Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Từ Giải Nobel kinh tế 2013 ngẫm đến TTCK Việt Nam: Phải mất 1-3 năm mới định giá chính xác cổ phiếu

Không thể dự báo được chính xác giá trị cổ phiếu, trái phiếu trong ngắn hạn (vài ngày đến vài tuần) nhưng điều này có thể thực hiện được trong khoảng thời gian 3 đến 5 năm.

Hiểu được giá trị tài sản sẽ rất cần thiết cho nhiều quyết định quan trọng không chỉ với nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp mà còn hầu hết mọi người trong cuộc sống hàng ngày. Việc lựa chọn giữa nắm giữ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hoặc đầu tư cổ phiếu tùy thuộc vào suy nghĩ mỗi người về rủi ro, lợi nhuận gắn liền với mỗi loại hình tiết kiệm và đầu tư kể trên.

Tuy nhiên, vấn đề đạt ra là làm sao xác định được chính xác nhất giá trị tài sản, cổ phiếu, trái phiếu và khoảng thời gian nào thì việc dự báo giá trị đạt được kết quả cao nhất là câu hỏi đặt với nhiều nhà kinh tế và chuyên gia phân tích tài chính có kinh nghiệm. Kết quả chứng minh bằng thực nghiệm được công bố mới đây của ba giáo sư người Mỹ: Eugene Fama, Lars Peter Hansen và Robert Shiller với công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng không thể dự báo được chính xác giá trị cổ phiếu, trái phiếu trong ngắn hạn (vài ngày đến vài tuần) nhưng điều này có thể thực hiện được trong khoảng thời gian 3 đến 5 năm.
Mỗi cổ phiếu chỉ có thể được định giá và đầu tư hiệu quả nhất là trong khung cảnh thời gian phù hợp với môi trường đầu tư của Việt Nam từ 1 – 3 năm.

Như vậy, điều mà có thể sử dụng từ kết quả nghiên cứu thực tiễn này phù hợp với quan điểm đầu tư cổ phiếu và xác định giá cổ phiếu trong trung và dài hạn. Mỗi cổ phiếu chỉ có thể được định giá và đầu tư hiệu quả nhất là trong khung cảnh thời gian phù hợp với môi trường đầu tư của Việt Nam từ 1 – 3 năm.

Nhớ lại thời kỳ hoàng kim của thị trường chứng khoán Việt Nam 2006 – 2007, cổ phiếu tăng ồ ạt. Khi ấy, người ta không cần khái niệm định giá vì như bạn tôi – một người “chơi chứng” từ năm 2004 nói: “định giá xong thì chả còn cơ hội mà mua nữa”. Người ta tranh cướp mua cổ phiếu mà chẳng cần hiểu đó là công ty gì, làm ngành nghề gì, chỉ cần nó có 3 chứ cái và niêm yết. Thế là đủ.

Cái thời kỳ “bát nháo” ấy cũng phải nhanh chóng kết thúc vào năm 2008 nhường chỗ cho 1 chu kỳ có thể nói là “cướp đi tất cả” của nhiều nhà đầu tư say men chiến thắng trước đó. Không có dự báo, không có định giá, thị trường giảm sàn hàng loạt, trắng bảng bên mua. Thậm chí sau 1 tuần giảm sàn liên tiếp, dự báo thị trường sẽ tăng trở lại đôi chút trong tuần sau đó cũng chẳng đúng, bởi thực tế, nhiều cổ phiếu giảm sàn cả tháng.

Trong quá khứ, tại một đất nước phát triển bậc nhất thế giới là Mỹ, Giáo sư Eugen Fama (Đại học Chicago) và đồng nghiệp (1969) đã chỉ ra rằng giá cổ phiếu phản ứng rất nhanh với những tin tức mới, nhưng việc dự báo giá trị cổ phiếu trong ngắn hạn (vài ngày hoặc vài tuần) là dường như không thể. Có vẻ không nhiều nhà đầu tư Việt Nam để ý đến nghiên cứu này.
Sau thời kỳ mất mát, nhà đầu tư có thêm nhiều kinh nghiệm “đau thương”, sự cẩn trọng cũng theo đó tăng lên và việc nghiên cứu, dự báo hay định giá cổ phiếu được nhìn nhận nghiêm túc hơn. Nhưng đợt phục hồi của thị trường chứng khoán năm 2009 lại làm người ta chẳng còn nhớ nhiều đến bài học mất mát trước đó. Mua nhanh, mua ngay và mua đuổi tiếp diễn. Và rồi, khủng hoảng quay lại cuối 2009, thị trường lại lao dốc, hàng loạt nhà đầu tư lại “mất tất cả”.

Một thị trường non trẻ như chứng khoán Việt Nam đã phải trả giá.
Lần này thì không có chuyện coi thường và tham lam nữa. Những dự báo được đưa ra nghiêm túc hơn. Cổ phiếu của công ty có vị thế lớn trong ngành, có nền tảng cơ bản tốt được đặt lên hàng đầu, nhất là khi ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường. Nhưng Fama đã chỉ ra rằng không thể dự báo biến động giá cổ phiếu trong ngắn hạn, vậy trong dài hạn thì sao? Ít nhất cũng phải có một cơ sở gì đó cho việc dự báo để khôi phục niền tin chứ.
Từ Giải Nobel kinh tế 2013 ngẫm đến TTCK Việt Nam: Phải mất 1-3 năm mới định giá chính xác cổ phiếu (1)
Diễn biến giao dịch của VN-Index và 3 cổ phiếu VNM (tăng 334%), HPG (giảm 4%), SJS (giảm 90%) trong giai đoạn 2007-2013


Và câu trả lời đến từ giáo sư R.Shiller (1981), người đã chỉ ra rằng mặc dù rất khó dự báo biến động giá cổ phiếu trong ngắn hạn, nhưng có thể dự báo chính xác hơn xu hướng của giá cổ phiếu trong khoảng thời gian vài năm (3 – 5 năm).

