Một nghịch lý rất khó lý giải là: Người Việt Nam thường đạt giải cao
trong các cuộc thi quốc tế (toán, vật lý, cờ vua, robotcom…), nhưng lại
chưa thành đạt nhiều trong công việc. Năm nào nước ta cũng có rất nhiều
giải vàng, giải bạc quốc tế – điều mà nhiều nước trong khu vực phải ghen
tị. Nhưng mỗi khi nói về năng lực của lao động Việt Nam thì chắc chắn
chúng ta dừng ở một vị trí đáng buồn. Tại sao lại thế?
Rõ ràng là có một khoảng hẫng hụt lớn giữa cái được dạy và nhu cầu xã hội, thực tế sản xuất kinh doanh.
UNESCO đã đề xướng mục
đích học tập: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự
khẳng định mình”. Trường học chúng ta hiện đang nặng về học để biết,
nghĩa là chỉ đạt được một trong bốn mục tiêu của UNESCO.
Ngân hàng Thế giới gọi thế kỷ 21 là kỷ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ năng – Skills Based Economy
Năng lực của con người
được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Các
nhà khoa học thế giới cho rằng: để thành đạt trong cuộc sống thì kỹ năng
mềm (trí tuệ cảm xúc) chiếm 85%, kỹ năng cứng (trí tuệ logic) chỉ chiếm
15%
Chúng ta đã bước vào thế
kỷ 21 đã 10 năm, thế mà việc chương trình đào tạo và việc đánh giá năng
lực của học sinh, sinh viên vẫn dựa chủ yếu vào kiến thức. Peter M.
Senge nói “vũ khí cạnh tranh mạnh nhất là học nhanh hơn đối thủ”. Rõ
ràng muốn tăng cường năng lực cạnh tranh chúng ta không những phải học
nhanh mà phải học đúng.
Ngày xưa, nhà trường là
nơi duy nhất để ta có thể tiếp cận với kiến thức. Thế giới ngày càng
phẳng hơn, nhờ internet mọi người đều có thể tiếp cận được thông tin, dữ
liệu một cách bình đẳng, mọi lúc, mọi nơi. Kiến thức nếu may mắn có thể
sẽ thu được ngày một nhiều và từ việc có kiến thức ấy đến thực hiện một
công việc để có kết quả cụ thể không phải chỉ có kiến thức là được. Từ
biết đếu hiểu đến làm việc chuyên nghiệp với năng suất cao cả là một
khoảng cách rất lớn. Vậy câu hỏi đặt ra là “Kỹ năng nào là cần thiết cho
mỗi con người để thành công trong công việc và cuộc sống?”
Tại Mỹ, Bộ Lao động Mỹ
(The U.S. Department of Labor) và Hiệp hội Đào tạo và Phát triển Mỹ (The
American Society of Training and Development) gần đây đã thực hiện một
cuộc nghiên cứu về các kỹ năng cơ bản trong công việc. Kết luận được đưa
ra là có 13 kỹ năng cơ bản cần thiết để thành công trong công việc:
1. Kỹ năng học và tự học (learning to learn)
2. Kỹ năng lắng nghe (Listening skills)
3. Kỹ năng thuyết trình (Oral communication skills)
4. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)
5. Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative thinking skills)
6. Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn (Self esteem)
7. Kỹ năng đặt mục tiêu/ tạo động lực làm việc (Goal setting/ motivation skills)
8. Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp (Personal and career development skills)
9. Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ (Interpersonal skills)
10. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork)
11. Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills)
12. Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả (Organizational effectiveness)
13. Kỹ năng lãnh đạo bản thân (Leadership skills)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét