Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

Bài Đêm Lang Thang

Bước lang thang(Em) qua từng vỉa hè
Biết đi đâu(Am) đêm dài (D) bơ vơ (Em)
Người yêu ơi(Bm7) ! Em đã sang ngang
Tình yêu ơi(C)! Xin vấn khăn tang(Em)
Anh mất em đời (Bm7) như cánh diều băng sang (B)
(Tương tự)
Sống lang thang như kẻ không nhà
Mới xa em nghe buồn nghĩa trang
Người yêu ơi! Em chắc đang vui
Nào em hay anh rất đơn côi
Gom góp kỷ niệm giây phút tình chia phôi (Em)
ĐK:
" Em ơi em ơi (Em)
Thà rằng ngày xưa (C) em đừng thề (Am)
Trong cuộc đời (C) yêu mãi (Bm7) anh thôi (Em)
Thì ngày nay (C) anh đâu muộn phiền (B7)
Khi em ngoảnh mặt(Am) cho anh bỏ cuộc (Bm7) trong nước đua tình (Em)
(Tương tự ở các đoạn sau )
Em ơi em ơi
Thà rằng ngày xưa em đừng thề
Trong cuộc đời yêu chỉ anh thôi
Thì ngày nay anh đâu tuyệt vọng
Phong ba ngập lòng trông theo bụi hồng em bước vu quy "

Cứ lang thang như kẻ điên cuồng
Biết đi đâu đêm dài bơ vơ
Từ Duy Tân khu phố công viên
Về Gia Long bay lá me nghiêng
Không bước chân nàng, anh buốt lạnh con tim

Nhắc lại Đk : "..."

Muốn quên em, quên đời, quên người
Mới lang thang như kẻ tha phương
Trời cho anh con số không may
Để yêu em mang lấy chua cay
Anh chiếc ga nhỏ cho chuyến tàu em qua

Bước lang thang như kẻ điên cuồng
Biết đêm nay đi về nơi đâu
Vẫn lang thang như kẻ không nhà
Biết đi đâu đêm dài bơ vơ
Muốn quên em mới lang thang
Biết đêm nay về nơi đâu

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

"Rửa" vàng bằng cơ chế?

Những bí mật của thị trường vàng Việt Nam đã được "kể" ra từ những con số thống kê của Hiệp hội Vàng thế giới.

Nguồn: Hiệp hội vàng thế giới
Hàng tỉ USD nhập vàng lậu?
Theo Hiệp hội Vàng thế giới, chỉ trong hai năm 2011 và 2012, tổng nhu cầu vàng VN đã lên đến gần chục tỉ USD. Trong đó, giá trị vàng nữ trang nhập đã lên đến con số gần 1,3 tỉ USD. Cụ thể, lượng vàng nữ trang VN nhập khẩu năm 2011 là 13 tấn, trị giá 634 triệu USD. Sang năm 2012, ngoại tệ nhập vàng nữ trang còn nhiều hơn. Quý 1 nhập 5 tấn, trị giá 269 triệu USD, quý 2 nhập 3 tấn, trị giá 156 triệu USD, quý 3 nhập 2,5 tấn trị giá 130 triệu USD và quý 4 là 2 tấn, trị giá 111 triệu USD. Tổng cộng, năm 2012 VN đã nhập 12,5 tấn, trị giá 666 triệu USD. Chỉ tính riêng vàng nữ trang, trong 2 năm qua VN đã bỏ ra gần 1,3 tỉ USD để nhập khẩu. Đáng nói, cho đến nay NHNN chưa cấp phép cho bất cứ đơn vị nào nhập vàng nữ trang và nếu đúng thì số vàng nữ trang với khối lượng lên tới trên 25,5 tấn này là nhập lậu hoàn toàn.
Hình minh họa
Cũng theo thống kê của Hiệp hội Vàng thế giới, trong 2 năm này số lượng vàng thỏi nhập vào VN còn lớn hơn nhiều. Cụ thể, trong năm 2011 vàng thỏi nhập vào VN tổng cộng là 87,8 tấn, trị giá 4,561 tỉ USD. Năm 2012, con số này cũng không kém với tổng cộng là 75,2 tấn, tương đương trên 4 tỉ USD. Riêng với vàng thỏi, trong năm 2011 và 2012, NHNN cũng không cấp phép công ty nào được nhập loại vàng này. Vì vậy, vàng thỏi chỉ có thể vào thị trường nội địa theo 2 con đường. Thứ nhất là NHNN cho phép các NHTM mua trạng thái nước ngoài và thứ hai là vàng thỏi nhập lậu.
Những con số trên nói lên rằng, vàng lậu đã, đang và sẽ tiếp tục tràn vào VN. Đây cũng chính là nguyên nhân gây biến động tỷ giá trong suốt thời gian qua. Điều này hợp lý và lý giải vì sao cầu ngoại tệ “chính thống” của nền kinh tế mấy năm nay không tăng, dự trữ ngoại tệ tăng mạnh nhưng "sóng tỷ giá" vẫn thỉnh thoảng lại nổi lên. Ngay tại thời điểm này, khi khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới bị đẩy cao lên mức kỷ lục, trên 6 triệu đồng/lượng, thì tỷ giá ngoài thị trường tự do lại bị hun nóng một cách đáng ngờ.
Hợp pháp hóa vàng lậu ?
Với những biến động tại thị trường vàng, các chính sách xuất - nhập và cuộc chuyển đổi vàng phi SJC sang SJC trong thời gian qua hé lộ khả năng đã có tình trạng trục lợi chính sách để "rửa" số lượng vàng lậu khổng lồ đã tràn vào VN. Bởi như phân tích trên, ngoài "chui" vào kênh vàng nữ trang, vàng lậu còn có thể được dập thành vàng miếng giả thương hiệu SJC, vàng nữ trang dưới tên gọi phi SJC. NHNN đã chính thức quản lý việc dập vàng miếng thương hiệu độc quyền SJC nên nếu muốn hợp pháp hóa số vàng lậu chỉ có con đường duy nhất là xuất ra rồi nhập trở lại. Và cũng trùng hợp NHNN "bỗng dưng" (nói bỗng dưng là bởi trước đó, NHNN công bố có khoảng 500 tấn vàng đang nằm trong dân và lên phương án huy động. Với lượng vàng trong dân nhiều như vậy, không có lý do gì để nhập vàng) cho phép tạm xuất vàng phi SJC để tái nhập 11 tấn vàng khối về dập vàng miếng SJC. Sự “trùng hợp” này rất dễ tạo điều kiện cho vàng lậu được đưa vào diện phi SJC, sau đó xin phép xuất ra để nhập vào để hợp thức hóa thành vàng chính ngạch. Hay nói cách khác là "rửa vàng" kiếm lợi khủng. Nếu chỉ lấy mức chênh lệch giữa vàng trong nước và thế giới trung bình là 3 triệu đồng/lượng thì với 25,5 tấn vàng nhập lậu, lợi nhuận từ vàng lậu lên cả trăm triệu USD.
Nhưng mọi chuyện không dừng ở đó. Số vàng lậu nhập vào VN trong 2 năm qua, như thống kê của Hiệp hội Vàng thế giới, là 25,5 tấn (chỉ tính riêng vàng nữ trang). Đợt “tạm xuất, tái nhập” vừa rồi được 11 tấn vàng và đã được NHNN bán hết sau phiên đấu thầu ngày hôm qua. Như vậy, còn khoảng gần 15 tấn vàng lậu vẫn đang "ẩn" trên thị trường chờ cơ hội hợp pháp hóa. Câu hỏi đặt ra là, liệu có xảy ra thêm một cuộc tạm xuất - tái nhập để chuyển thể về vàng miếng SJC một cách chính danh nữa hay không? Câu trả lời vẫn phải chờ, nhưng những biểu hiện của thị trường vàng hiện nay đang cho thấy điều đó hoàn toàn có thể tiếp tục được thực hiện. Cụ thể, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới (lý do lớn nhất để phải bình ổn) đang ở mức kỷ lục, khoảng 6 triệu đồng/lượng, lượng vàng NHNN nhập khẩu trước đó đã bán hết sau 11 phiên đấu thầu... Khả năng tạo những cơn khan hiếm giả gây áp lực xuất - nhập để hợp pháp hóa vàng lậu là rất lớn.
Giá vàng VN trong quá khứ có cao có thấp hơn giá thế giới, nhưng mấy năm trở lại đây luôn cao hơn vàng thế giới rất nhiều. Trong quá khứ, VN có xuất khẩu vàng, nhưng mấy năm gần đây vàng xuất hầu như không có mà vàng nhập thì rất lớn. Đặc biệt, là nhập lậu. Đây là kết quả từ chính sách quản lý thị trường vàng yếu kém, tạo cơ hội cho các đơn vị, giới đầu nậu, giới đầu cơ... thao túng, trục lợi từ ngay trên cơ chế.
Vàng là thủ phạm làm tăng giá USD
Tiến sĩ Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN cũng khẳng định, diễn biến kinh tế vĩ mô chưa cho thấy áp lực căng thẳng quá lớn về đồng USD. Nhưng vừa qua, sự nóng lên của đồng ngoại tệ này chính do các đầu nậu tranh thủ nhập vàng đế “kiếm lời”. Ở các địa bàn như TP.HCM, Hà Nội nhu cầu tiêu thụ vàng bao giờ cũng rất lớn, với mức chênh lệch giá như vừa qua, dễ hiểu giới buôn lậu vàng chắc chắn đã vào cuộc. Một chuyên gia nhiều kinh nghiệm trên thị trường tài chính cũng nhận định, trong tình hình khó khăn hiện nay, cầu USD cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực sự chưa cao, trong khi đó nhập siêu quý 1 không quá lớn để gây áp lực lên cán cân thương mại, thì có thể thấy nhiều khả năng vàng chính là thủ phạm khiến USD đã tăng giá so với VND.
Anh Vũ (ghi)

