. Đối với lĩnh vực tài chính cũng vậy. Ví dụ, một mục tiêu để trả hết nợ hay đi du lịch cụ thể sẽ giúp bạn tiết kiệm hiệu quả hơn.

2. Làm tốt nhất có thể
Một lời khuyên khác của Bill Gates là làm tốt nhất có thể đối với những gì bạn nhận được. Có nhiều nợ và tình hình tài chính xấu, không hài lòng với khoản vay mua nhà thế chấp dễ khiến bạn nản chí. Hãy luôn nhớ rằng, bạn còn đang ở trong tình trạng tài chính tốt hơn nhiều người khác, vì vậy, hãy cố gắng hết sức mình.

3. Kiên nhẫn
Bill Gates còn được biết đến với quan điểm thành công không tới ngay lập tức và không ai có thể kiếm hàng triệu USD chỉ trong một đêm. Vấn đề không phải ở mức độ rắc rối tài chính bạn đang gặp phải, điều quan trọng đó chính là sự kiên trì. Trả nợ, tiết kiệm hay thiết lập và làm theo kế hoạch chi tiêu đòi hỏi sức mạnh ý chí của bạn để thành công.

4. Đừng quay lưng lại với thử thách
Trong nhiều cuộc phỏng vấn và phát biểu, Gates chia sẻ rằng bạn không nên quay lưng lại với thử thách nếu muốn đạt được thành công. Con đường tài chính cá nhân có thể gặp những khó khăn khi thiếu tiền, cần phải thanh toán chi phí sinh hoạt... nhưng bạn không nên để điều đó làm nhụt chí. Có nhiều sự lựa chọn khác để giải quyết thách thức trên, ví dụ như tìm công việc làm thêm, bán những món đồ bạn không cần hoặc cắt giảm chi phí.

5. Học hỏi từ những thất bại
"Thành công là một người thầy tồi. Nó khiến cho những người thông minh nghĩ rằng mình không thể thất bại", đó là điều Gates muốn mọi người ghi nhớ nếu như chúng ta chưa ở trong hoàn cảnh của họ. Hầu hết các tỷ phú, người nổi tiếng đều có thời kỳ khó khăn riêng phải vượt qua. Học hỏi, ghi nhớ cách thức thành công của họ không khó nhưng để phát huy tác dụng trong hoàn cảnh của bạn thì không dễ dàng chút nào.

6. Theo đuổi đam mê

Một mẹo nhỏ khác để thành công được Bill Gates đưa ra đó là "hãy theo đuổi đam mê của bạn". Như ông nói, làm một điều gì đó yêu thích có thể không làm bạn giàu ngay lập tức nhưng nó sẽ truyền cảm hứng, tham vọng cho chúng ta theo đuổi đến lúc thành công. Nói rộng ra, đó có thể là thực hiện một khoản vay, chấp nhận rủi ro tài chính để theo đuổi mơ ước lập công ty riêng, học nâng cao trình độ.... Trên thực tế, rất nhiều người đã thành công nhờ chính đam mê của mình.

7. Giữ cho mọi thứ đơn giản
Đây cũng chính là lời khuyên từ Warren Buffett, cố vấn tài chính của Bill Gates. Không cần thiết phải phức tạp tình hình tài chính hoặc ngân sách của bạn lên. Một kế hoạch đơn giản nhưng hiệu quả luôn dễ thực hiện thành công. Ví dụ, thay vì cố gắng tạo ra danh sách dài những việc cần làm để tiết kiệm, bạn chỉ cần thiết lập chế độ tự động chuyển một tỷ lệ nhất định trên thu nhập sang tài khoản khác là đủ. Bằng cách đó, bạn đã tự giới hạn chi tiêu của mình và có một số tiền tiết kiệm riêng.

8. Lắng nghe những lời khuyên tốt
Bill Gates luôn khuyến khích chúng ta lắng nghe những lời khuyên tốt được đưa ra, bất kể hoàn cảnh hay tình huống hiện tại là gì. Lời khuyên tốt có thể giúp bạn dễ dàng tìm ra giải pháp giải quyết khó khăn đang gặp phải. Ví dụ, lời khuyên từ một người quen từng trải qua nợ nần, tài chính khó khăn sẽ giúp bạn tránh những sai lầm tương tự.

9. Thu thập, quản lý và sử dụng những thông tin có lợi cho bản thân
Không quá ngạc nhiên khi Bill Gates, một nhân vật nổi tiếng trong ngành công nghệ, cho rằng việc thu thập và sử dụng thông tin để nâng cao lợi thế là điều quan trọng. Đây là lời khuyên cần luôn luôn được áp dụng vào tài chính cá nhân. Trước khi mua một món đồ giá trị, bạn nên nghiên cứu, so sánh các thương hiệu hoặc tìm hiểu kỹ, đánh dấu ưu thế của loại thẻ tín dụng mang lại cho bản thân nhiều lợi ích nhất.

10. Có một chiến lược hiệu quả
Điều cuối cùng Bill Gates muốn chia sẻ là bạn nên có một chiến lược hiệu quả. Đây là chìa khóa để tiến tới sự thành công. Không có vấn đề gì khi bạn muốn vay nợ để mua sắm. Điều cần thiết là bạn phải có kế hoạch tốt để giữ cho tình hình tài chính của mình ổn định và phát triển tốt sau này.

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

Quản Lý Bản Thân (Phần 1)

Lịch sử thuộc về những người thành công – một Napoleon, một Da Vinci, một Mozart – họ luôn biết cách Quản Lý Bản Thân. Nói chung, chính điều đó đã khiến họ trở thành những người thành công vĩ đại…

quản lý bản thân
Có người nói rằng, muốn quản lý người khác, trước hết chúng ta phải có khả năng quản lý chính mình. Theo Peter Drucker, quản lý bản thân có nghĩa là học cách phát triển chính bản thân chúng ta. Chúng ta phải định vị bản thân tại nơi mà chúng ta có thể đóng góp nhiều nhất cho tổ chức và cộng đồng.

Bài viết của ông về việc quản lý bản thân từng được chọn là bài viết hay nhất năm 1999 của tạp chí Havard Business Review.

Thành công trong nền kinh tế tri thức chỉ đến với những người biết rõ bản thân họ – những mặt mạnh, những giá trị của họ, và cách tốt nhất mà họ có thể làm việc.
Chúng ta đang sống trong một kỉ nguyên của những cơ hội chưa từng có trong lịch sử. Nếu bạn có hoài bão hoặc trí thông minh, bạn có thể đạt đến đỉnh cao trong chuyên môn mà bạn đã chọn, bất chấp điểm mốc mà bạn đã xuất phát.