Đã có thể dự báo tốt hơn trong vài năm sau. Vậy dùng phương pháp nào xác định giá trị tương lai chính xác? CCAPM (1970) được phát triển bởi các nhà khoa học Merton, Lucas và Breeden, đánh giá mối tương quan giữa biến động giá trị tài sản và rủi ro (dựa trên những kết quả của mô hình CAPM được thực hiện bởi Willam Sharpe) là mô hình được nhắc đến nhiều.

Tuy nhiên, năm 1982, Lars Peter Hansen đã giới thiệu mô hình thống kê mới có tên gọi Generalized Method of Moments (GMM) nhằm kiểm nghiệm lại tính xác thực của CCAPM và đi đến kết luận mô hình CCAPM không thể giải thích tốt cho sự biến động của lợi nhuận đầu tư cổ phiếu. Để có sự đánh giá tốt hơn về dự báo lợi nhuận, Fama và Kenneth French “nâng cấp” mô hình khi thêm vào hai nhân tố mới: quy mô công ty và tỷ số giá trị sổ sách công ty so với giá trị thị trường.

Như vậy, nhà đầu tư có thể dựa vào nghiên cứu đã kéo dài hàng chục năm của Eugene Fama, Lars Peter Hansen và Robert Shiller để lựa chọn phương thức xác định giá trị tài sản và dự báo biến động giá trong tương lai

Những kết quả nghiên cứu của Fama, Hansen, Shiller có thể chưa nhận được sự đồng thuận cao về việc lý giải một số kết quả, tuy nhiên, không thể phủ nhận những đóng góp to lớn đối với lý thuyết và ứng dụng trong việc định giá cổ phiếu và đầu tư cổ phiếu hiệu quả trên thị trường chứng khoán:

(i) Giá cổ phiếu phản ứng rất nhanh và nhạy với những thông tin ảnh hưởng tới dòng tiền trong tương lai. Tuy nhiên, việc dự báo giá cổ phiếu trong ngắn hạn là không thể hoặc không chính xác. Đây là điều mà các chuyên gia phân tích tài chính đều gặp phải khi định giá cổ phiếu một doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Trong ngắn hạn, giá cổ phiếu đôi lúc tăng giảm thái quá không phản ánh đúng giá trị thực của cổ phiếu và nhà đầu tư cần nhiều thời gian hơn để xác định giá trị thật ở mức độ cân bằng và ở những thời điểm khách quan.


(ii) Trong trung và dài hạn, việc dự đoán giá cổ phiếu là hoàn toàn có cơ sở với độ giải thích cao hơn. Theo đó, lợi nhuận kỳ vọng từ đầu tư cổ phiếu tại thời điểm “tốt” (chu kỳ kinh tế đạt đỉnh, những chỉ báo liên quan đến định giá như tỷ số giá cổ phiếu/cổ tức cao) có xu hướng thấp hơn lợi nhuận kỳ vọng tại thời điểm “xấu”. Việc dự báo lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai được áp dụng với nhiều loại tài sản bên cạnh cổ phiếu và trái phiếu. Điều này hoàn toàn đúng đắn và phụ hợp với phong cách đầu tư giá trị trong trung và dài hạn. Trong ngắn hạn, nhà đầu tư luôn gặp rủi ro với biến động mạnh giá cổ phiếu và cơ may đầu tư đúng cổ phiếu, đúng thời điểm lại phụ thuộc nhiều tới yếu tố tâm lý và thời điểm đầu tư.


(iii) Những nhân tố mới: quy mô công ty và tỷ lệ giữa giá trị sổ sách so với giá trị thị trường góp phần dự báo lợi nhuận tương lai dựa trên nền tảng mô hình CAPM vốn chỉ sử dụng duy nhất hệ số beta để xác định giá trị tài sản. Để có thể đầu tư hiệu quả, nhà đầu tư cần xác định được giá trị sổ sách thực tế của doanh nghiệp và đánh giá xem giá trị này so với thị giá hiện tại của cổ phiếu có biên độ lớn không. Khoảng chênh lệch dương này càng lớn thì việc đầu tư cổ phiếu càng an toàn. Trong giai đoạn thị trường hiện tại trên thị trường chứng khoán Việt Nam, có nhiều cổ phiếu có giá trị sổ sách lớn hơn nhiều so với thị giá cổ phiếu.













Theo Trí Thức Trẻ

Liệu khối ngoại có bán ròng trở lại và “nhấn chìm” thị trường?

Dòng tiền khối ngoại quay trở lại trong 3 tuần vừa qua góp phần duy trì tâm lý hứng khởi trong giới đầu tư và kéo thị trường tăng điểm. Nhưng liệu trong thời gian tới, họ có bán ròng và qua đó “nhấn chìm” thị trường?

Từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 8/2013, làn sóng rút vốn của khối ngoại đã khiến cho TTCK Việt Nam lao dốc mạnh. Chỉ số VN-Index đã rớt từ 518.39 điểm (01/06) xuống 472.7 điểm (30/08), tương ứng với mức sụt giảm 8.8%. Hàng loạt cổ phiếu thậm chí giảm mạnh hơn rất nhiều so với mức giảm chung của chỉ số này, đẩy tâm lý bi quan lan rộng.

Tuy vậy, trong hơn ba tuần gần đây, khối ngoại đã trở lại mua ròng và góp phần không nhỏ nâng đỡ thị trường, duy trì tâm lý lạc quan cho giới đầu tư. Trong giai đoạn này, chỉ số VN-Index cũng tăng điểm khá tích cực từ 477.19 điểm (20/09) lên 499.59 điểm (17/10), tương ứng với mức tăng trưởng 4.7%.

Thống kê trước đây của Vietstock cho thấy, một khi khối ngoại bán ròng mạnh thì gần như thị trường chắc chắn sẽ bị sụt giảm. Liệu hoạt động mua ròng của khối ngoại lần này sẽ duy trì trong bao lâu, và liệu họ có quay trở lại vị thế bán ròng trong thời gian tới hay không?
Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta xem xét những yếu tố tác động mạnh đến dòng tiền từ khối ngoại.

Dòng tiền đã quay trở lại với các quỹ ETF
Trong giai đoạn từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 9/2013, quỹ Vietnam Market Vectors ETF (V.N.M) đã bị rút vốn khá mạnh với giá trị lên đến hơn 54 triệu USD. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho khối ngoại bán ròng khá mạnh và khiến chỉ số thị trường lao dốc trong thời gian này.
Điểm tích cực là dòng tiền đã bắt đầu quay trở lại quỹ này trong thời gian 3 tuần gần đây. Cụ thể, từ đầu tháng 9 đến nay, dòng tiền đã rót ròng vào các quỹ ETF với giá trị tổng cộng 7.2 triệu USD.
Bên cạnh đó, chứng chỉ quỹ V.N.M trong thời gian gần đây cũng đã trở lại trạng thái premium sau khi bị discount khá lâu trong giai đoạn trước đó.

Hoạt động của các quỹ ETF rõ ràng có tác động không nhỏ đến TTCK Việt Nam. Do đó, hai tín hiệu tích cực này phần nào giúp cho chúng ta tạm thời bớt lo lắng về khả năng quỹ ETF bán ròng trong thời gian tới.

Biểu đồ: Premium/Discount (%) của chứng chỉ quỹ V.N.M từ tháng 6 đến nay (Nguồn: VanEck Global)
Fed tiếp tục duy trì gói nới lỏng định lượng QE3
Trong phiên họp hồi tháng 9, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã gây bất ngờ khi tiếp tục giữ nguyên quy mô của gói nới lỏng định lượng QE3 ở mức 85 tỷ USD mỗi tháng. Như vậy, quyết định rút gói QE3 sẽ tiếp tục được trì hoãn ít nhất là đến cuộc họp vào tháng 12 năm nay.
Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận định nhiều khả năng việc rút lại gói nới lỏng định lượng này sẽ được trì hoãn cho đến năm 2014. Nguyên nhân chính là do (1) những tranh cãi về ngân sách đã khiến chính phủ Mỹ đóng cửa một thời gian và sẽ khiến cho tăng trưởng nền kinh tế chậm lại, (2) số liệu kinh tế vẫn chưa cho thấy những bằng chứng chắc chắn rằng nền kinh tế Mỹ đã hồi phục vững chắc, và (3) biến động nhân sự chủ chốt (Chủ tịch) của Fed vào đầu năm 2014.

Việc giữ nguyên gói nới lỏng định lượng sẽ tiếp tục giúp giới đầu tư an tâm về khả năng rút vốn khỏi thị trường mới nổi, nhưng đã từng xảy ra trong tháng 8.

Tỷ giá về cuối năm 2013 không quá đáng lo ngại
Tỷ giá cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh lên giao dịch của khối ngoại. Lý do là vì tăng tỷ giá sẽ khiến cho suất sinh lợi của giới đầu tư nước ngoài bị sụt giảm và họ sẽ bán mạnh cổ phiếu 
để nắm giữ ngoại tệ.

Mới đây, NHNN đã gởi đi thông điệp tỷ giá USD/VNĐ có thể tăng trong những tháng cuối năm 2013 nhưng mức tăng sẽ không quá 2%.
Tuy nhiên, việc điều chỉnh tỷ giá này là không quá đáng lo ngại, vì (1) biến động tỷ giá đã nằm trong dự báo của một số chuyên gia trước đó và không có nhiều bất ngờ cho giới đầu tư, (2) ở những đợt tăng tỷ giá trước đó, nếu tỷ giá biến động không quá mạnh thì sẽ không ảnh hưởng nhiều đến dòng tiền của khối ngoại.

VAMC đi vào hoạt động, mang lại triển vọng cho kinh tế Việt Nam
Từ đầu năm 2013 đến nay, nền kinh tế Việt Nam gặp không ít khó khăn nhưng dòng tiền từ khối ngoại vẫn đổ mạnh vào thị trường. Cụ thể, tính từ đầu năm đến nay, khối ngoại đã mua ròng trên cả hai sàn HOSE và HNX với giá trị hơn 4,729 tỷ đồng.