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

Lược trích theo MARK TIER



Bạn có thể kiếm lại số tiền đã mất hay không?

Tại nhiều hội nghị chuyên đề về đầu tư, Mark Tier đã hỏi những người tham dự: “ Ai đã từng thua lỗ trên thương trường?”. Một vài cánh tay giơ lên. Sau đó, Mark Tier lại hỏi: “ Vậy bao nhiêu người trong số các bạn kiếm lại được số tiền đã mất đó trên thương trường?”. Hâu như không có cánh tay nào giơ lên.

Đối với nhà đầu tư nhỏ, công việc đầu tư chỉ là một trò tiêu khiển là một nghề phụ. Trong trường hợp có tổn thất, họ sẽ bù đắp bằng lương, quỹ hưu hay các tài sản khác. Hầu như họ không bao giờ kiếm lại được số tiền đã mất ấy trên thị trường chứng khoán.

Còn đối với nhà đầu tư bậc thầy, đầu tư không phải là nghề tay trái, mà là cả cuộc sống của họ, và việc thua lỗ cũng gây cảm giác đau đớn như khi họ đánh mất một phần cuộc đời mình.

Bạn có biết tại sao không?

Đó là bởi vì nếu mất 50% số vốn đầu tư ban đầu của mình, bạn sẽ phải kiếm được số tiền nhiều gấp đôi thì mới trở về điểm xuất phát.

Bởi vì nếu bạn có thể hoàn vốn với tỷ lệ trung bình 12% năm, thì phải mất 6 năm bạn mới lấy lại được số vốn đó. Buffett đã phải mất khoảng 38 tháng khi tỷ lệ tăng trưởng của những cổ phiếu của ông đầu tư đạt mức 24.7% năm, trong khi tỷ lệ tăng trưởng 28.6% năm, Soros đã có thể lấy lại số vốn ban đầu chỉ trong 32 tháng.

Và như thế thì thật là lãng phí thời gian!

Nền tảng của sự giàu có

Warren Buffett va George Soros là những nhà đầu tư thành công nhất thế giới, bởi vì họ đều là những người cực đoan trong việc tránh tổn thất. Bảo toàn vốn không chỉ là thói quen thứ nhất trong lĩnh vực đầu tư, mà đó là nền tảng của tất cả các hoạt động khác mà một nhà đầu tư thành công cần áp dụng vào hoạt động đầu tư của mình. Nói các khác, đó là nền tảng cho toàn bộ hoạt động đầu tư của họ.

Như chúng ta sẽ thấy, mỗi thói quen đầu tư thành công đều bắt nguồn từ quy tắc đầu tư thứ nhất cuả Buffett: “ Không bao giờ được để số tiền của bạn bị hao hụt”.

Lời kết:

Cơ hội trên thị trường chứng khoán rất rất nhiều, chỉ cần bạn có phương cách, có công cụ để tận dụng một cơ hội, thành công tài chính của bạn sẽ vô cùng lớn. Nhưng quan trọng hơn hết nếu bạn không thực sự đủ tầm, đủ bản lĩnh, không có được những thói quen tinh thần cần thiết, thói quen của những người thành công, của những nhà đầu tư đại tài đều phải có, thì cho dù bạn thành công tài chính đến mức nào, bạn cũng chỉ đang giữ giúp tài sản, và đến một lúc nào đó, khi biến cố xảy ra, bạn sẽ đánh mất những giá trị này và có thể mất nhiều hơn nữa.

Chính vì vậy, để hướng đến đỉnh cao của thành công chắc hẳn mỗi chúng ta đều ý thức một cách nghiêm túc về công việc đầu tư này. Đó cũng là một hành trình, một cuộc chiến liên tục để hoàn thiện bản thân từ sâu thẳm trong tâm thức ,không ngừng hoàn thiện phong cách đầu tư của mình đến mức tối ưu nhất. Và thành công tài chính hay bất kỳ thành công nào khác cũng chỉ thực sự bền vững khi có sự trọn vẹn và mang lại giá trị cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Thổi hồn nhạc Trịnh vào quản trị doanh nghiệp

“Ý nghĩa lớn nhất của dòng nhạc phản chiến Trịnh Công Sơn chính là giải phóng tư tưởng hèn thấp để ngẩng cao đầu làm người Việt Nam” – Đó là lời thoại của Đỗ Trung Quân trong đêm tưởng niệm 3 năm ngày mất Trịnh Công Sơn.

Chính vì cảm nhận đó, Giám đốc chiến lược FPT Nguyễn Hữu Thái Hòa đã chọn hát những lời ca đầy nhân văn của Trịnh khi làm giảng viên môn Chiến lược cho Viện Quản trị Kinh doanh (FSB) – ĐH FPT như thể anh muốn“thổi” giấc mơ Việt Nam của mình vào hồn các doanh nhân Việt theo kiểu triết lý Trịnh Công Sơn.

Từng hát tới hơn 100 ca khúc nhạc Trịnh tại 20 quốc gia và trong 11 album tưởng niệm Cố Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, có vẻ anh đã “ngấm” hết “hồn” nhạc Trịnh?

Dùng từ “Ngộ” thì chính xác hơn. Sau chừng đấy năm tôi “Ngộ” ra nhiều giá trị nhân văn trong nhạc Trịnh. Âm nhạc Trịnh Công Sơn không chỉ là nhạc mà còn có tính thơ, tính văn học, tính triết học và đặc biệt là tính phản chiến trong chiến tranh Việt Nam. Tôi cho rằng nếu nói nhạc Trịnh là một kho tàng văn hóa, thì Ca Khúc Da Vàng phải là những hạt kim cương còn ẩn mình trong đám bụi mờ của lịch sử. Một người bạn Mỹ của Trịnh Công Sơn đã từng nói rằng mỗi bài hát phản chiến trong chùm tác phẩm Da vàng của ông có giá trị tương đương với 10 hay 20 cuộc biểu tình chống chiến tranh tại Mỹ… Việc “Ngộ” được những giá trị ấy phải cần có thời gian và có ứng dụng được gì hay không thì còn tùy vào cái “thiện duyên” của mỗi người.

“Ngộ” được nhiều điều như vậy, chắc hẳn sẽ có một điều đặc biệt nào đó khiến anh tâm đắc nhất?
 
Sự bí ẩn của ca từ - đó là giá trị nhân văn nhất, đôi khi chỉ có thể cảm nhận bằng cảm xúc. Và đằng sau những ca từ của nhạc Trịnh luôn toát lên một chữ “Tâm” cho dù người nghe có khi không hiểu hết ý nghĩa và nguồn gốc ca từ đó. Nó không hề lên gân, gào thét, mà ngược lại lan tỏa nhẹ nhàng như sóng trong không gian, như lời ru của Mẹ để “chạm” vào tần số riêng tư trong trái tim mỗi người và những cõi tình mêng mông của kỷ niệm.
 
Thổi hồn nhạc Trịnh vào quản trị doanh nghiệp (1)

Khi nghiên cứu sâu nhạc Trịnh, tôi rất mê những ca từ của ông và đặc biệt khi hiểu thêm về ngữ cảnh ra đời của từng câu hát, ta cảm thấy như lạc lối vào một nơi chốn khác, tràn đầy tình yêu thương. Mỗi khi chọn hát một bài nào đó trong album hay show diễn, tôi đều tự viết lời ra một cuốn sổ riêng, cảm nhận rất nhiều bí ẩn sau từng chữ viết. Vì ca từ của ông quá đẹp nên tay tôi cũng phải nắn nót theo từng câu chữ. Thế là việc học lời hát bỗng nhiên trở thành… luyện chữ.