Nhưng cơ hội đi kèm với trách nhiệm. Các công ty trong thời đại ngày nay không quản lý công việc của nhân viên, những công nhân trí thức phải biết cách trở thành nhà quản lý của chính mình một cách hiệu quả. Điều đó phụ thuộc vào bạn có tìm cho mình một vị trí, có biết khi nào thì nên thay đổi công việc, làm việc tận tâm và năng suất trong suốt cuộc đời làm việc có thể kéo dài đến hơn 50 năm. Để làm tốt những việc trên, bạn cần có sự hiểu biết sâu sắc về bản thân – không chỉ các sở trường và sở đoản mà cả cách bạn học tập, cách bạn làm việc với những người khác, những giá trị của bạn, và nơi mà con có thể đóng góp nhiều nhất. Bởi vì chỉ khi bạn có thể vận dụng những khả năng của mình, bạn mới có thể đạt được thành công xuất sắc thật sự.

Lịch sử thuộc về những người thành công – một Napoleon, một Da Vinci, một Mozart – họ luôn biết cách quản lý bản thân. Nói chung, chính điều đó đã khiến họ trở thành những người thành công vĩ đại. Nhưng họ là những trường hợp ngoại lệ hiếm có, họ quá khác thường cả về tài năng và những thành tựu đạt được để có thể xếp họ vào ranh giới của những con người bình thường. Hiện nay, hầu hểt chúng ta, kể cả những người có khả năng khiêm tốn nhất, đều phải học cách quản lý bản thân. Chúng ta sẽ phải học cách phát triển bản thân. Chúng ta sẽ phải học cách định vị nơi nào chúng ta có thể đóng góp nhiều nhất. Và chúng ta phải luôn giữ được sự linh hoạt và tận tâm trong suốt 50 năm làm việc, điều này có nghĩa là biết làm thế nào và khi nào phải thay đổi công việc chúng ta đang làm.

Những điểm mạnh của tôi là gì?
Quan ly ban thanHầu hết mọi người đều nghĩ rằng họ biết mình có khả năng làm tốt cái gì. Họ thường xuyên sai lầm. Thường thì, mọi người biết họ giỏi ở cái gì, và thậm chí sau đó nhiều người sai hơn là đúng. Một người chỉ có thể thực hiện từ điểm mạnh của mình. Họ không thể xây dựng cách thực hiện từ những điểm yếu. Trong lịch sử, con nguời có ít nhu cầu biết về điểm mạnh của họ. Một người khi sinh ra đã được sắp sẵn một vị trí, và vị trí đó trong chuỗi dây chuyền lao động: con của một người nông dân thì sẽ là một nông dân; con gái của một thợ thủ công sẽ là vợ của một thợ thủ công, và cứ thế tiếp diễn. Nhưng thời đại ngày nay con người có nhiều sự lựa chọn. Chúng ta biết những mặt mạnh của mình để có thể nhận thức được chúng ta thuộc về nơi nào.

Cách duy nhất để khám phá sức mạnh của bạn là qua phân tích những thông tin phản hồi. Bất cứ khi nào bạn phải ra một quyết định hay một hành động quan trọng, hãy viết ra những gì bạn mong muốn sẽ xảy ra. Chín hay mười hai tháng sau, so sánh kết quả thực sự so với mong muốn của bạn trong quá khứ.

Tôi đã thực hành biện pháp này từ 15 đến 20 năm nay, và mỗi khi tôi thực hiện biện pháp này, tôi đều phải ngạc nhiên. Phân tích thông tin phản hồi đã chứng minh cho tôi thấy rằng tôi có sự thấu hiểu trực giác với những người làm trong lĩnh vực kĩ thuật, dù rằng họ là những kĩ sư, kế toán viên hay nhà nghiên cứu thị trường. Biện pháp này cũng chứng minh rằng tôi không hùa theo đa số.

Phân tích thông tin phản hồi chẳng có gì mới mẻ cả. Biện pháp này được phát minh khoảng thế kỷ 14 bởi một nhà thần học người Đức không mấy tiếng tăm và 150 năm sau, được phân tích một cách ngẫu nhiên bởi John Calvin và Ignatius của vùng Loyola. Cả hai người đã tích hợp phương pháp này trong thực hành thực hiện bởi những người theo sau. Trên thực tế, chính việc tập trung phân tích hành động và kết quả của thói quen phân tích phản hồi giải thích tại sao những tổ chức do hai người đàn ông này sáng lập, nhà thờ Calvinist và dòng tu Jesuit, đã thống trị của Châu Âu trong suốt 30 năm.

Hãy thực hành bền bỉ, phương pháp đơn giản này sẽ chỉ cho bạn thấy đâu là những điểm mạnh của mình chỉ trong khoảng thời gian khá ngắn, có lẽ 2 hoặc 3 năm. Đây chính là điều quan trọng nhất bạn nên biết. Phương pháp này sẽ chỉ cho bạn rằng bạn đang làm cái gì và thất bại khi làm cái gì đã ngăn cản bạn có được những ích lợi cao nhất trong khả năng. Biện pháp này cũng chỉ ra bạn đặc biệt không có khả năng ở lĩnh vực nào. Và cuối cùng, nó cũng chỉ ra lĩnh vực nào bạn chẳng có khả năng và do đó không thể tiếp tục với lĩnh vực đó.

Một vài gợi ý hành động sau khi quá trình phân tích thông tin phản hồi. Đầu tiên và quan trọng nhất là hãy tập trung vào những mặt mạnh của mình. Hãy đặt bản thân vào những nơi bạn có thể phát huy tối đa kết quả.

Thứ hai, hãy làm việc để cải thiện những điểm mạnh của mình hơn nữa. Những phân tích sẽ nhanh chóng cho biết chỗ nào bạn cần cải thiện các kỹ năng hoặc đòi hỏi thêm các kỹ năng mới. Biện pháp này còn chỉ ra những thiếu sót trong kiến thức của bạn và những kiến thức đó thường có thể tiếp tục được bổ sung thêm. Tài năng toán học là bẩm sinh, nhưng tất cả mọi người đều có thể học lượng giác.

Thứ ba, hãy tìm ra nơi nào mà sự tự mãn về tri thức đang khiến bạn không thể nhận ra sự ngu dốt của mình và hãy vượt qua sự tự mãn đó. Có quá nhiều người – đặc biệt là những chuyên gia trong lĩnh vực của mình – coi thường những tri thức thuộc ngành khác hoặc họ tin rằng kiến thức uyên thâm trong một lĩnh vực có thể thay thế cho tri thức ở các lĩnh vực khác. Ví dụ như những kĩ sư hàng đầu có xu hướng tự hào khi mình chẳng biết một chút nào về con người. Họ tin rằng, con người là sinh vật quá vô tổ chức đối với trí tuệ kĩ thuật. Ngược lại, những chuyên gia nguồn nhân lực lại tự hào về bản thân khi họ chẳng biết gì về kế toán cơ bản hoặc những phương pháp định lượng. Nhưng tự hào về sự ngu dốt của mình là tự lừa phỉnh mình mà thôi. Hãy tích luỹ những kỹ năng và kiến thức bạn cần để nhận thức một cách đầy đủ nhất những điểm mạnh của bạn.