Mới đây, Công ty Quản lý Tài sản các TCTD Việt Nam (VAMC) đã chính thức bắt tay vào ”phá băng” nợ xấu và hứa hẹn mang lại nhiều triển vọng tích cực hơn cho nền kinh tế từ cuối năm nay. Đây cũng là một trong những yếu tố thu hút dòng tiền nước ngoài trong thời gian tới.

Khả năng nới room sở hữu cho nhà đầu tư ngoại
Nửa cuối tháng 9, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã họp bàn với các thành viên thị trường để chốt nội dung của dự thảo Quyết định thay thế Quyết định 55/2009 về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam. Trong đó, đáng chú ý có nội dung nới room khối ngoại lên 60% đối với công ty niêm yết, thay vì mức 40% như hiện nay.

Hiện tại, việc nới room cho khối ngoại vẫn đang chờ quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Dự thảo nới room được chấp nhận sẽ góp phần không nhỏ kích thích dòng tiền khối ngoại chảy vào TTCK Việt Nam.

Hữu Trọng

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

10 kỹ năng mềm cho khởi nghiệp

Một nghịch lý rất khó lý giải là: Người Việt Nam thường đạt giải cao trong các cuộc thi quốc tế (toán, vật lý, cờ vua, robotcom…), nhưng lại chưa thành đạt nhiều trong công việc. Năm nào nước ta cũng có rất nhiều giải vàng, giải bạc quốc tế – điều mà nhiều nước trong khu vực phải ghen tị. Nhưng mỗi khi nói về năng lực của lao động Việt Nam thì chắc chắn chúng ta dừng ở một vị trí đáng buồn. Tại sao lại thế?

Rõ ràng là có một khoảng hẫng hụt lớn giữa cái được dạy và nhu cầu xã hội, thực tế sản xuất kinh doanh.

UNESCO đã đề xướng mục đích học tập: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Trường học chúng ta hiện đang nặng về học để biết, nghĩa là chỉ đạt được một trong bốn mục tiêu của UNESCO.

Ngân hàng Thế giới gọi thế kỷ 21 là kỷ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ năng – Skills Based Economy
Năng lực của con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Các nhà khoa học thế giới cho rằng: để thành đạt trong cuộc sống thì kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc) chiếm 85%, kỹ năng cứng (trí tuệ logic) chỉ chiếm 15%

Chúng ta đã bước vào thế kỷ 21 đã 10 năm, thế mà việc chương trình đào tạo và việc đánh giá năng lực của học sinh, sinh viên vẫn dựa chủ yếu vào kiến thức. Peter M. Senge nói “vũ khí cạnh tranh mạnh nhất là học nhanh hơn đối thủ”. Rõ ràng muốn tăng cường năng lực cạnh tranh chúng ta không những phải học nhanh mà phải học đúng.

Ngày xưa, nhà trường là nơi duy nhất để ta có thể tiếp cận với kiến thức. Thế giới ngày càng phẳng hơn, nhờ internet mọi người đều có thể tiếp cận được thông tin, dữ liệu một cách bình đẳng, mọi lúc, mọi nơi. Kiến thức nếu may mắn có thể sẽ thu được ngày một nhiều và từ việc có kiến thức ấy đến thực hiện một công việc để có kết quả cụ thể không phải chỉ có kiến thức là được. Từ biết đếu hiểu đến làm việc chuyên nghiệp với năng suất cao cả là một khoảng cách rất lớn. Vậy câu hỏi đặt ra là “Kỹ năng nào là cần thiết cho mỗi con người để thành công trong công việc và cuộc sống?”

Tại Mỹ, Bộ Lao động Mỹ (The U.S. Department of Labor) và Hiệp hội Đào tạo và Phát triển Mỹ (The American Society of Training and Development) gần đây đã thực hiện một cuộc nghiên cứu về các kỹ năng cơ bản trong công việc. Kết luận được đưa ra là có 13 kỹ năng cơ bản cần thiết để thành công trong công việc:

1. Kỹ năng học và tự học (learning to learn)
2. Kỹ năng lắng nghe (Listening skills)
3. Kỹ năng thuyết trình (Oral communication skills)
4. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)
5. Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative thinking skills)
6. Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn (Self esteem)
7. Kỹ năng đặt mục tiêu/ tạo động lực làm việc (Goal setting/ motivation skills)
8. Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp (Personal and career development skills)
9. Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ (Interpersonal skills)
10. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork)
11. Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills)
12. Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả (Organizational effectiveness)
13. Kỹ năng lãnh đạo bản thân (Leadership skills)

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

12 lừa dối phải chấm dứt để thành công

Dối người là sai nhưng dối mình thì hết sức bi kịch.  Những lời nói dối tệ hại nhất chính là những lời ta tự nhủ với chính mình trong tiềm thức khiến ta ngày càng cách xa sự thành công

 
Vì nó ăn sâu vào tâm trí ta từ ảnh hưởng xấu của ngoại cảnh và suy nghĩ bi quan. Khi quyết định chỉnh đốn lại cuộc sống và sắp đặt lại không gian xung quanh mình, hãy bắt đầu từ không gian trí tuệ bằng cách dọn đi những lời nói dối cũ rích và những điều bạn thường tự nằm lòng.
Dưới đây là 12 điều bạn cần chấm dứt tự dối mình