Nói như vậy thì nhạc Trịnh đi vào lòng người chủ yếu là nhờ ca từ chứ không phải giai điệu?
 
Không, không thể tách rời ca từ và giai điệu trong nhạc Trịnh. Có những nhạc sĩ chỉ sáng tác nhạc, phần lời do người khác viết. Nhưng với Trịnh Công Sơn, ông hầu như rất hiếm khi phổ thơ của người khác. Nhạc và lời của ông được viết như dòng suối tuôn trào ra cùng một lúc, hòa quyện vào nhau, cùng lan tỏa, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người, và mang đậm hơi thở của thời đại.

Yêu nhạc Trịnh như vậy, lại từng nổi danh với “thương hiệu” Ca sỹ Thái Hòa, sao anh không theo nghề ca sỹ mà lại rẽ ngang sang nghề… chiến lược?
 
Tôi tốt nghiệp Đại học Kiến trúc ở Canada, sau đó được mời làm Phó giám đốc hoạch định sản xuất và quản lý chất lượng của tập đoàn Schneider Electric. Dừng chân với Schneider 13 năm để đi hết chuỗi giá trị, chất lượng của một tập đoàn toàn cầu. Hiện nay, tôi lại là Giám đốc chiến lược của FPT, một tập đoàn Công nghệ thông tin nhiều tham vọng của Việt Nam. Đích đến của người được học hành là tri thức, tôi luôn cố gắng rèn luyện để trở thành một trí thức, thở bằng hơi thở thời đại, sống có trách nhiệm và biết đau với thân phận con người.

Tôi đến với âm nhạc từ bé qua việc học Piano cô điển. Tôi yêu âm nhạc và luôn coi đó là chốn trú ẩn để cân bằng cuộc sống, thật sự chưa bao giờ coi âm nhạclà “nghề” của mình. Tôi hát nhạc Trịnh trên các sân khấu, trong các chương trình tưởng niệm, từ thiện vì mong muốn đem cái đẹp của nhạc Trịnh đến với đông đảo khán giả, mang lại cho họ sự hướng thiện và yêu đời hơn.

Và có phải cũng vì mong muốn mang lại cho mọi người sự khát khao và lạc quan mà anh đã nhận lời giảng dạy môn Chiến lược tại các lớp Mini MBA của Viện Quản trị Kinh doanh (FSB)?

Năm 2007, khi được mời tham gia chương trình “Người Đương thời” trên VTV3, tôi đã kể về về “Giấc mơ Việt Nam” của một người con xa xứ. Sau khi chương trình phát sóng, tôi nhận được hàng trăm Email, lời bình của các bạn trẻ Việt Nam, thể hiện sự xúc động và tin tưởng của họ. Về nước làm việc, tôi mong muốn giấc mơ Việt Nam của mình lan tỏa đến tất cả các bạn trẻ, truyền cho họ lòng nhiệt huyết và niềm tin, để tất cả cùng chung tay đưa nước Việt Nam đi lên vì cuộc sống chung quanh ta vẫn luôn rất tươi đẹp.
 
Thổi hồn nhạc Trịnh vào quản trị doanh nghiệp (2)

Và vì thế, tôi nhận lời dạy cho các chương trình của Viện Quản trị Kinh doanh (FSB), nơi quy tụ những doanh nhân, những nhà quản lý trẻ của Việt Nam, những người có ảnh hưởng lớn tới tổ chức của họ, những doanh nghiệp đang tạo ra vật chất xã hội và là nên tảng để hội nhập quốc tế. Tôi hy vọng, giấc mơ của tôi sẽ lan tỏa tới các nhà quản trị và tới nhân viên của họ.

Nhiều học viên các lớp Mini MBA của Viện Quản trị Kinh doanh (FSB) có chung nhận xét trong phiếu đánh giá “Thầy Thái Hòa đã mang lại cho tôi sự tự tin, yêu đời và khát khao phấn đấu”. Có phải là nhờ nhạc Trịnh mà anh đã truyền được cảm xúc này?

Tôi đã đặt chân đến 20 quốc gia, không phải đi du lịch mà là đi làm việc. Tôi trải qua nhiều vị trí, ở các tập đoàn quốc tế, chứng kiến nhiều câu chuyện kinh doanh và thực tiễn dịch chuyển chuỗi giá trị từ Tây sang Đông trong 2 thập kỷ qua, nên những bài giảng của tôi luôn mang đậm tính thực tiễn. Tôi giảng theo kiểu vừa đồng hành vừa kể chuyện của mình cho học viên nghe những câu chuyện “làm thật” của các tập đoàn mà tôi đã tham gia, cho học viên được cùng tôi “chạm” vào thực tế của các doanh nghiệp, và quan trọng là họ luôn thấy bóng hình mình đâu đó trong các câu chuyện của tôi, để từ đó họ có niềm tin cùng tôi tìm lời giải cho những tình huống khó khăn. Tôi luôn khuyến khích các em tự tìm lời giải tốt nhất cho riêng mình, bởi để chê trách thì ai cũng làm được, nhưng để tìm ra đáp án thì không đơn giản chút nào. Cái đáng lo nhất của chúng ta là sự tự ti và mất niềm tin vào những điều tốt đẹp của thế hệ trẻ.

Và trong những giờ học đầy gian nan đó, tôi hay tiếp năng lượng cho học viên bằng những bản nhạc Trịnh. Có lẽ vì thế mà các em cảm thấy hưng phấn hơn và giờ học cũng nhẹ nhàng hơn. Dần dần tôi phát hiện ra nhiều điểm tương đồng của nhạc Trịnh trong mọi công việc của mình. Bạn có thấy rằng khi hát nhạc Trịnh, ai cũng thấy mình trong đó không? Nhạc Trịnh cũng giống như triết lý kinh doanh, làm quản lý chất lượng sẽ luôn phải hướng thiện.

Và việc tham gia dự án  đào tạo “10 ngàn nhà quản trị đẳng cấp” của Viện Quản trị Kinh doanh (FSB) cũng là một cách để anh làm lan tỏa giấc mơ Việt của mình vào hồn các doanh nhân Việt như cách nhạc Trịnh đã đi vào lòng công chúng?

Tôi nghĩ có thể đây là một sân chơi tốt, đầy tham vọng, và mong gắn kết các doanh nghiệp lại với nhau, tạo cho họ những cơ hội hợp tác mới. Chương trình “10 ngàn nhà quản trị đẳng cấp”  không chỉ đơn giản là đào tạo nhà quản trị mà còn “dõi” theo doanh nghiệp, hỗ trợ, tư vấn cho họ những khi cần thiết cũng như mang lại cho nhà quản lý những “Của để dành”. Tôi mong muốn, chương trình sẽ đi vào cuộc sống một cách giản dị, mộc mạc, mang lại tính “ngộ” cao một cách “hữu xạ tự nhiên hương”như cách nhạc Trịnh đã đi vào cuộc sống.

Và cuối cùng, một lời nhắn nhủ dành cho các nhà quản lý ViệtNam bằng một câu hát của nhạc Trịnh…?

“Sống trong đời sống cần có 1 tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi…” Nếu ai mà “ngộ” đến hết ý “để gió cuốn đi” trong bài hát cùng tên ấy, là người đó đã “ngộ” được nhiều điều sâu kín trong nhạc Trịnh.

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

Tự doanh chứng khoán: Tự bạch của một người trong cuộc

“Sức ép của trader là rất cao, nhiều lúc không chỉ là đồng lương đồng thưởng, mà còn là cả danh dự. Trong hoạt động trading thì chiến thắng bản thân nhiều hơn là chiến thắng các đối thủ khác. Chiến thắng bản thân là kiềm chế lòng tham, chấp nhận sai lầm, giải tỏa bế tắc, chấp nhận dừng cuộc chơi khi mất phương hướng”.