Việc sửa chữa những thói quen xấu của bạn – những việc bạn làm hoặc làm nhưng thất bại đã ngăn cản sự hiệu quả và thành công của bạn – cũng quan trọng không kém. Những thói quen xấu này sẽ nhanh chóng bị phát hiện trong thông tin phản hồi. Ví dụ như, một nhà hoạch định có thể nhận ra dự án tuyệt hảo của mình thất bại bởi vì anh ta không theo dõi dự án một cách toàn diện. Giống như nhiều người xuất sắc khác, anh ta tin rằng với ý tưởng người ta có thể dời non lấp bể. Nhưng chính máy ủi đất mới dịch chuyển được núi, những ý tưởng chỉ ra nơi nào xe ủi đất nên đến làm việc. Nhà hoạch định này phải biết rằng công việc còn chưa xong khi kế hoạch chưa hoàn thành. Anh ta phải tìm ra người sẽ thực hiện kế hoạch và giải thích kế hoạch cho người mới. Anh ta phải thích nghi và thay đổi kế hoạch trong quá trình thực tế. Và cuối cùng, anh ta phải quyết định khi nào thì nên dừng việc thực thi dự án.

Đồng thời, phân thích thông tin phản hồi cũng cho thấy khi nào vấn đề này thiếu một cách thức ứng xử thích hợp để xử lý. Cách thức ứng xử là dầu bôi trơn cho cả một tổ chức. Quy luật tự nhiên là ma sát sẽ xuất hiện khi hai vật thể đang chuyển động tiếp xúc với nhau. Cách ứng xử – đơn giản như nói “làm ơn” và “cảm ơn” và việc nhớ tên một người hay hỏi thăm gia đình người đó – làm cho hai người có thể làm việc chung với nhau và liệu rằng họ có ưa người kia hay không. Những cá nhân xuất sắc, đặc biệt là những cá nhân trẻ xuất sắc, thường không hiểu điều này. Nếu như các phân tích chỉ ra rằng khi công việc đòi hỏi sự hợp tác với người khác, ai đó xuất sắc nhưng thất bại hết lần này đến lần khác, thì rất có thể đâu đó thiếu đi sự nhã nhặn, thiếu đi một cách ứng xử đúng mực.
Việc so sánh mục tiêu bạn hy vọng với kết quả thực tế cũng chỉ ra cái gì không nên làm. Chúng ta đều có vô số những lĩnh vực mà chúng ta không có khả năng hay kỹ năng hoặc thậm chí chẳng có cơ hội trở thành một người trung bình trong lĩnh vực đó. Trong những lĩnh vực này, một cá nhân – đặc biệt trong trường hợp một công nhân tri thức – không nên nhận làm. Một người nên nỗ lực càng ít càng tốt khi cố cải thiện những lĩnh vực mà mình chẳng có khả năng. Việc cải thiện từ yếu kém lên hạng trung bình làm tiêu tốn nhiều năng lượng và khối lượng công việc lớn hơn nhiều việc cải thiện khả năng làm việc tốt nhất của bạn lên hạng xuất sắc. Tuy nhiên vẫn có nhiều người – đặc biệt là hầu hết các giáo viên và hầu hết các tổ chức – tập trung vào biến những người hạng yếu kém trong một lĩnh vực nào đó lên hạng trung bình. Thay vào đó năng lượng, các nguồn lực và thời gian nên được đầu tư biến một người có khả năng thành một ngôi sao chói sáng trong lĩnh vực của họ.

Tôi thực hiện bằng cách nào?
Quan-ly-ban-thanĐiều ngạc nhiên là hầu như không ai biết cách thức họ làm việc. Thực tế, hầu hết chúng ta thậm chí còn không biết rằng những người khác nhau thì cách họ thực thi công việc cũng khác nhau. Quá nhiều người làm việc theo cách không phải của họ, và điều đó hầu như chắc chắn không mang lại kết quả nào cả. Đối với những công nhân tri thức, “Tôi thực hiện bằng cách nào?” có lẽ còn quan trọng hơn cả câu hỏi “điểm mạnh của tôi là gì?”

Cũng giống như những điểm mạnh của một cá nhân, cách thức mà một cá nhân thực hiện cũng là độc nhất vô nhị. Đó là vấn đề cá tính. Liệu rằng cá tính có được do tự nhiên hay do nuôi dạy, thì ta đều có thể chắc chắn rằng cá tính cũng đã được hình thành rất lâu trước khi chúng ta bắt đầu làm việc. Và cách thức cá nhân hành động cũng giống như việc cá nhân có khả năng hay không có khả năng làm gì đã được xác định từ trước. Cách thức một người hành động có thể thay đổi đôi chút nhưng cách thức đó không có khả năng thay đổi hoàn toàn một cách dễ dàng. Giống như việc con người đạt được thành công khi họ làm cái họ làm cái mà họ có thể làm tốt, họ cũng sẽ thành công khi làm việc theo cách mà họ có thể hành động tốt nhất. Một vài đặc điểm tính cách thông thường sẽ quyết định cách thức một người hành động.

* Peter Drucker (1909 – 2005) sinh ra trong một gia đình trung lưu ở Áo. Ông lấy bằng tiến sĩ luật dân sự và quốc tế tại Đại học Frankfurt năm 1931. Ông từng làm việc ở nhiều lĩnh vực như ngân hàng, tư vấn và báo chí. Năm 1937 ông sang Mỹ, sau đó trở lại với công tác giảng dạy chính trị, triết học, kinh tế, quản trị học, bắt đầu là ở Đại học New York, sau đó ở Đại học Claremont.

Peter Drucker có khoảng 30 cuốn sách được dịch sang hơn 20 ngôn ngữ khác nhau và hàng ngàn bài viết trên các tờ báo kinh tế hàng đầu. Ông được đánh giá là nhà quản trị quan trọng nhất thế kỷ 20.

Năm lựa chọn quan trọng nhất cuộc đời

Đối với những người trẻ, điều này lại càng có ý nghĩa hơn bởi họ có cả một tương lai phía trước đang chờ đợi, mà việc đưa ra những lựa chọn đúng được sớm chừng nào lại khiến tương lai ấy rõ ràng hơn chừng đó.
5 lựa chọn quan trọng nhất
1. Chọn LẼ để SỐNG

Lẽ sống chính là hoài bão và sứ mệnh của cuộc đời, là giá trị nền tảng, chuẩn hành xử của của chính mình. Xác định lẽ sống chính là trả lời câu hỏi: “Mình là ai, mình sống để làm gì, mình sẽ dùng cuộc đời của mình vào việc gì và việc đó có đáng để dùng hay không?”.
Xác định lẽ sống cũng chính là việc chọn cho mình lý do để sống (rốt cuộc ý nghĩa của cuộc đời mình nằm ở đâu) – được coi là “đích đến”, “bánh lái”, hay sẽ là “ma đưa lối, quỷ đưa đường” trong cuộc đời chúng ta. Đây là lựa chọn quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng tới tất cả những lựa chọn còn lại. Không phải ai cũng chọn được đúng “đích đến” và “bánh lái” cho mình và hậu quả là cuộc đời của họ nhiều khi sẽ rất uổng phí hoặc vô cùng bi kịch. Con người sinh ra vốn dĩ là lương thiện, nhưng chọn lẽ sống khác nhau thì sẽ có những con người khác nhau, cuộc đời khác nhauvà số phận khác nhau.