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

7 nơi huyền bí nên ghé thăm một lần

Những điểm đến dưới đây không chỉ hấp dẫn bởi vẻ đẹp tuyệt vời mà còn được bao bọc bởi màn sương mờ huyền thoại và truyền thuyết xa xưa.
1. Rừng Sherwood, Nottinghamshire, Anh
Theo truyền thuyết, hơn 600 năm trước, một tướng cướp - anh hùng của nhân dân đã tập hợp đội quân ở đây, chiến đấu vì người nghèo, chống lại triều đình. Đó chính là Robinhood lừng danh. 
Trên thực tế, khu rừng từng là địa điểm săn bắn hoàng gia nổi tiếng, trải rộng trên diện tích 450 mẫu với những cây cổ thụ thuộc hàng cổ nhất nước Anh. Du khách tới rừng Sherwood ngày nay vẫn có cơ hội chiêm ngưỡng những túp lều cổ dưới tán sồi lớn 800 tuổi, nơi được coi là căn cứ địa năm nào của Robin Hood. Vào dịp lễ hội Robinhood tháng 8, du khách tới khu rừng còn được chứng kiến các hoạt náo viên mặc trang phục thời Trung Cổ, đóng giả Robin Hood và những nhân vật trong truyện. 
anh-1-8177-1381486963.jpg
Khu rừng gắn liền với truyền thuyết về Robin Hood nổi tiếng thế giới
2. Thị trấn Odyssey Riviera, Sicily, Italy
Theo thần thoại Hy Lạp, người anh hùng Odysseus đã phải vượt qua cả một hành trình gian khổ để trở về nhà sau chiến thắng thành Troy. Một trong những khó khăn mà chàng phải vượt qua chính là chiến đấu với tên khổng lồ một mắt Cyclop và quái vật biển 6 đầu Scylla. Ngày nay, du khách vẫn có thể tới thăm địa điểm được cho là diễn ra trận đánh này, mang tên Cyclop Riviera, ở bờ đông hòn đảo Sicily xinh đẹp. Họ có cơ hội chiêm ngưỡng thị trấn ven biển tuyệt đẹp, những vườn cây trái tươi xanh và thăm ngọn núi lửa Etna. 
anh-2-9157-1381486963.jpg
“Người khổng lồ Cyclop của Odyssey” Riviera sẽ là một trong những điểm đến huyền bí hấp dẫn du khách.
3. Shangri La, Tây Tạng
Shangri La là điểm đến huyền bí hấp dẫn nhiều khách du lịch, với cuộc sống bình yên. Xuất hiện lần đầu trong cuốn tiểu thuyết ra đời năm 1933 của tác giả James Hilton mang tên “Chân trời bị mất”, Shangri La là một cao nguyên trên đỉnh Himalaya, nơi các nàng tiên ở và lúc nào cũng bình yên, tươi sáng. Do vậy, nơi này thu hút khách du lịch tới tham quan với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, hoang dã và nhiều tu viện Phật giáo nổi tiếng. 
anh-3-6233-1381486963.jpg
Shangri La sẽ là lựa chọn cho những người yêu thích khám phá Phật giáo.
4. Đá núi lửa Hawaii
Những loại đá kỳ lạ, ấn tượng có nguồn gốc từ loại đá bazan nóng chảy ở Hawaii, Mỹ, là kết quả của hoạt động phun trào núi lửa. Dung nham Pahoehoe chảy xuống sườn núi lửa hiền lành Hawaii tạo thành nhiều ống tự nhiên. Khi bề mặt dung nham bị làm lạnh trong không khí, lớp đá nóng chảy bên dưới tiếp tục chạy, tạo thành những ống dẫn. Những dòng chảy lớn thường sẽ tạo ra một loạt ống dẫn. Đây là loại dung nham trầm tích mảnh vụn, thô, dày với bề mặt rời rạc. Dòng chảy chạy theo dạng khối, với một khối lượng lớn, lộn xộn đất đá đổ dốc về phía trước cho đến khi tốc độ đột ngột giảm.
anh-4-7284-1381486963.jpg
Vẻ đẹp kỳ lạ của đá núi lửa Hawaii.
5. Thành Troy, Thổ Nhĩ Kỳ
Theo sử thi Iliad, cuộc chiến kéo dài 10 năm đã diễn ra ở thành Troy là do Paris, hoàng tử thành Troy đã bắt cóc Helen, con gái của thần Zeus. Nhờ mưu trí của Odysseus, một con ngựa gỗ khổng lồ đã được làm, để mang quân Hy Lạp trà trộn vào và phá hủy thành Troy từ bên trong. 
Qua hàng thế kỷ dài, các học giả đã tin rằng cuộc chiến thành Troy hoàn toàn là một truyền thuyết của người Hy Lạp. Nhưng đến cuối năm 1800, nhà khảo cổ Heinrich Schliemman đã phát hiện ra những tàn tích của thành Troy ở bờ biển phía Bắc Thổ Nhĩ Kỳ. Công trình này đã được công nhận là di sản 4.000 tuổi của UNESCO. 
anh-5-9581-1381486963.jpg
Vẻ đẹp cổ kính gắn với câu chuyện trong thần thoại Hy Lạp khiến tàn tích thành Troy trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.
6. Xanadu, Mông Cổ
Trong bài thơ “Kubla Khan”, thi sĩ Anh Coleridge mô tả Xanadu như một chốn hoang đường đẹp đến mức lý tưởng. Là một Di sản thế giới, du khách tới đây có thể tham quan các kênh đào và những tàn tích còn sót lại của những ngôi mộ, các cung điện và đền thờ.
anh-6-3644-1381486964.jpg
Là nguồn cảm hứng cho các thi sĩ, vẻ đẹp bình yên, cổ kính của Xanadu luôn hấp dẫn khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới
7. El Dorado, Colombia
Nằm trong khu rừng già Amazon, El Dorado được biết tới như vương quốc của vàng. Là một trong những thành phố nổi tiếng nhất trong các huyền thoại, El Dorado là một đế chế bí hiểm được tìm thấy ở các khu rừng Nam Mỹ. Theo truyền thuyết, ẩn khuất đâu đó trong khu rừng già Amazon của Nam Mỹ tồn tại một thành phố cổ xưa có rất nhiều vàng, nhiều đến nỗi đường xá và nhà cửa đều được dát vàng lấp lánh và người dân sống ở đó không còn xem nó là kim loại quý hiếm nữa. Tất cả những truyền thuyết, những tin đồn, những phát hiện và những lời kể của các nhân chứng đã thôi thúc nhiều đoàn thám hiểm lên đường để tìm kiếm thành phố bí ẩn này.
anh-7-2093-1381486964.jpg
Không chỉ được mệnh danh là vương quốc vàng, El Dorado còn là nơi có những phát hiện vô giá về lịch sử, khảo cổ.
Những tưởng El Dorado, thành phố cổ đại chứa hàng núi vàng, chỉ tồn tại trong truyền thuyết. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã công bố bằng chứng về sự tồn tại của vàng nơi đây.
Trang Thu (Theo travel.allwomenstalk.com)