Quản lý rủi ro luôn là ưu tiên hàng đầu của các tổ chức chứ không phải mục tiêu lợi nhuận.
Người đứng đầu bộ phận tự doanh giao dịch hàng ngày (hay được gọi là head trader) của một công ty chứng khoán lớn trên thị trường chia sẻ như vậy với VnEconomy chuyện bếp núc công việc với những áp lực và nguyên tắc ứng xử trên thị trường. Anh cũng xin được giấu tên và danh tính công ty.
Ứng xử nhanh theo thị trường
Tôi nghe nói làm head trader chịu nhiều áp lực lắm và tính cách của trader thường rất nóng nảy. Anh đã đập vỡ cái bàn phím máy tính nào hay chưa?
Bản thân tôi thì chưa đập cái gì cả, nhưng đúng là áp lực thì rất nhiều. Áp lực không chỉ từ đồng nghiệp, lãnh đạo công ty mà còn là áp lực từ chính bản thân mình. Đâu phải lúc nào mình cũng đúng, cũng chiến thắng được thị trường? Nhiều lúc suy nghĩ về một tình huống, một kế hoạch mà mất ngủ đến 3-4 giờ sáng là bình thường vì quyết định phải đưa ra ngay trong phiên giao dịch ngày mai. Còn chuyện miên man suy nghĩ đi lướt qua đồng nghiệp hay lãnh đạo mà quên chào là thường xuyên!
Vậy anh đã có thời điểm nào bối rối, mất phương hướng hay chưa?
Cái này là thường xuyên. Vấn đề quan trọng là trong trạng thái như vậy, anh hành động thế nào. Không ai có thể nhìn xuyên suốt được thị trường. Với tôi, nếu danh mục đang lãi thì cho phép mình do dự. Nếu danh mục bấp bênh ở ranh giới sắp lỗ mà bản thân vào trạng thái mất phương hướng thì sẽ cắt hết để đứng ngoài. Quan điểm của tôi là kiểm soát tối đa rủi ro, chấp nhận lợi nhuận vừa phải, thậm chí là thấp.
Nôm na thì tự doanh được công ty đưa cho một cục tiền và có nhiệm vụ kinh doanh kiếm lợi. Cục tiền đó được phân bổ như thế nào?
Để vận hành nguồn vốn tự doanh thì phải có quy chế hoạt động tự doanh, trong đó có quy định về phân bổ vốn, biện pháp hạn chế rủi ro, trách nhiệm, quyền hạn của mỗi thành viên trong nghiệp vụ tự doanh.
Hoạt động tự doanh thời kỳ trước thì nhiều công ty coi là mũi nhọn trong nâng cao tài sản. Nhưng về lâu dài thị trường khó khăn thì sẽ cắt giảm dần, để một tỉ lệ phân bổ vốn an toàn chứ không để toàn bộ vốn điều lệ vào tự doanh. Ngưỡng an toàn khoảng 50% so với vốn chủ sở hữu trở lại. Đây là mức phân bổ vốn an toàn giúp doanh nghiệp pháp triển hài hòa, không quá rủi ro với những biến động thị trường.
Quy chế hoạt động tự doanh của công ty cũng có quy định rất rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng cá nhân. Head trader thì được quyền quyết định vị thế bao nhiêu, ông Tổng giám đốc quyết bao nhiêu. Dĩ nhiên là phải có một hội đồng đầu tư với những quy định cụ thể, chẳng hạn đến mức đầu tư nào thì phải thông qua Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Bản thân mỗi thành phần đều được phân theo cấp để phê duyệt hạn mức đầu tư thì cũng có những ràng buộc để tránh quyết định một cách chủ quan, duy y chí, tùy tiện.
Ngoài ra hoạt động tự doanh còn phải tuân theo các tiêu chí về lựa chọn doanh nghiệp, có hạn mức phân bổ cụ thể, thời gian nắm giữ rõ ràng. Thẩm quyền quyết về hạn mức vốn cũng phụ thuộc vào tính chất của giao dịch. Chẳng hạn là hoạt động trading hàng ngày thì head trader có quyền quyết một mức nhất định, phụ thuộc vào tính thanh khoản, chỉ số cơ bản của doanh nghiệp đó…
Mức phân bổ vốn của anh với vai trò một head trader trong hoạt động trading hàng ngày là bao nhiêu?
Tôi được quyền quyết đối với các vị thế tối đa là 10 tỷ đồng.
Vậy các trader dưới quyền anh thì được phân bổ nguồn vốn cụ thể bao nhiêu cho hoạt động trading hàng ngày?
Thực ra năm nay công ty tôi phân bổ nguồn vốn không nhiều cho hoạt động trading nên các trader không có quyền ứng xử trực tiếp trên thị trường.
Vậy trong trường hợp nhận thấy cơ hội lớn và an toàn, liệu head trader có quyền vượt hạn mức hay không?
Hạn mức này cũng là một ranh giới mềm vì tính ứng xử nhanh theo thị trường. Trong một vài trường hợp vị thế có thể tăng lên 20-30 tỷ đồng ngay tức khắc nhưng phải thông báo cho hội đồng đầu tư đồng thời tuân theo danh mục và phương án đã có sẵn, và không được vượt quá quy mô tổng nguồn vốn lên kế hoạch từ đầu. Trường hợp phát sinh như vậy chỉ cần gửi e-mail thông báo để “vote” ngay trong phiên là hạn mức của tôi có được nâng lên hay không. Điều này phải có kế hoạch ứng xử từ trước để tất cả các thành viên tập trung xử lý trường hợp phát sinh này bên cạnh những công việc thường ngày.
Các thành viên hội đồng đầu tư có thể san xẻ cho nhau. Chẳng hạn anh Tổng giám đốc được cấp hạn mức cao gấp đôi tôi. Khi hàng ngày đã theo dõi danh mục vận hành, cách ứng xử với thị trường của tôi thì có thể đánh giá tôi có tỉnh táo trong những trường hợp như vậy không.
Ở đây có sự trơn chu trong quá trình vận hành hệ thống, sự tin cậy cũng như tính nhạy bén của người lãnh đạo. Đôi khi người lãnh đạo phải biết được các trader của mình có bối rối, lúng túng và bị sức ép của chính thị trường cũng như đồng nghiệp. Chẳng hạn trạng thái khi thị trường tăng, vị thế không đem lại lợi nhuận, trader giữ vị thế đó sẽ bị sức ép và bị rối, có thể dẫn đến những quyết định mất phương hướng. Sự chia sẻ của lãnh đạo lúc đó là rất quan trọng, có thể chấp nhận dừng cuộc chơi hoặc có phương án xử lý khác tốt hơn với quan điểm là không để mất tiền. Bản thân tôi cũng làm như vậy với các trader dưới quyền.
Kế hoạch luôn phải lên trước từ đầu phiên
Quy trình cụ thể đối với việc lựa chọn danh mục trading của công ty như thế nào?
Hoạt động trading không thể gò bó các quy trình “thưa bẩm” quá dài. Tín hiệu thị trường là rất nhanh và trading là phải theo thị trường. Nếu cứ phải làm kế hoạch, trình các cấp phê duyệt, triệu tập hội đồng đầu tư thì không kịp. Hội đồng đầu tư sẽ xét duyệt danh mục tiềm năng cho hoạt động trading từ đầu quý hoặc đầu năm. Thực ra việc lên danh mục trading cũng tạo khoảng rộng đủ để có các quyết định linh hoạt.
Danh mục này đã được phân tích bài bản, lên các phương án cụ thể, lấy ý kiến các thành phiên hội đồng đầu tư. Bộ phân phân tích sẽ đưa ra ý kiến độc lập đối với các phương án của ban đầu tư.
Các khâu cụ thể để lên một danh mục đầu tư cuối cùng là: đề xuất phương án, thẩm định và cuối cùng là phê duyệt. Tất cả các bộ phận đều có thể đề xuất phương án và mỗi bộ phận tự phân tích phương án của mình. Sau đó chắt lọc ra một phương án tối ưu. Khi đó bộ phận phân tích bắt đầu soi vào và có ý kiến độc lập, phân tích lại để xây dựng danh mục cuối cùng. Danh mục này phải đưa ra bảo vệ trước hội đồng đầu tư.
Vậy có khi nào xuất hiện mâu thuẫn giữa tính cơ bản với tính thị trường của các cổ phiếu trong danh mục không?
Các mâu thuẫn đó phải được xem xét kỹ lưỡng. Một cổ phiếu tốt về mặt cơ bản nhưng có thể không tốt về mặt thị trường như thanh khoản thấp. Bộ phận phân tích và bộ phận tự doanh có thể thảo luận với nhau và ưu tiên hơn thuộc về tự doanh vì họ sẽ là người trực tiếp tham gia thị trường tại những cổ phiếu đó. Có những cách để hài hòa mâu thuẫn. Chẳng hạn cổ phiếu tốt, thanh khoản kém thì có thể giảm tỉ trọng phân bổ vốn xuống.
Trong công ty chỉ có head trader được phân hạn mức, vậy mối quan hệ cụ thể giữa head trader với các trader dưới quyền như thế nào?
Các bạn trader sẽ lên các kế hoạch, phương án, danh mục, làm tổng kết hàng ngày và gửi lên cho tôi. Ví dụ danh mục có 5 mã, các bạn sẽ đóng góp ý kiến, nên chủ đạo ở mã nào, chiến lược trading cụ thể và cùng bàn bạc. Khi đó head trader nhận thấy trader nào có phương án tối ưu thì sẽ được phân công trực tiếp xử lý trong ngày. Vai trò chính của head trader là định hướng, lựa chọn người phù hợp, chiến lược phù hợp và phân giao công việc, kiểm soát hoạt động theo chiến lược đã định.
Việc kiểm soát các vị thế, cân bằng danh mục diễn ra hàng ngày?
Tôi yêu cầu các trader phải cập nhật vị thế ngay trong phiên. Thậm chí khớp lệnh đến đâu phải báo cáo đến đó để tôi cân bằng được giá trị danh mục tổng thể. Khi một trader đã tập trung tối đa vào công việc của mình, họ đâu có hình dung được các mã khác biến động thế nào và tổng thể danh mục trading của bộ phận như thế nào?
Đôi lúc người head trader cũng phải can thiệp vào công việc cụ thể. Nhiều trường hợp các trader cũng lúng túng, mất phương hướng. Chẳng hạn, kế hoạch ban đầu là nếu phiên hôm nay có một cú hồi, chúng ta sẽ bán ra ở khoảng mức bao nhiêu, khối lượng nào. Nhưng đôi khi giá hồi quá mạnh và trader lại có tâm lý chờ thêm nữa, tức là chấp nhận rủi ro cao hơn. Khi đó head trader là người chịu trách nhiệm chính phải ra quyết định, tạo yếu tố tâm lý để các trader quả quyết hơn.
Vậy trong hoạt động trading thực tế, việc kiểm soát phân bổ vốn cho từng cổ phiếu cụ thể như thế nào?
Kế hoạch luôn phải lên trước từ đầu phiên và các giao dịch cơ bản tuân thủ kế hoạch này. Kế hoạch đã dự kiến khoảng giá cụ thể, cách ứng xử mua bán cụ thể. Tuy nhiên vẫn có những lúc phải phản ứng nhanh. Chẳng hạn ban đầu dự kiến thoát danh mục 30 tỷ đồng trong vài phiên, nhưng đột biến thị trường có thể quyết thoát toàn bộ ngay trong một phiên.
Việc phân chia trách nhiệm trong hoạt động trading của bộ phận như thế nào?
Head trader chịu hoàn toàn trách nhiệm cho các giao dịch.
Như thế các giao dịch thua lỗ ở từng cổ phiếu cụ thể do các trader cụ thể phụ trách cũng chỉ người đứng đầu chịu?