2. Chọn NGƯỜI để LẤY

Phải bắt đầu lựa chọn này từ việc mình muốn có một gia đình như thế nào. Tình yêu là một phạm trù hoàn toàn mang tính cảm xúc nhưng hôn nhân lại có cả yếu tố lý trí. Lấy vợ, lấy chồng thì có lẽ ai cũng làm được (chỉ trừ những người không thèm lấy hoặc không tìm được người phù hợp). Tuy nhiên, không phải ai cũng tìm cho mình được một người vợ, người chồng, và đồng thời cũng là một người bạn đời!
Người ta hay nói là trong tất cả các kiểu bạn (bạn xã giao, bạn tâm giao, bạn tư giao, bạn tri kỷ…) thì chọn bạn đời là khó nhất. Khi chọn bạn đời, điều kiện cần là tình yêu thương nhưng quan trọng hơn là cả hai phải chia sẻ được lẽ sống và hệ giá trị suốt cả cuộc đời. Có thể khi cưới nhau, vợ chồng chưa thực sự là bạn đời, chưa xác định rõ lẽ sống, chưa có chung một hệ giá trị nhưng họ sẽ cùng thay đổi nhau và thay đổi chính mình để không chỉ là người chồng, người vợ của nhau, mà còn là người bạn trên hành trình còn lại của cuộc đời. Được như vậy, cuộc đời sẽ thăng hoa!

3. Chọn VIỆC để LÀM

Thực tế cho thấy đang có xu hướng chọn nghề và đổi nghề theo “mốt”. Nghề nào được gắn mác “thời thượng” là giới trẻ đổ xô vào tìm “vận may”. Thậm chí khi đã thành công với một nghề nào đó thì phần đông lại cùng tìm đến một nghề, đó là nghề chính trị. Thực ra, xã hội có nhiều đỉnh chứ không chỉ có một đỉnh là quyền lực: Trở thành một chính trị gia tài ba là một đỉnh; trở thành một nhạc sĩ lớn cũng là một đỉnh; trở thành một bác sĩ giỏi cũng là một đỉnh, trở thành một kiến trúc sư danh tiếng cũng là một đỉnh… Thực ra, làm một bác sĩ giỏi vẫn tốt hơn là làm một viện trưởng tồi, làm một giáo sư giỏi thì quan trọng hơn là làm một hiệu trưởng kém.
Thực ra, làm sếp hay làm lính, làm thầy hay làm thợ, làm quan hay làm dân, làm chủ hay làm thuê… đều không quan trọng, mà quan trọng là làm cái gì mà mình giỏi nhất, phù hợp với tính cách của mình nhất và tạo ra giá trị nhiều nhất (cả giá trị tài chính và giá trị xã hội).
Bên cạnh chọn công việc và nghề nghiệp phù hợp để làm,chúng ta cũng cần tìm cho mình một nơi làm phù hợp để gắn bó (công ty, tổ chức nào, ngành nào,lĩnh vực nào, vùng miền nào…). Điều này rất quan trọng vì công việc không chỉ là chỗ để đóng góp, mưu sinh mà còn là nơi để học tập và phát triển. Ngày nay, người ta bị ảnh hưởng bởi chính nơi mình làm việc nhiều hơn là nơi mình học. Cũng đều tốt nghiệp một trường đại học, đều học giỏi như nhau nhưng sau mấy năm ra trường sẽ có 2 cuộc đời khác nhau, 2 tương lai khác nhau mà nguyên nhân là vì đã có 2 lựa chọn về công việc khác nhau.

4. Chọn THẦY để HỌC

Sự học luôn là một trong những “sự nghiệp” quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người. Dưới đây là 5 “người thầy” gần gũi và hữu ích nhất:

Thầy
Đây là những người thầy bằng xương bằng thịt, trực tiếp khai sáng trí tuệ và nuôi dưỡng tâm hồn cho chúng ta. Thầy thì có nhiều nhưng không phải ai cũng là người thầy đúng nghĩa, không phải ai cũng có thể dẫn dắt người học làm chủ quá trình học và khám phá thế giới vô tận của tri thức. Vì thế mà việc chọn đúng người để học, để tôn làm thầy có ý nghĩa quan trọng là vậy.

Sách
Sách là một trong những con đường dễ nhất, rẻ nhất và nhanh nhất cho sự học của mỗi người. Sách không chỉ là người thầy mà còn là người bạn tri kỷ, luôn tử tế, nhẫn nại, chờ đợi và chịu đựng chúng ta. Học từ sách là học từ những bộ óc vĩ đại nhất của loài người, là việc biến túi khôn của nhân loại vốn đã được đúc kết trong sách thành của mình. Chúng ta có thể đưa những người thầy vĩ đại nhất của thế giới, từ cổ tới kim, từ Đông sang Tây, về tận nhà để dạy cho mình, bất kể thời điểm nào mà chi phí nhiều khi chỉ bằng… tô phở.
Tuy nhiên, không đọc sách thì chắc chắn là không giỏi nhưng đọc sách nhiều cũng chưa chắc tạo ra giá trị. Vấn đề còn nằm ở chỗ chọn sách nào để đọc, đọc như thế nào và học được gì từ sách.

Kinh nghiệm
Trên đời này có những cái mà không trả giá thì không thể học được, nhưng cũng có những cái không cần trả giá cũng có thể học được. Cuộc đời chúng ta sẽ không thể tránh khỏi những thất bại, vấn đề là sau mỗi thất bại thì cần phải rút ra được những bài học để những thất bại tương tự không còn tái diễn trong tương lai. Có những người cho rằng, nếu muốn không thất bại thì tốt nhất là đừng có làm gì nữa, nhưng nếu vậy thì sẽ có một thất bại cực lớn khác, đó là thất bại cả cuộc đời. Để hạn chế thất bại và trả giá, cần phải học rất nhiều từ 2 “người thầy” đầu tiên (thầy và sách).

Nhân vật
Họ có thể là các bậc thức giả (để chúng ta học tri thức) hoặc những nhân vật có ảnh hưởng trong xã hội (học tinh thần, ý chí). Chính những câu chuyện thành công, thất bại, những trải nghiệm, tư tưởng, tài năng và nhân cách của họ sẽ là bài học quý giá cho mình trên con đường tự khai sáng bản thân mình và những người quanh mình.
Tuy nhiên, phải có năng lực thẩm định, biết mình là ai, biết ai là ai, cái gì là cái gì, nếu không thì sẽ vô cùng nguy hiểm, người đáng khinh thì lại trọng, người đáng trọng lại khinh.