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

Chứng khoán Việt Nam và các lần điều chỉnh tỷ giá USD/VNĐ

Những tháng cuối năm, vấn đề tỷ giá luôn là tâm điểm trên thị trường tài chính trước áp lực cầu ngoại tệ tăng mạnh. Đây cũng là mối quan tâm của giới đầu tư vì tỷ giá tác động không nhỏ đến TTCK.

Vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra quan điểm cho rằng tiền đồng có thể được hạ giá thêm tối đa 2% vì vẫn đang định giá cao so với các tiền tệ khác, trong khi một đại diện từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng khẳng định tỷ giá USD/VNĐ có thể tăng thêm không quá 2% ở các tháng còn lại trong năm.

Như vậy, nhiều khả năng tỷ giá USD/VNĐ sẽ được điều chỉnh tăng lên trong tương lai gần.
Đây sẽ là thông tin ảnh hưởng không nhỏ lên giao dịch của thị trường chứng khoán. Có thể thấy rõ điều này qua những lần điều chỉnh tỷ giá từ năm 2009 đến nay.

Điều chỉnh tỷ giá: Tác động tiêu cực nếu thị trường bất ngờ

Ngày 25/11/2009, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá USD/VNĐ tăng thêm đến 5.44% từ mức 17,034 đồng lên 17,953 đồng/USD.

Sau khi thông tin này được công bố, thị trường chứng khoán đã lao dốc khá mạnh, khi VN-Index đang đứng ở mức 503.41 điểm (25/11) đã rớt về còn 442.1 điểm (16/12), tương ứng với mức giảm 12.2% sau hơn 3 tuần.

Ngày 10/02/2010, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá tăng 3.36% từ mức 17,941 đồng lên 18,544 đồng/USD. Thị trường sau đợt tăng tỷ giá này vẫn duy trì được đà tăng khá tốt, cụ thể VN-Index đã tăng từ 490.91 điểm (10/02) lên 507.32 điểm (03/03), tương ứng với mức tăng 3.34%.
Ngày 11/02/2011, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 18,932 đồng lên 20,693 đồng/USD, tăng rất mạnh 9.3%.

Sau khi thông tin này được công bố, khối ngoại đã chuyển từ trạng thái mua ròng trước đó sang bán ròng khá mạnh. Nguyên nhân chính là việc điều chỉnh tỷ giá mạnh và bất ngờ khiến thị trường suy giảm niềm tin, tỷ suất sinh lợi của các quỹ, công ty đầu tư nước ngoài bị ảnh hưởng đáng kể mà không thể dự báo trước.

Quan sát biến động thị trường một tuần sau đợt điều chỉnh tỷ giá, có thể thấy chỉ số VN-Index đã giảm từ 519.98 điểm (11/02) xuống 503.92 điểm (18/02), tương ứng với mức sụt giảm 3.1% chỉ trong một tuần. Nếu tính trong giai đoạn từ 11/02 đến 28/02 thì VN-Index đã sụt giảm mạnh 11.27%.