Việc phân quyền rất rõ ràng. Các trader không được phân bổ vốn thì cũng không phải chịu tránh nhiệm về rủi ro. Quan hệ quyền lợi/rủi ro phải rõ ràng. Quyền càng cao thì trách nhiệm càng lớn. Chẳng hạn nếu tôi vượt hạn mức thì những người đồng ý cũng phải chịu trách nhiệm cùng.
Công ty có cơ chế nào để tăng hạn mức phân bổ vốn cho hoạt động trading hay không, chẳng hạn tăng theo tỉ lệ lợi nhuận kiếm được?
Kế hoạch phân bổ vốn đã được hoạch định từ đầu năm và do hội đồng đầu tư quyết định, chẳng hạn bao nhiêu phần trăm của vốn chủ sở hữu sẽ được dùng trong năm nay. Kế hoạch này khá dài hơi và con số cũng cố định trong một thời gian. Chẳng hạn năm nay kế hoạch chúng tôi tham gia thị trường 150 tỷ đồng thì thẩm quyền của tôi cũng tương xứng với một tỉ lệ nào đó. Ngoài cái khung chiến lược của hội đồng đầu tư thì bộ phận trading cũng đề xuất chiến lược và tỉ trọng hạn mức đầu tư. Chẳng hạn trong 100 tỷ thì hạn mức cho trading khoảng 30 tỷ, nếu là 150 tỷ thì khoảng 50 tỷ.
Công ty có cơ chế khuyến khích nào cho các trader không?
Đương nhiên là có phần bonus (phần thưởng - PV) tính trên phần lợi nhuận ròng kiếm được. Chúng tôi có phân định rõ ở mức lợi nhuận kiếm được thế này thì thưởng bao nhiêu, phân bổ về từng trader bao nhiêu. Cơ chế như vậy đương nhiên phải có.
Vậy con số cụ thể là bao nhiêu?
Trong khoảng 10-15% phần lợi nhuận ròng kiếm được tính theo năm và trên cơ sở giá trị đã chốt (đã bán) chứ không phải giá trị danh mục. Lợi nhuận trading ở đây là lợi nhuận ròng sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí vốn. Ví dụ trading 10 tỷ, lời 5 tỷ thì phải tính cả lãi suất huy động vốn cũng như các chi phí khác liên quan đến hoạt động.
Anh đánh giá thế nào về mức thưởng như vậy?
Tôi nghĩ tỉ lệ như vậy là hài hòa. Cũng có người nghĩ là thấp quá, cũng có người nghĩ là hơi cao. Đối với người nghĩ thấp thì họ chưa nghĩ đến trường hợp nếu rủi ro xảy ra. Bản thân các trader không có ai bỏ tiền ra để bù thua lỗ cả. Nếu anh làm một việc không phải gánh chịu rủi ro thì làm sao anh đòi hỏi một con số lợi nhuận cao được? Tôi nghĩ mức 10-15% là con số hấp dẫn rồi. Nếu trading với một số tiền lớn và hiệu quả tốt thì khoản thưởng cũng không phải là nhỏ.
Quy trình quản lý rủi ro trong bộ phận trading của anh là như thế nào?
Có nhiều tiêu chí để hạn chế rủi ro. Chẳng hạn khi quyết định trading một cổ phiếu thì không được vượt quá khối lượng giao dịch bình quân của cổ phiếu đó trong một khoảng thời gian nhất định. Đó cũng là cơ sở để phân bổ vốn cho hợp lý. Còn về danh mục thì phải bảo vệ được về các yếu tố cơ bản từ đầu năm và được cập nhật theo quý như kết quả kinh doanh, chứ không phải cứ ngẫu hứng nhảy bổ vào mua một cổ phiếu. Khi phân tích cơ bản thì đã có sự đóng góp ý kiến của nhiều bộ phận, thậm chí cả tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp. Ngay cả hoạt động trading đặt lệnh cũng có phần mềm cảnh báo, chẳng hạn vượt quá giá trị nhất định là cảnh báo head trader ngay lập tức.
Đôi khi hoang mang như ở ngã ba đường
Về rủi ro thị trường thì sao?
Kế hoạch trading hàng ngày đã dự kiến các tình huống và có họp bàn trước. Ngưỡng cắt lỗ hiện tại là 8%. Mức này thuộc thẩm quyền của head trader. Mức này là tiêu chuẩn cho từng mã. Những trường hợp mà không thể cắt được như mất thanh khoản thì mức lỗ vượt 15% phải triệu tập hội đồng đầu tư. Thực tế thì mức lỗ 15% là thị trường đã diễn biến rất nhanh và mạnh, đòi hỏi bộ máy phải rất gắn kết và chia sẻ với bộ phận trading.
Vậy đâu là những tín hiệu rủi ro đầu tiên anh nhìn vào khi quản lý một danh mục trading hàng ngày?
Quan sát đầu tiên là xu hướng thị trường. Vận động của thị trường là trọng yếu. Khi xu thế đã mạnh thì rất ít cổ phiếu đi ngược lại. Cảnh báo thứ hai là các thông tin về doanh nghiệp. Tiếp nữa là các thông tin có thể gây sốc, chẳng hạn vụ bắt bớ vừa rồi. Một trader chỉ cảm nhận ảnh hưởng của thông tin từ yếu tố thị trường, như lượng bán lớn, giá sụt mạnh, tức là cảm nhận chỉ về phân tích kỹ thuật và giao dịch. Head trader phải có tầm nhìn bao quát hơn, đánh giá thông tin rộng hơn để quyết định, chẳng hạn thoát toàn bộ danh mục ngay lập tức.
Bộ phận trading có khi nào xung đột quan điểm với nhau hay không và cách xử lý như thế nào?
Đó là điều đương nhiên và tôi rất khuyến khích. Điều này giúp mọi người không tự tin thái quá, phải luôn vận động suy nghĩ thấu đáo vấn đề. Ngược lại, điều này đôi khi cũng khiến các trader rơi vào trạng thái hoang mang như đứng ở ngã ba đường.
Vai trò lúc đó thuộc về head trader. Lúc tranh luận thì các trader có vẻ căng thẳng nhất, nhưng thực ra head trader mới là người căng thẳng vì về nhà là các bạn đó không còn trách nhiệm gì nhưng tôi có thể mất ngủ để chọn một phương án hợp lý.
Trước khi làm head trader cho một tổ chức anh cũng đã từng đầu tư cá nhân. Vậy sự khác biệt lớn nhất là gì?
Đầu tư cá nhân ban đầu đương nhiên là lúc mới vào nghề đều manh mún, chưa có các khái niệm cơ bản như quản lý rủi ro. Thực ra trong đầu tư thì kinh nghiệm là quan trọng nhất. Khi mới vào nghề thì dễ tìm được một phương pháp hay hệ thống trading rất hiệu quả. Nhưng càng lâu sẽ càng nhận thấy hệ thống đó chỉ hiệu quả trong một giai đoạn thời gian nhất định, với một số cổ phiếu nhất định. Khi mở rộng hệ thống ra sẽ gặp rất nhiều sai lầm.
Khó khăn nhất là xử lý những mâu thuẫn trong chính hệ thống trading của mình, đến mức có thể thành “loạn chưởng”, rất ức chế. Thông thường khi đó người thiếu kinh nghiệm sẽ lấy cái sai lớn để sửa cái sai nhỏ, đi đến hết sai lầm này đến sai lầm khác.
Khi làm việc cho tổ chức, điều may mắn là có không gian riêng, không bị áp lực quá lớn. Những lúc tôi cảm thấy khó khăn đưa nhận định về thị trường thì tôi đứng ngoài, không tham gia. Nếu cứ cố gắng đưa ra một quyết định hay gượng ép phải tham gia thị trường vì một áp lực nào đó thì rất dễ dắt tay nhau “xuống núi” luôn.
Anh có nói đến sự khác biệt trong quản lý rủi ro giữa đầu tư cá nhân với làm việc cho tổ chức. Cụ thể là gì?
Đương nhiên là ở tầm tổ chức thì quy trình, quy chế là rõ ràng, khác biệt. Khi đầu tư với nguồn tiền của mình thì tâm lý chấp nhận rủi ro thường cao hơn. Khi sử dụng nguồn vốn của tổ chức thì phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt.
Vậy cảm nhận của anh thế nào khi những nhà đầu tư cá nhân ngoài kia kiếm lời cả 100% trong khi con số báo cáo của anh chỉ 20-25%?
Tôi cũng biết có những người nhân được 3 lần tài khoản còn tôi chỉ kiếm được có 3%. Tôi vẫn cảm thấy bình thường. Đó là cuộc chơi mà họ thắng, họ giỏi hơn mình. Nhưng trong đầu tư chứng khoán không ai nói tài được. Anh có thể giỏi ở chặng này nhưng lại thất bại ở chặng khác. Người kiếm được 300% có thể sẽ mất 300% ở lúc khác. Người chỉ kiếm được 3% lại chỉ mất đi 3% mà thôi.
Có vẻ như vấn đề nằm ở kỷ luật chấp nhận rủi ro/lợi nhuận?
Quá trình đầu tư là một chặng đường rất dài. Giá trị cần so sánh không phải là trong một phi vụ đầu tư nào đó. Mức độ chấp nhận rủi ro và lợi nhuận bao nhiêu là hợp lý là một lựa chọn không dễ dàng. Chẳng hạn với một thị trường đầu cơ, giá sẽ tăng đến một mức mà tôi thấy đủ, quá nữa thì không tốt và tôi thoát ra. Nhưng vì tính đầu cơ nên giá vẫn tăng tiếp, người giỏi có thể kiếm lời nhiều hơn, nhưng tôi chấp nhận đứng ngoài, hài lòng với những gì mình kiếm được và không còn rủi ro.
Với một khoản đầu tư cụ thể, mức lãi bao nhiêu là anh hài lòng?
20%. Trong khoảng 20-25% là tôi xác định “out”! Nói gì thì nói, có một đồng tiền thực đút vào túi mình tức là còn dư địa cho các hoạt động tiếp theo.
Anh suy nghĩ gì giữa việc anh chấp nhận rủi ro 8% để lãi 20% so với việc chấp nhận rủi ro 50% để lãi 100%?
Đây là mức độ chấp nhận rủi ro của từng người. Như tôi nói lúc đầu, nhà đầu tư dùng tiền của mình thường có xu hướng chấp nhận rủi ro cao, trong khi người dùng vốn của tổ chức chọn rủi ro thấp, đề cao tính an toàn. Ngay với nhà đầu tư cá nhân, dùng margin cũng là một hình thức vốn của người khác. Thực tế đã cho thấy margin cao mà vẫn chấp nhận rủi ro cao thì rất dễ cháy tài khoản. Nếu cho tôi lựa chọn, tôi luôn chọn rủi ro 8% để lãi 20%. Tôi quan tâm nhiều hơn đến một sự bền bỉ, vững chắc trong hoạt động trading, an toàn là hàng đầu.
Mạng lưới thông tin riêng
Những kênh tin tức mà anh thường tiếp nhận là gì?
Trader nói chung cũng như head trader luôn phải nghe ngóng thông tin từ mọi nguồn có thể. Phần lớn tôi hay sử dụng kênh chat Skype, thông tin thường rất nhanh nhạy. Đây như thể là một mạng lưới thông tin vô hình mà hầu hết các trader đều có kết nối vào. Dĩ nhiên những thông tin không chính thống luôn phải kiểm tra. Chúng tôi cũng phải ngồi với nhau để đánh giá thông tin này là lộng ngôn hay sai sự thật, hay chính xác.
Kênh thông tin đó là do các trader tự tổ chức?
Không chỉ các trader mà tất cả các nhà đầu tư có mặt trên thị trường đều có thể tham gia. Họ tự thành lập hoặc gia nhập những “room chat”. Ví dụ anh mở ra một “room chat” mà tôi thấy anh nhận định thị trường sắc sảo, có nhiều ý giống tôi thì tôi xin tham gia room đó. Qua room này tôi lại thấy có thành viên khác thường xuyên có những tin rất nhạy và chính xác thì tôi lại phải tìm hiểu và kết nối, chia xẻ cũng như tiếp nhận thông tin.
Mạng lưới thông tin này không chính thống nhưng thậm chí còn nhanh nhạy và sôi động hơn nhiều. Anh có thể tưởng tượng như có hàng ngàn con mắt cùng soi vào biến động giao dịch, cùng giương ăng-ten nghe ngóng thông tin thì độ đa dạng đến mức nào.
Nguyễn Hoàng
tbktvn