Internet
Được coi là một trong những phát minh quan trọng nhất của thế kỷ 20, làm cho cả nhân loại thay đổi một cách sâu sắc và khác biệt hẳn so với những thời kỳ trước đó, Internet thực sự là công cụ hữu hiệu cho sự học của mỗi người. Thời đại Internet hình thành 2 loại người: “Công dân mạng” và “Sâu mạng”. “Công dân mạng” là những người sử dụng Internet như một công cụ để nâng cao kiến thức của mình, phục vụ cho công việc và cuộc sống. Còn “sâu mạng” là những kẻ phung phí phần lớn thời gian, sức lực của mình vào những trò tiêu khiển trên mạng hoặc phá hoại, có thể có “sâu cuốn lá” (game online), “sâu đục thân” (coi phim sex), “sâu chat” (tán chuyện gẫu); “sâu phá hoại” (hacker mũ đen)… Là “công dân mạng” hay “sâu mạng”, đó cũng là một lựa chọn quan trọng đối với người trẻ trong thời đại này.

5. Chọn BẠN để CHƠI

Nói đến con người là hàm ý tới con người xã hội với nhiều mối quan hệ đan xen, và cũng chính những mối quan hệ đó định hình chân dung một người. Chẳng hạn, phương Tây có câu: Hãy nói cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ nói bạn là ai. Còn ông bà mình, khi nhận xét về một người hoặc một nhóm người nào đó thì thường nói: “Mã tầm mã, ngưu tầm ngưu” hoặc “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” (ngoại trừ một số ít người quá đặc biệt, quá cá tính thì gần mực sẽ không đen, mà gần đèn cũng chẳng sáng).
Trong đời người, ngoài người bạn quan trọng nhất là bạn đời thì cần phải có bạn tâm giao, bạn thâm giao, thậm chí là bạn tri kỷ, chứ không phải chỉ có những người bạn hời hợt, quen biết xã giao, ngoại giao. Họ là những người cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, chia sẻ một hệ giá trị và những lý tưởng sống, giá trị sống. Dẫu vậy, họ có thể có những con đường khác nhau trên hành trình lập thân, lập nghiệp.
Có thể nói bạn bè chính là “tài sản” của mỗi người (“Giàu vì bạn, sang vì vợ”), là nguồn chia sẻ, động viên, hỗ trợ khi cần thiết. Song, như thế không có nghĩa là tận dụng bạn, lợi dụng bạn. Ngược lại, chơi với bạn cần phải xác định là để giúp bạn cùng phát triển và tiến bộ. Một tình bạn nếu được xây đắp trên tinh thần như vậy thì sẽ vô cùng bền vững và tốt đẹp.

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

5 thói quen tài chính quan trọng giúp bạn tạo nên sự giàu có

Lý do khiến bạn chưa thành công trong tài chính có thể bạn chưa tạo cho mình thói quen tài chính thường xuyên.
Sau đây là 5 thói quen tài chính quan trọng giúp bạn cải thiện tài chính cho mình

Lập Kế Hoạch Chi Tiêu

Với cách chi tiêu không kiểm soát sẽ làm bạn nghèo đi rất nhanh. Có nhiều người thật sự không giàu, nhưng người khác nghĩ rằng bạn là người giàu, vì họ thấy cách bạn tiêu tiền: “Người nghèo mua nhu yếu phẩm còn người giàu mua xa xỉ phẩm”.
Bạn nên liệt kê những gì cần mua và đánh thứ tự ưu tiên dựa trên nhu cầu hiện tại. Sau đó chi mua những gì mà bạn cho là cấp bách. Những gì chưa cần thiết thì khoan hãy mua vì có thể sau này kế hoạch bạn thay đổi và bạn sẽ chẳng cần những gì mình đã mua. Và như vậy bạn có sẵn tiền để chớp lấy những vụ đầu tư nhỏ hoặc tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh hiện tại.
Lập kế hoạch thói quen tài chính của bạn
So Sánh Giá Cả và Nhu Cầu Sử Dụng

Cân nhắc nhu cầu nên mua, thuê hay mượn rồi hãy quyết định. Nếu mua, thì hãy tìm hiểu và thực hiện các so sánh về giá cả trước khi mua. Tuy hơi mất thời gian,nhưng bạn sẽ tiết kiệm được nhiều tiền nếu tìm được người nào bán món hàng đó rẻ nhất.
Và bạn chỉ nên mua cái gì đáp ứng nhu cầu sử dụng của mình mà thôi. Ví dụ như khi mua một chiếc điện thoại, bạn có 3 lựa chọn như sau:
600 ngàn: Màng hình trắng đen với các tính năng cơ bản: nghe, gọi, gởi và nhận tin nhắn.
800 ngàn: Màng hình màu, ngoài những tính năng cơ bản còn có chức năng nghe nhạc, chụp ảnh.
1 triệu: Hổ trợ thẻ nhớ 2gb, kết nối internet….
Nhưng nhu cầu của bạn chỉ là nghe, gọi và gởi nhận tin nhắn thì hãy chọn cái 600ngàn.
So sánh cũng có tác dụng ngược khi bạn nghĩ rằng, thêm mấy trăm ngàn mình có thêm những tính năng kia. Vì như vậy bạn đã đầu tư vào những nhu cầu không thiết yếu và vượt kế hoạch chi tiêu đã đề ra.
Bạn cũng nên hiểu rằng việc bạn đang làm là “tiết kiệm” chi phí chứ không phải keo kiệt mà mua những vật (điện thoại hư giá rẻ) không đáp ứng nhu cầu sử dụng.

Mềm Dẻo và Kiên Nhẫn

Trong danh sách đã liệt kê ở trên, đến lúc này còn lại những nhu cầu không cấp bách nhưng sẽ cần đến. Lúc này nếu bạn gặp những đợt khuyến mãi, hạ giá… thì hãy mua. Bạn đã tiết kiệm được một khỏan tiền trông thấy.
Nên nhớ là việc chi tiêu theo nhu cầu sử dụng. Vì vậy banh hãy linh động chọn những mặt hàng khác thương hiệu nhưng cùng chủng loại vì giá nó rẻ hơn nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng.
Áp dụng thói quen chi tiêu tài chính mềm dẻo và kiên nhẫn
Nhìn Thấy Bức Tranh Lớn

Bạn không nên nghĩ rằng kiếm tiền là để tiêu xài. Tiền lương tháng nào tiêu hết tháng đó, sống vô tư vì cuối tháng đã lại có lương rồi. Có nhưng khỏan chi tiêu như thuốc lá, la cà ngoài dịch vụ internet không có mục đích, tiền bồi dưỡng(tiền boa)…là những khỏang không đóng góp được gì cho mục tiêu lâu dài của bạn. Tuy không đáng là bao nhưng khi cộng dồn những khỏan này trong 1 hoặc 2năm thì bạn sẽ ngỡ ngàng rằng mình đã có thể có một khỏan tiền lớn để đầu tưvào cơ hội mới.
Để đạt được mục tiêu tài chính lâu dài bạn nên tìm cách cách cắt giảm, loại bỏ, thaythế những khoản chi tiêu không cần thiết. Ví dụ như chơi bi da, coi phim ở rạp… sẽ thay thế bằng việc sinh hoạt ở các câu lạc bộ. Việc này vừa rèn luyện được các kỹ năng vừa mở rộng mạng lưới quan hệ để tìm kiếm cơ hội lâu dài. Nếu bạn ở Hồ Chí Minh thì bạn nên đến nhà văn hóa thanh niên để sinh hoạt hàng tuần. Ngoài tiền gởi xe 3000 đồng thì hầu như bạn chẳng tốn gì khác.