Ngày 28/06/2013, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá tăng thêm 1% từ mức 20,828 đồng lên 21,036 đồng/USD. Đây là lần điều chỉnh tỷ giá duy nhất từ đầu năm 2013 trở lại đây.
Tuy nhiên, đáng chú ý là thị trường vẫn tăng điểm khá tốt sau đợt tăng tỷ giá này. Cụ thể, VN-Index tăng từ 481.13 điểm (28/06) lên 496.22 điểm (16/07), tương ứng với mức tăng 3.14%. Có lẽ mức điều chỉnh tỷ giá vừa phải đã giúp thị trường không bị sốc và hoạt động giao dịch trên TTCK không bị ảnh hưởng tiêu cực.
Thông thường, việc tăng tỷ giá sẽ khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn với các khoản nợ bằng USD, giá hàng nhập khẩu tăng, chỉ số CPI tăng, do đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.
Ngoài ra, việc tăng tỷ giá cũng khiến cho khối ngoại tăng cường hoạt động bán ròng vì tỷ suất sinh lợi của họ sẽ ”tự nhiên” bị sụt giảm.

Thống kê trên cho thấy TTCK sẽ phản ứng không mấy tích cực với những đợt điều chỉnh tỷ giá mạnh và bất ngờ như thời điểm 25/11/2009 và 11/02/211 khi tỷ giá tăng lần lượt là 5.4% và 9.3%.
Tuy nhiên, đáng chú ý là nếu mức độ điều chỉnh không quá lớn và có thể dự báo trước thì thị trường sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều. Điển hình nhất là các đợt điều chỉnh ngày 10/02/2010 và 28/06/2013 khi tỷ giá tăng lần lượt hơn 3% và 1%, chỉ số thị trường vẫn giữ được đà tăng.
Với việc phát đi thông điệp điều chỉnh tỷ giá USD/VNĐ tăng không quá 2% từ đây đến cuối năm 2013 (forward guidance), nhiều khả năng đợt tăng tỷ giá này sẽ không ảnh hưởng tiêu cực đến TTCK.

Cổ phiếu nào sẽ hưởng lợi?
Việc điều chỉnh tăng tỷ giá sẽ giúp cho các công ty xuất khẩu gặp rất nhiều thuận lợi, có thể kể đến một số nhóm ngành như Thủy sản, Cao su, Khoáng sản. Trong những đợt điều chỉnh tỷ giá trước đây, hàng loạt cổ phiếu trong những ngành này như FMC, APC, ANV, KSD, KSH,... đã bật tăng mạnh.
Trong khi đó, một số nhóm ngành như Thủy điện, Vận tải chịu ảnh hưởng bất lợi từ xu hướng tăng tỷ giá, khi phần lớn doanh nghiệp thuộc các nhóm ngành này đều vay nợ bằng ngoại tệ khá nhiều.

Hữu Trọng

Thay máu đi lên!

Việc chốt lời một dòng cổ phiếu yếu kém trong quá trình đi lên là hiện tượng bình thường và cần thiết.

Người viết may mắn vào nghề khi thị trường bước vào một uptrend lớn (từ cuối năm 2012): được học hỏi từ sai lầm của người đi trước, được trải nghiệm những cảm xúc muôn màu thị trường mang lại và được chứng kiến sự thay đổi về tâm lý của nhà đầu tư (NĐT) theo mỗi đợt sóng. Tâm lý mà người viết thường thấy ở NĐT là “chim sợ cành cong”, luôn lo sợ thị trường bất ngờ có một phiên đổ sụp. 

Chúng ta thận trọng khi gia nhập thị trường, thường “đợi cho uptrend rõ ràng”, nhưng khi gia nhập, thì không ít NĐT lại chọn hàng đầu cơ để lướt sóng.

Khi chọn hàng nóng và lướt sóng như vậy, chúng ta đã buông để thị trường cuốn theo. Phải canh bảng giá cả ngày lựa điểm mua đáy bán đỉnh; hoặc lang thang khắp các diễn đàn, tham khảo các cao thủ để xem mã nào đang bị “chúng nó” đánh lên đánh xuống… Không khó hiểu khi đa phần NĐT cá nhân chúng ta coi chứng khoán là một sòng bạc, chứ không phải kênh đầu tư trung và dài hạn như mục đích sơ khai của thị trường.

Người viết quan điểm thị trường chứng khoán giống như một tấm gương phản chiếu người đối diện. Ta nhìn nó dưới con mắt cờ bạc, nó sẽ là cờ bạc cấp cao. Ta nhìn nó dưới con mắt đầu tư, nó sẽ là kênh đầu tư hiệu quả. NĐT cá nhân chúng ta xếp chứng khoán ngang hàng với “lô tô”, nên sẽ không tránh khỏi việc bị thị trường “hành hạ” như phiên thứ 5 vừa qua.

Một phiên giảm 7 điểm, trong bối cảnh thị trường vừa lên được một đoạn ngắn sau khoảng thời gian xây nền vùng 468-480 rất chắc, đã làm NĐT lo lắng gãy trend, hoặc sợ hãi một đợt điều chỉnh mạnh về ngưỡng abc nào đó. Nghịch lý thay, đa phần NĐT “thận trọng” đó lại kẹp toàn hàng đầu cơ lởm khởm và mới gia nhập khi một số chuyên gia vừa phát biểu uptrend trên truyền thông.
VSC – một ví dụ theo tiêu chí người viết đề ra, nhưng thanh khoản không dành cho số đông (nguồn dữ liệu: VietstockUpdater).
Thay máu đi lên!