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

Ông Bùi Kiến Thành:Cái bẫy từ gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng

“Cho vay mua bất động sản với lãi suất không cố định chẳng khác nào nhử người ta vào cái bẫy lãi suất thấp".

'Khi người ta vào bẫy rồi, chui vào rọ rồi thì lãi suất có thể đẩy lên tới mức nào tùy thích, điều đó là không thể chấp nhận được” – chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành lên tiếng.

Thông tư Quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02 có những điểm chính như sau: 30.000 tỷ đồng cho người thu nhập thấp, cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang vay để thuê, thuê mua nhà ở xã hội; doanh nghiệp xây nhà xã hội hoặc từ nhà thương mại chuyển sang nhà xã hội cũng thuộc đối tượng được cho vay.
Tuy nhiên, trong gói 30.000 tỷ đồng không nói rõ bao nhiêu % là cho cá nhân vay, bao nhiêu % là cho doanh nghiệp vay. Ngoài ra, thông tư cũng không nêu rõ, trong trường hợp cá nhân không vay mua bất động sản thì số tín dụng còn dư có thuộc về phần vay của doanh nghiệp bất động sản và ngược lại.

Mặt khác, 30.000 tỷ đồng chỉ tương đương với 1.5 tỷ USD trong khi đó, theo báo cáo, riêng Hà Nội đã cần tới 45 tỷ USD để hoàn thiện những dự án bất động sản còn đang dang dở. Như vậy, số tiền 1.5 tỷ USD sẽ đổ vào đâu, với mục đích thế nào là một vấn đề mà dư luận hết sức băn khoăn.
Vấn đề thứ hai là Thông tư của Ngân hàng Nhà nước chỉ định đối tượng cho vay: đối tượng thu nhập thấp, cán bộ công chức viên chức, lực lượng vũ trang… Tại sao lại phân chia người dân của cùng một đất nước thành nhưng công dân số 1, số 2, số 3, số 4 như vậy? Tại sao những người công chức, viên chức lại được ưu tiên hơn những người dân khác trên đất nước này?

Đặt ra những tiêu chí ai được vay, ai không được vay sẽ đưa đến chỗ tiêu cực, tham nhũng, xin cho… Điều này nhiều chuyên gia kinh tế khác cũng đã nói , khi đưa ra một chính sách như thế thì tất cả các công dân Việt Nam đều phải đồng quyền lợi, đồng nghĩa vụ. Tư duy phân chia người dân thành từng nhóm ưu tiên như vậy là không được.

Vấn đề thứ 3 là việc quy định lãi suất 6% trong ba năm đầu. Vậy lãi suất những năm sau sẽ như thế nào? Cũng theo Thông tư này, thời hạn cho vay tối thiểu là 10 năm nhưng lãi suất chỉ chốt trong 3 năm đầu. Bài học về đại nạn cho vay bất động sản bên Mỹ đã có, nhưng chính chúng ta lại đi vào vết xe đổ của họ.

Người ta cho vay với lãi suất ba năm đầu rất thấp để tiếp thị, kể cả những người không có khả năng chi trả dài hạn cũng vay mua nhà vì lãi suất quá thấp. Sau ba năm họ cho vay với lãi suất cao hơn, có thể cao hơn 50% so với lãi suất ban đầu. Những người đi vay mua bất động sản không có khả năng chi trả, phải phá vỡ hợp đồng. Những hợp đồng cho vay thành nợ xấu không thu hồi được, ngân hàng ôm nợ xấu, cả nền kinh tế bị ảnh hưởng theo.

Ngân hàng Nhà nước giải thích, cho vay với lãi suất 6% vì hiện mức lạm phát là 6%. Giải thích đó càng khiến chúng ta lo ngại vì lỡ 3 năm nữa lạm phát lên 10% thì người dân sẽ chống đỡ thế nào? Thời hạn cho vay mua nhà thường là 10 – 20 năm, lại căn cứ vào lạm phát thì khác nào đặt cả người vay và ngân hàng thương mại vào rủi ro.

Ở đây, thông tư của Ngân hàng Nhà nước còn quy định, nợ vay tối thiểu là 80% phương án vay. Có nghĩa là dù khả năng chi trả của người dân là 50% thì họ vẫn buộc phải vay tới 80%. Trong trường hợp sau 3 năm lãi suất sẽ được đẩy lên nghĩa là người dân còn càng nhiều nợ thì càng phải chịu lãi suất cao. Vì quyền lợi của ai mà tại sao đặt ra chính sách như vậy, người dân rất cần lời giải thích.

Tôi xin nhắc lại, cho vay mua bất động sản với lãi suất không cố định chẳng khác nào nhử người ta vào cái bẫy lãi suất thấp. Khi người ta vào bẫy rồi, chui vào rọ rồi thì lãi suất có thể đẩy lên tới mức nào tùy thích, điều đó là không thể chấp nhận được. Tôi xin nhắc lại là, không thể chấp nhân một hợp đồng cho vay mua bất động sản với lãi suất không cố định. Rủi ro ở đây không chỉ đối với người mua mà còn cả ngân hàng và rộng hơn là cả nền kinh tế. Nói cụ thể hơn, người mua nhà chết, hệ thống ngân hàng chết thì sẽ kéo cả nền kinh tế chết theo.

Vấn đề thứ 4 là nguồn tiền cho vay. Theo thông tư của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn cho ngân hàng thương mại cho vay bằng cách tái cấp vốn với lãi suất 1.5% dưới lãi suất cho vay. Đây lại là một cái bẫy nữa. Hiện tại cho vay bất động sản với lãi suất 6% có nghĩa là Ngân hàng Nhà nước sẽ cho ngân hàng thương mại vay với lãi suất 4.5% (chênh lệch 1.5% cho chi phí hoạt động). Ví thử sau này họ muốn nâng lãi suất lên 15% thì Ngân hàng Nhà nước chỉ việc cho ngân hàng thương mại vay với lãi suất 13.5%, vẫn đúng tinh thần Thông tư Quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02.

Điểm cuối cùng, 5 ngân hàng thương mại sẽ phải dành vốn tối thiểu 3% tổng dư nợ cho vay tại thời điểm cuối năm trước để cho vay các đối tượng trên.Tại sao lại là 3% mà không phải 5%, 7%, 10%. Thông tư quy định như vậy là mập mờ vì 3% của tổng dư nợ của 5 ngân hàng đó là bao nhiêu, nếu mỗi ngân hàng có 50.000-700.000 tỷ đồng thì tính ra 3% đó chẳng là bao nhiêu cả.

Tóm lại, vấn đề hiện nay là hàng triệu người dân Việt Nam cần mua nhà chứ không phải chí vài trăm nghìn căn nhà đang bị kẹt.
Việc quan trong nhất của Chính phủ là phải tìm cách tổ chức tốt thị trường bất động sản, có hệ thống tín dụng hợp lý cho vay mua nhà như các nước đang áp dụng hiệu quả để người dân có thể “an cư”, không xảy ra tình trạng hàng triệu người ở TP.HCM và Hà Nội sống trên diện tích 2m2/người như hiện nay. Nếu làm được như vậy thì mỗi năm bán hàng triệu căn hộ chứ có phải vài nghìn căn hộ đang bị kẹt.

                                                                                                                      Theo Bùi Kiến Thành

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

19 điều bạn nên làm ít nhất một lần trong đời

Phần lớn những điều chúng ta làm trong cuộc sống là do thói quen, trách nhiệm mà không phải do chủ ý. Dưới đây là 19 điều mà mỗi người nên làm ít nhất một lần trong đời.

1. Có một công việc kinh doanh riêng

Hãy tìm hiểu xem bạn cần phải có gì để có thể tự thăng chức cho mình thành ông bà chủ. Dù là bạn muốn thành lập một tập đoàn đa quốc gia hay mở một shop bán hàng ở góc phố hoặc chỉ là người kinh doanh tự do trên mạng, hãy một lần trải nghiệm sự tự do và cả thất vọng khi làm việc cho chính mình.

2. Sống ở nước ngoài

Tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau bằng cách cư trú ở một quốc gia khác miễn là số tiền tiết kiệm của bạn và số ngày nghỉ phép của bạn chịu được. Phần lớn các quốc gia cấp visa có thời hạn 60-90 ngày, và nhiều thành phố cung cấp các dịch vụ cho thuê nhà ngắn hạn rẻ hơn nhiều so với giá thuê khách sạn. Khách du lịch và người cư trú tạm thời là hai thế giới rất khác biệt. Hãy đi và khám phá.

3. Lái xe dọc chiều dài đất nước

Ít nhất một lần trong cuộc đời, bạn hãy lên xe và lái qua tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Khi trở về bạn có thể chọn một con đường khác. Phong cảnh và sự trải nghiệm sẽ là những điều bạn không thể nào quên.

4. Một lần thất tình


Ảnh: Womansday.ninemsn.com.au
Không ai muốn tìm kiếm đau khổ nhưng nỗi đau tinh thần là một phần tất yếu của cuộc sống. Nó thường là một điều kiện tiên quyết để phát triển lòng vị tha, sự thông cảm, sự thừa nhận và trân trọng tình yêu đích thực khi bạn tìm thấy nó.

5. Được đám đông cổ vũ

Hãy làm một điều gì đó đáng để mọi người cổ vũ như ghi một bàn thắng cho đội bóng của mình, biểu diễn một tiết mục trước toàn công ty, bạn sẽ được nếm thử cảm giác làm một người nổi tiếng.

6. Lưu giữ một bài báo

Tại một số thời điểm trong cuộc sống, bạn hãy làm theo những tấm gương đã thành đạt, từ nghệ sĩ, nhà văn cho tới thủ tướng nhờ cách giữ những bài báo viết về họ phù hợp với những quan điểm, suy nghĩ và đánh giá của bạn.

7. Tin vào linh cảm

Sẽ là tuyệt vời nếu ta có tất cả các dữ liệu để có thể lựa chọn một điều gì đó, nhưng không phải cuộc sống lúc nào cũng rõ ràng như 1+1=2. Đôi khi bạn cần phải tin vào bản năng của mình và “liều lĩnh” quyết định. Tuy nhiên, rất có thể bạn sẽ đi đến một cái đích thú vị hơn nhiều so với đi theo con đường của logic.

8. Cho đi một điều gì đó

Cuộc sống của bạn viên mãn và hạnh phúc. Hãy dùng thời gian, tài năng và những đồng tiền mồ hôi nước mắt của bạn để giúp đỡ những người kém may mắn. Bạn không chỉ cải thiện cuộc sống của những người trực tiếp tiếp xúc, mà còn làm giàu cho cộng đồng và cho chính bản thân bạn.

9. Thiết kế và xây một ngôi nhà

Bạn không cần ép cuộc sống của mình vào không gian do một người không hiểu rõ nhu cầu của bạn thiết kế. Dù đó là ngôi nhà trong mơ của bạn hay chỉ góc phòng bạn muốn thư giãn cuối tuần, ít nhất hãy thiết kế một không gian theo đúng ý bạn.