Liên Tục Tìm Kiếm Cơ Hội và Dùng Tiền Tiết Kiệm Để Đầu Tư

Đến bây giờ bạn đã có khỏan tiền tiết kiệm kha khá, những cơ hội để đầu tư. Bạn hãy cân nhắc cơ hội đó để dùng tiền tiết kiệm đầu tư vào nó. Bằng cách này bạn sẽ cónguồn thu nhập bị động mà bạn không phải mất nhiều thời gian. Những khoản đầu tư này sẽ kiếm ra thêm tiền cho bạn ngay cả lúc bạn đang ngủ. Có một điều quan trọng bạn phải nhớ là nếu khỏan đầu tư đó đang sinh lời cho bạn thì đừng rútvốn đầu tư.
Cuối cùng, đừng quên học đi đôi với hành, bạn phải hành động để nó trở thành thói quen và 5 thoi quen tai chinh quan trong của sự giàu có này sẽ theo bạn cả đời.Đừng nghĩ rằng bạn có thể làm giàu qua đêm, để có được 5 thói quen quan trọng của sự giàu có này bạn phải mất cả năm để hành động và vài năm tích lũy kiến thức, vốn liếng và quan hệ. Hãy chọn con đường làm giàu chân chính và giúp người khác làm giàu.

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

7 bí quyết trở thành triệu triệu phú

Một triệu đô la đối với nhiều người là một món tiền khổng lồ, thoải mái cho họ ăn tiêu. Thế nhưng với các triệu phú Mỹ, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Trong bối cảnh nền kinh tế, chính trị trên thế giới đang chao đảo như hiện nay, đôi khi một triệu đô la cũng không phải là một con số đủ để đảm bảo cho một cá nhân và gia đình họ có một cuộc sống ổn định.

bí quyết làm giàu 7 bí quyết trở thành triệu triệu phú
Theo một nghiên cứu gần đây của Fidelity Investments thì 42% trong số 1000 triệu phú Mỹ được hỏi trả lời rằng họ không cảm thấy mình giàu có. Khi được hỏi bao nhiêu tiền thì mới đủ giàu có, con số được đưa ra là 7,5 triệu USD.
Vì thế, nếu muốn trở nên giàu có, hãy ước mình là triệu triệu phú chứ đừng chỉ là triệu phú. Lẽ dĩ nhiên, chẳng ai gọi bạn là giàu có nếu bạn phải chắt bóp từng xu để rồi đến cuối đời mới có ít của ăn của để. Bạn chỉ giàu có khi kiếm ra nhiều triệu đô la trong khi vẫn vung tay thoải mái. Muốn thế, hãy thử làm theo 7 bí quyết sau của các nhà triệu triệu phú.
Bí quyết 1: 
Quyết tâm làm giàu – Điều đầu tiên là bạn phải chắc chắn là mình muốn trở thành triệu triệu phú dù vẫn đang còn tay trắng. Tôi vốn không có gì ngoài sự chăm chỉ và nguồn ý tưởng dồi dào nhưng cuối cùng cũng gây dựng nên một sản nghiệp mà cả đời không dễ đã tiêu hết. Bước đầu tiên của tôi là lên quyết tâm và đặt mục tiêu. Ngày nào tôi cũng viết đi viết lại câu này: “Tôi đáng giá hơn 100.000.000 đô la”.
Bí quyết 2:
Xóa bỏ tư duy ‘nghèo’ – Tiền chẳng thiếu trên trái đất này, chỉ thiếu những người biết rằng tiền là có thừa. Để tay trắng trở thành triệu phú, bạn phải chấm dứt ngay kiểu suy nghĩ “nghèo đói‟. Tôi biết làm điều này quả là không dễ dàng nhưng không thể không làm. Tôi sinh ra đã không có bố. Mẹ tôi đã phải tìm mọi cách để nuôi ba đứa con trai ăn học. Nhiều điều bà dạy khiến tôi them sợ và tin vào sự thiếu thốn: “Ăn hết đi, đừng để thừa, người ta còn đang chết đói đầy ra kia kìa”,“Đừng phí phạm bất cứ cái gì”, “Tiền không phải từ trên trời rời xuống”. Nhưng nếu cứ nghĩ thế thì ta sẽ chẳng bao giờ khá giả và sung túc thực sự.
Bí quyết 3:
Coi làm giàu là một nghĩa vụ – Các triệu triệu phú không chỉ tham vọng về tiền tài mà còn muốn được thế giới ghi nhận sự đóng góp của họ. Tôi cũng vậy. Tuy thích giàu “từ trong trứng” nhưng mơ ước lớn hơn của tôi là được cống hiến hết khả năng của mình. Các triệu triệu phú sẽ không hạ mục tiêu khi mọi thứ trở nên khó khăn. Ngược lại, họ sẽ kỳ vọng cao hơn bởi họ biết họ có thể tạo nên sự khác biệt với gia đình, cơ quan, tập thể và cộng đồng của mình.
Bí quyết 4:
Kết giao với các triệu triệu phú – Tôi đã tìm hiểu về những người giàu có từ khi mới 10 tuổi. Họ chính là những người thầy đã truyền cho tôi nhiệt huyết. Làm sao mà học được gì từ những người chẳng bao giờ kiếm được tiền. Ai là người lúc nào cũng nói “Tiền không làm bạn hạnh phúc?” Tất nhiên là người không có tiền rồi. Ai nói: “Người giàu là người tham lam?” Tất nhiên là người không giàu rồi. Người giàu không bao giờ nói thế. Vì thế, bạn hãy học những người giàu, tìm hiểu họ kiếm tiền như thế nào và làm theo họ. Họ đọc gì? Đầu tư như thế nào? Động cơ là gì? Làm thế nào để luôn nhiệt huyết? Đó là những thứ bạn phải học.
Bí quyết 5:
Làm việc như một triệu phú thực sự – Người giàu có có cách sử dụng thời gian khác người. Họ tìm cách mua thời gian trong khi người nghèo lại muốn bán thời gian. Người giàu biết thời gian còn quý hơn cả tiền bạc, vì thế họ thuê người khác làm những thứ mà họ không giỏi làm hay những thứ mà nếu làm sẽ không sinh ra nhiều của cải – chẳng hạn như những việc vặt trong nhà. Nhưng đừng vội coi thường, họ là những người làm việc rất chăm chỉ đấy. Những con người kiếm tiền như nước thường bị cuốn vào công cuộc kiếm tìm thành công tới mức quên mình và làm việc như thể đang đắm chìm trong men say chiến thắng,
Bí quyết 6:
Chuyển từ chi tiêu sang đầu tư – Người giàu không tiêu tiền; họ đầu tư. Họ biết rằng luật dành nhiều ưu đãi cho đầu tư hơn là cho chi tiêu. Bạn mua một biệt thự để sống nhưng biệt thự đó không thể đầu tư vào làm gì cả. Ngược lại, người giàu mua một tòa nhà chung cư kiêm văn phòng để vừa ở vừa cho thuê. Tòa nhà đó vừa đem lại nguồn thu cho họ, vừa được tính khấu hao và trừ vào chi phí của công ty. Bạn mua một chiếc xe lịch lãm và phong cách cho riêng mình còn người giàu mua xe cho công ty họ và sử dụng chúng để tạo ra lợi nhuận.
Bí quyết 7:
Tạo ra vô số nguồn thu nhập – Người giàu thực sự không bao giờ sống phụ thuộc vào một nguồn thu nhập duy nhất. Công ty đầu tiên của tôi liên tục đạt doanh thu lên tới 7 con số trong nhiều năm liền nhưng tôi vẫn tiếp tục đầu tư vào bất động sản. Khi việc kinh doanh bất động sản và dịch vụ tư vấn tỏ ra hơi bất ổn, tôi liền tấn công vào lĩnh vực phát triển phần mềm cho giới bán lẻ.
Một điều nữa, người giàu cũng mong muốn người khác giàu có. Điều này có thể khiến bạn ngạc nhiên. Nhưng thực sự, người giàu không hiểu tại sao người khác không giàu được. Họ biết bản thân họ chẳng có gì đặc biệt và tiền tài sẽ không thiếu với bất kỳ ai biết chú tâm và kiên trì. Người giàu muốn người khác giàu vì hai lý do: 1, họ muốn bán sản phẩm và dịch vụ của mình nhiều hơn; Và 2, họ muốn kết giao với nhiều người giàu hơn.
Nguồn: Phamngocanh