Phiên thứ 5 vừa qua, riêng người viết khá thờ ơ với biến động giảm của thị trường; vì cổ phiếu người viết chọn không phải hàng đầu cơ nên áp lực chốt lời không lớn, phiên hôm qua thị trường đỏ điểm có mã trong danh mục còn xanh. Về mặt điểm số, VN-Index bị ảnh hưởng giảm điểm của các mã vốn hóa lớn như GAS, VNM, PVD…; nhưng về bản chất, là do áp lực chốt lời dòng cổ phiếu đầu cơ sau khi dòng này chạy được một đoạn hơn 10% (có mã đã chạy được 30-40%).

Việc chốt lời một dòng cổ phiếu yếu kém trong quá trình đi lên là hiện tượng bình thường và cần thiết. Giống như con sóng từ đầu năm đến nay, chúng ta lần lượt thấy những cái tên nổi bật trong mỗi đoạn của thị trường, đầu tiên là PVX, SCR… sau là PPC, REE, PET… và cuối cùng là GAS, BMP, PVD… Trên thị trường luôn luôn diễn ra hiện tượng thanh lọc, thay máu và loại bỏ dần dần như vậy; những mã còn sót lại sau cùng (và có thể đang tiếp tục cuộc đua) luôn là những mã có nền tảng cơ bản tốt hỗ trợ.

Người viết nhận thấy rằng, mỗi cổ phiếu đều có một thời của nó, không nên níu kéo những mã cổ phiếu đang trong một xu thế đi xuống, lập đáy sau thấp hơn đáy trước, dù trước đó nó là một “hot girl” rực rỡ nhất sàn. Thời của SAM, BVS, SJS..vv đã qua từ mấy năm trước rồi nhưng nhiều NĐT vẫn còn để ý; (có thể) thời của những mã như PPC, PET… cũng vừa qua từ tháng 5 mà người viết (cũng sai lầm) cố níu kéo. Rõ ràng, chỉ khi nào cổ phiếu lập tiếp những đỉnh cao mới về giá thì lúc đó nó còn sức sống và còn hấp dẫn. NĐT cá nhân chúng ta, chỉ nên chung tình với vợ con và gia đình, đừng nên chung tình với cổ phiếu.

Trong tuần qua, bên cạnh việc chốt lời dòng cổ phiếu đầu cơ, một hiện tượng mà chi nhánh MBS Hải Phòng đề cập đến trong buổi Hội thảo chiều thứ 4 hàng tuần cũng rất đáng chú ý, đó là dòng tiền bắt đầu tìm đến những mã cổ phiếu thị trường. Đây là dòng cổ phiếu thanh khoản, có biến động khá sát so với VN-Index. Đại diện tiêu biểu là nhóm chứng khoán, các mã như SSI, VND… hoặc các mã mà doanh nghiệp có danh mục đầu tư tài chính đa dạng, trước đây có BVS, bây giờ người viết đánh giá REE là một cổ phiếu thị trường chính hiệu.

Đây là hiện tượng tích cực, cho thấy dòng tiền quay trở lại thị trường và chạy luân phiên đẩy từng dòng cổ phiếu một. Dòng này có thể chạy đoạn ngắn nữa và bất ngờ rớt lại phía sau như đa số các cổ phiếu đầu cơ. Một vài mã có thể “đi lạc dòng”, để hạ gục và loại bỏ toàn bộ 2, cần một sự kiện chấn động kiểu 21/02.

Người viết vẫn găm cổ phiếu theo đúng tiêu chí đã đề ra: Có nền tảng cơ bản tốt, đồ thị giá tích lũy trong biên độ từ 10-15% ít nhất một tháng trở lên, và quan trọng là vừa bứt phá khỏi nền tảng giá vừa thiết lập, lập đỉnh cao mới. Một cổ phiếu trong xu thế đi lên khi nó liên tiếp phải vượt qua những chốt chặn là mức đỉnh cũ trong lịch sử; giống như từ 8 lên 10 phải đi qua 9, hay từ Hải Phòng lên Hà Nội nhất thiết phải qua Hải Dương và Hưng Yên.

Các bài viết trên Vietstock Blog thể hiện quan điểm, cách nhìn nhận và lối văn riêng của tác giả, không đại diện cho ý kiến của Vietstock. Vietstock, tác giả và các bên liên quan không chịu trách nhiệm đối với những vấn đề phát sinh liên quan đến bài viết, các đánh giá, phân tích, nhận định và quan điểm đầu tư trong bài viết.

Theo Đoàn Xuân Thạo

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Thói quen đặc biệt của những tỷ phú tự lập.

Những tỷ phú từng tay trắng dựng nên cơ đồ thường có một chiến lược rất giống nhau, đó là: chấp nhận rủi ro lớn. Họ khởi đầu rất khiêm tốn nhưng với sự dấn thân rất cao và trở thành những người giàu có nhất trên thế giới.



 

Trong danh sách 100 người giàu nhất thế giới của Fortune, có 27 người thừa kế di sản        để lại, 36 người sinh ra trong những gia đình khiêm tốn và có 18 người không cần tốt nghiệp đại học. Nhiều người trong số họ là những trẻ mồ côi. Larry Ellison , ông chủ tập đoàn phần mềm Oracle là một đứa trẻ mồ côi, đến gần đây tài sản của ông ước tính là 37 tỷ USD.
Những điểm lớn nào chúng ta có thể học từ họ? Hãy xem xét qua Infographic dưới đây.