Kinh doanh chưa bao giờ nhiều cơ hội như lúc này

“Thực tế, nền kinh tế toàn cầu chưa bao giờ nhiều cơ hội kinh doanh như lúc này…”, theo TS Alan Phan. Trong buổi nói chuyện về tìm cơ hội trong khủng hoảng kinh tế, một trong những điều tâm đắc mà TS Alan Phan chia sẻ với các doanh nhân là đừng bao giờ bi quan trước mọi hoàn cảnh, kể cả trong thất bại.

TS.Alan Phan 300x218 Kinh doanh chưa bao giờ nhiều cơ hội như lúc này
Ảnh minh họa
Khởi nghiệp từ thị trường 90 triệu hay 7 tỉ người?
Theo TS Alan Phan, trong bối cảnh hiện nay, không ai sống giữa một hòn đảo, tất cả mọi thứ đều liên thông với nhau, từ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ…
Vì vậy, ngày nay khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh, muốn sản phẩm đó phát triển bền vững các doanh nghiệp (DN) cần phải có tầm nhìn xa hơn, tức là ngay từ đầu phải xác định sản phẩm đó phải cho thị trường 7 tỉ người chứ không phải cho thị trường 90 triệu người dân VN. Đôi khi có thể khi mới khởi nghiệp, các doanh nhân cho rằng thị trường 7 tỉ người là quá lớn và khó có thể làm được. Nhưng thực tế trong thị trường lớn bao giờ cũng có thị trường ngách, TS Alan Phan ví dụ, ông có một người bạn Ấn Độ, sản xuất các loại thảo dược, thuốc tăng lực giúp cho người theo đạo Hindu ngồi thiền, ban đầu ông này chỉ bán hàng trên mạng. Đến nay sau 8 năm, nhờ biết đi vào thị trường ngách tài sản mà doanh nhân này có được khoảng gần 200 triệu USD.
“Thực tế, nền kinh tế toàn cầu chưa bao giờ nhiều cơ hội kinh doanh như lúc này, tất cả mọi biên giới quốc gia dường như bị phá vỡ bởi Internet, bởi sự liên thông về tiền tệ từ quốc gia này đến quốc gia kia. Do vậy, các doanh nhân VN nếu biết đi vào thị trường ngách thì cơ hội ở thị trường thế giới rất lớn” – TS Alan Phan khẳng định.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Liên Phương – Giám đốc Học viện doanh nhân LP cho rằng, đã là doanh nhân thì không phụ thuộc vào mảnh đất nào cả, cứ nơi nào đất tốt nhất thì đến và chọn một loại hàng hóa thế mạnh của mình để kinh doanh. Ông Phương ví dụ, tại Dubai, hiện nhập khẩu hầu như tất cả mọi thứ từ nước ngọt, đất trồng cây cho đến các loại cây cảnh. Điều này cũng có nghĩa các DN VN có thể bán được rất nhiều mặt hàng ở đây.
“Hiện nay đã có một nhóm doanh nhân đang nghiên cứu hình thành một siêu thị cây xanh tại thị trường này. Rõ ràng, hiện nay cuộc chơi toàn cầu đang mở ra nhiều cơ hội cho các DNVN” – ông Phương nói.
Đừng bao giờ lo thiếu vốn!
Ngoài sự đam mê kinh doanh, theo TS Alan Phan, các doanh nhân cũng cần phải có sự sáng tạo, nghiên cứu, thẩm định, khảo sát thị trường để lập kế hoạch kinh doanh cho bài bản. Làm kinh doanh cũng giống như người trồng cây, phải biết tìm loại cây hợp thổ nhưỡng thì cây mới phát triển được, phải biết ở vùng sa mạc thì phải trồng cây gì, vùng màu mỡ thì cây gì… Có nghĩa phải biết tạo kế hoạch kinh doanh bài bản, chọn thị trường phù hợp.
“Khi đã có ý tưởng kinh doanh ở sân chơi toàn cầu một cách bài bản, các doanh nhân đừng bao giờ nghĩ rằng thiếu tiền để kinh doanh. Trên thế giới mỗi ngày có khoảng 380 ngàn tỉ USD lưu thông, có rất nhiều quỹ đầu tư sẵn sàng đầu tư vào những ý tưởng kinh doanh táo bạo, những sản phẩm tốt và ý tưởng thuyết phục…” – TS Alan Phan nói.
Trong hàng chục năm làm quỹ đầu tư, TS Alan Phan nhận được hàng trăm ý tưởng, kế hoạch kinh doanh, câu hỏi gần như là duy nhất để quyết định đầu tư là: Dự án này, ý tưởng khởi nghiệp này có lợi thế cạnh tranh gì không? Do vậy, điều quan trọng đầu tiên là phải tìm ra lợi thế cạnh tranh của mình, chẳng hạn như sản phẩm đặc thù, công nghệ tiên tiến, ứng dụng tốt, quản trị tốt… Ví dụ, hãng Nike không có nhà máy mà chỉ có phòng thí nghiệm để thiết kế, tạo công nghệ mới cho giày dép, quần áo… Tuy nhiên, sản phẩm của họ vẫn là hàng đầu nhờ các lợi thế cạnh tranh như: Mẫu mã mới, công nghệ, khả năng tiếp thị, phân phối, hệ thống quảng bá hình ảnh của Nike…
Cuối cùng, bất cứ một hành trình kinh doanh nào cũng phải mất một thời gian dài, thử thách và phải có ý trí thì mới tạo được sự nghiệp phát triển vững bền. Thậm chí, phải trải qua các thất bại, đắng cay, đứng trên bờ vực phá sản thì sự thành công về sau mới vững bền. “Điều quan trọng là phải biết kiên nhẫn, chờ đợi thời cơ, khi có cơ hội phải biết nắm lấy để vượt lên” – TS Alan Phan nhấn mạnh.
Nguồn: Diendandoanhnghiep

5 Sai lầm thường gặp của những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm

Với việc thị trường chứng khoán đang tốt lên, kinh tế vĩ mô ổn định trong khi lãi suất tiền gửi đã giảm mạnh, sức hút từ chứng khoán dường như đang tăng lên. Dù vậy, với những ai non kinh nghiệm, 5 bài học sau là điều cần nhớ để tránh phạm sai lầm.

2 1369223308 500x0 5 Sai lầm thường gặp của những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm
Những sai lầm dễ mắc phải của các nhà đầu tư còn non về kinh nghiệm
Những sai lầm lớn nhất các nhà đầu tư non trẻ gặp phải thường là các vấn đề về tâm lý, và một khi nắm rõ những cạm bẫy này, hiệu quả đầu tư sẽ tăng đáng kể. Dưới đây là 5 sai lầm phổ biến của nhà đầu tư non trẻ tại thị trường Mỹ, được tờ USA Today đúc kết, rất đáng để những ai có ý định gia nhập thị trường chứng khoán cân nhắc.
1. Chạy theo đám đông
Bất kỳ ai bước vào thị trường đều thuộc lòng cụm từ “mua thấp, bán cao”. Nhưng thường thì điều thực sự xảy ra trên thị trường lại ngược lại, bởi các mã đầu tư “hot” luôn được báo giới nhắc đến nhiều, khiến nhà đầu tư nôn nóng và mua vào ở mức giá rất cao sau khi đà đi lên đã gần hết.
Ví dụ như Tesla, công ty sản xuất xe điện đang rất “hot” tại Mỹ với giá IPO năm 2010 chỉ là 17 USD/cổ phiếu, trong khi mức giá hiện tại là 135 USD/cổ phiếu. Tuy nhiên chỉ trong hai phiên 15 và 16/7 vừa qua, Tesla đã mất tới hơn 15% giá trị. Trong khi các nhà đầu tư mua vào sớm vẫn lời lớn thì những ai theo sau sẽ phải chịu tổn thất nặng nề.
Do vậy các nhà đầu tư hãy luôn nhớ rằng diễn biến của thị trường luôn dịch chuyển theo cả hai phía, và không nên đưa ra quyết định đầu tư chỉ dựa trên độ “hot” của một mã nào đó.
2. Không chốt lời đúng lúc
Một mặt khác của câu “mua thấp, bán cao” mà những nhà đầu tư non trẻ thường quên mất đó là cần phải biết chốt lời khi giá cao. Thường thì một khi đã quá “yêu” một mã nào đó đang tăng trưởng tốt, những nhà đầu tư non kinh nghiệm sẽ kỳ vọng rằng nếu mã đó đã tăng được 5% trong năm nay thì có thể tăng thêm 50% trong năm tới.
Thực tế thì những diễn biến như vậy không nhiều và sẽ là an toàn hơn khi giảm bớt lượng cổ phiếu nắm giữ trước khi giá quay đầu giảm. Ví dụ, nếu bạn bán bớt một nửa số cổ phiếu, bạn đã chốt được một số lời nhất định trong khi vẫn còn khả năng thu thêm lời nếu giá còn tiếp tục tăng. Ngược lại, tổn thất bạn phải chịu sẽ không quá nặng nề.
HQC 1311257428 5 Sai lầm thường gặp của những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm
Thiếu kinh nghiệm về việc quyết định chốt lời tại thời điểm thích hợp
3. Không chịu cắt lỗ
 Ngược lại với trường hợp trên, việc chấp nhận bán đi một khoản đầu tư tồi cũng khó khăn không kém. Không ai muốn bị thua lỗ, và người ta thường tự nhủ rằng những đợt sụt giá mạnh này sẽ sớm kết thúc và chỉ cần chờ thêm một chút nữa là giá sẽ phục hồi.
Nếu rơi vào tình trạng này, bạn cần nhớ rằng nếu bạn nắm giữ một cổ phiếu đang lao dốc, và cần phải đợi giá tăng thêm 20% mới hòa vốn, không có quy tắc nào đòi hỏi bạn phải đợi để đạt được 20% đó thay vì chọn một mã chứng khoán khác. Vậy thì tại sao không chuyển hướng dòng vốn? Việc lựa chọn một mã cổ phiếu mới với tương lai tươi sáng hơn thường dễ dàng hơn việc chờ đợi một công ty đã “ốm yếu” xoay chuyển được cục diện.
4. Tham lam
Nếu bạn rất tin tưởng vào một khoản đầu tư nào đó, việc đổ nhiều vốn vào nó nghe có vẻ là một ý hay. Nhưng việc cho hết trứng vào một hoặc hai giỏ luôn hết sức rủi ro. Cần phải luôn đảm bảo sự đa dạng hóa danh mục đầu tư và đừng bao giờ để cho một mã cổ phiếu nào chiếm nhiều hơn 10% danh mục của mình, cho dù bạn tin tưởng rằng “chắc chắn có lời”.
Một canh bạc lớn thường sinh lời lớn nếu nhận định của bạn là đúng, nhưng nó cũng có thể gây thiệt hại nghiêm trọng nếu điều ngược lại xảy ra. Do đó tốt hơn hết hãy chọn giải pháp an toàn và đa dạng hóa danh mục, cho dù điều đó có nghĩa là bạn không thể đầu tư “tất tay’ với mã cổ phiếu yêu thích.
5. Tính toán thời điểm gia nhập, rút lui
Có vô số bài viết chỉ ra rằng việc tính toán thời điểm gia nhập khi thị trường đi lên và rút lui khi thị trường sóng gió vừa có lợi nhưng cũng vừa có hại. Khi rút chân ra khỏi thị trường, nhà đầu tư sẽ khó tham gia ngay khi tình hình đảo chiều, nhưng khi vừa “nhảy” vào, rất có thể họ lựa chọn không đúng thời điểm để mua.
Chưa kể đến các khoản phí giao dịch và các khoản thuế thu nhập đánh vào thu nhập từ vốn đầu tư, áp lực nhà đầu tư phải chịu cũng tăng lên. Do vậy, trừ trường hợp không còn lựa chọn khác, hãy là một nhà đầu tư kiên trì, dài hạn thay vì liên tục “nhảy” vào/ra khỏi thị trường.
Nguồn: USA today