10. Làm một bữa ăn với những thực phẩm do tự tay bạn nuôi trồng

Hầu hết chúng ta đều không suy nghĩ nhiều đến việc cần bao nhiêu công sức để sản xuất ra các thực phẩm chúng ta yêu thích và tiêu thụ mỗi ngày. Hãy thử một lần tự trồng rau, nuôi gà, không chỉ được ăn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng mà bạn còn hiểu hơn về nỗi vất vả của người nông dân.

11. Mua một tác phẩm nghệ thuật mà bạn yêu thích

Mua một tác phẩm nghệ thuật khi nó vừa xuất hiện có thể là một sự đầu tư nhưng cũng có thể lãng phí, nhưng ít nhất một lần trong đời bạn nên mua một tác phẩm theo tiếng gọi của trái tim chứ không phải của túi tiền. Hãy quên đi chi phí và giá trị mà bạn có thể thu được khi bán lại nó, hãy mua một tác phẩm chỉ đơn giản vì bạn thích nó.

12. Cắm trại ở nơi hoang dã

Dựng lều ở sân vườn hay cắm trại tại công viên thành phố đều rất vui. Nhưng cuộc phiêu lưu đúng nghĩa chỉ diễn ra khi bạn trở về với thiên nhiên hoang dã. Hãy đề lại cuộc sống văn minh phía sau lưng và chỉ dựa vào chính bạn cùng những người bạn đồng hành với bạn, bạn có thể khám phá ra nhiều khả năng và phẩm chất của mình mà bạn chưa từng nghĩ đến.

13. Nghỉ phép dài hơi

Rất nhiều người mơ về một năm không làm việc nhưng rất ít người dám biến điều đó thành hiện thực. Hãy là một người biết lao động và biết nghỉ ngơi. Hãy tiết kiệm tiền và viết đơn xin nghỉ phép, dù đó là cả năm hay chỉ một tháng để đi du lịch, theo đuổi niềm đam mê và lập kế hoạch cho chương tiếp theo trong cuộc đời của bạn.

14. Làm một món đồ

Hãy dành thời gian tìm hiểu về nghề mộc và chế biến gỗ. Sau đó bạn có thể tự mình đóng cho mình một chiếc bàn, chiếc ghế hay một cái giá sách. Đồ mộc do tự tay bạn làm bao giờ cũng có giá trị hơn những món đồ bạn mua ở cửa hàng. Nó cũng không cần phải hoàn hảo để trở thành một món đồ gia truyền.

15. Đi lặn

Hơn 70% bề mặt trái đất được bao phủ bởi nước. Hãy khám phá vẻ đẹp của thủy giới bằng một cái mặt nạ và vây cá đi lặn.

16. Nuôi thú cưng

Con vật nuôi yêu thương chúng ta vô điều kiện, chúng cũng có thể dạy cho chúng ta cách sống và yêu thương đồng loại tốt hơn.

17. Thực hiện một hoạt động từng khiến bạn sợ hãi

Leo núi, đi tàu lượn khổng lồ, đứng trên ban công tòa nhà 70 tầng nhìn xuống mặt đất… hãy làm một điều gì đó mà bạn vẫn thường sợ hãi. Hãy thử chinh phục nỗi sợ hãi của mình và bạn sẽ thấy mình trưởng thành rất nhiều.

18. Hãy đứng dậy

Hãy đứng lên và nói những điều chống lại sự bất công. Nếu bạn biết mình đúng, hãy hành động với lòng dũng cảm và bất chấp rủi ro.

19. Làm công việc mà bạn thực sự quan tâm

Tất cả đều rất bình thường, chúng ta lựa chọn một công việc dựa trên mức lương mình nhận được hoặc danh vọng đi kèm. Quá ít người đủ may mắn để làm có thể làm công việc thực sự có ý nghĩa với họ. Hãy thử một lần trong đời, làm đúng công việc mà bạn yêu thích.

MỘT KIỂU LÀM ĂN NHÀN HẠ

Như các bạn thấy, nền kinh tế hiện nay làm ăn không dễ. Bạn phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới làm ra được lợi nhuận. Bạn phải quản trị sản xuất tốt, phải tìm kiếm khách hàng, thỏa mãn nhu cầu của họ thì may ra mới có đồng lời.
Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng cũng vậy. Đầu vào của ngân hàng là vay tiền nhàn rỗi trong dân, đầu ra là cho khách hàng có khả năng làm ăn hiệu quả vay. Vai trò của ngân hàng trong nền kinh tế quan trọng như một quả tim trong cơ thể. Nó làm nhiệm vụ hút máu và bơm máu đi nuôi cơ thể. Nếu các khách hàng vay tiền ngân hàng làm ăn hiệu quả thì đồng tiền sẽ giữ giá, nếu khách hàng làm ăn không hiệu quả thì ngân hàng sẽ mất vốn. Nếu khách hàng là các doanh nghiệp nhà nước như Vinashin, vinalines,…làm mất vốn lớn nhưng được chính phủ cứu trợ bằng cách bơm tiền cứu thanh khoản thì đồng tiền đó không có giá trị vật chất trong xã hội nên gây ra lạm phát. Khi lạm phát thì lãi suất huy động tiền phải cao, vì nếu thấp hơn mức lạm phát thì người dân không gửi tiền. Khi huy động cao thì tất yếu cho vay ra lãi suất phải cao.
Lãi suất cao sẽ làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN)-doanh nghiệp tư nhân-phá sản, đóng cửa. Nhiều doanh nghiệp đóng cửa thì nhu cầu vay vốn sụp giảm. Khi không có khách hàng vay vốn thì dẫn đến vốn sẽ ế và tồn đọng trong ngân hàng. Lúc này buộc ngân hàng phải hạ lãi suất huy động và cho vay ra với mức lãi suất thấp. Đó là qui luật kinh tế thị trường chi phối ngân hàng và doanh nghiệp. Lẽ ra sau khi huy động lãi suất thấp, cho vay ra lãi suất thấp, các ngân hàng phải tìm các DNVVN có khả năng làm ăn tốt cho vay để vực lại nền kinh tế. Tuy nhiên, ngân hàng đã không làm như vậy mà dồn dòng máu quí giá này cho chính phủ vay bằng cách mua trái phiếu chính phủ.
Với lãi suất huy động 7,5%/năm, mua trái phiếu chính phủ lãi suất 9.7%, các ngân hàng chỉ việc ngồi rung đùi hưởng lãi. Phần lãi suất này do toàn dân gánh chịu qua đóng thuế.
Kinh nghiệm và lý thuyết cho thấy một điều là tiêu tiền của người khác (TS Alan nói nhiều về cách thức tiêu tiền OPM) luôn lãng phí và kèm theo nhiều hệ lụy xấu như tham nhũng, móc ngoặc, lợi ích nhóm-những cái này là tất yếu không thể tránh được trừ khi loài người tất cả là thánh thần.
Khi có tiền từ bán trái phiếu, chính phủ sẽ bơm tiền huy động được qua các dự án trời ơi như câu chuyện chi 49 tỷ  để đi tháo dỡ 17km giải phân cách, hay xây những cây cầu nghìn tỷ vẽ rắn thêm chân, tính hữu dụng không cao. Nhiều dự án chi nghìn tỷ nhưng thực làm vài trăm tỷ, còn lại là ăn chia nhau từ trên xuống dưới. Rất nhiều dự án trăm tỷ, nghìn tỷ xây xong bỏ hoang hay xuống cấp mà báo chí đưa tin là hệ quả tất yếu từ kiểu tiêu tiền này.
Các ông chủ ngân hàng thừa biết là chỉ có tư nhân mới làm ra giá trị để giữ giá đồng tiền, còn nhà nước chi tiêu vô tội vạ sau đó không thu hồi được vốn nên buộc phải in tiền ra trả. Đồng tiền nhận lại là những đồng tiền “ma” bị lạm phát bào mòn đáng kể. Giới ngân hàng biết nhưng họ vẫn làm vì khỏe khoắn, nằm ngủ hưởng lợi. Không loại trừ khả năng họ phải làm vì đó là nhiệm vụ. Hiện này thị phần ngân hàng quốc doanh rất lớn trong giới ngân hàng. Lãnh đạo ngân hàng quốc doanh thì tất yếu phải nghe lệnh chính phủ.
Chúng ta biết, trái phiếu chính phủ là một tên gọi khác của từ công trái. Công trái chính phủ là nỗi ám ảnh khủng khiếp của người dân vì tính mất giá của nó (tôi gọi đây là sự lừa đảo). Vì mất giá quá nhanh nên hiện nay người dân đã có kinh nghiệm xương máu là không mua công trái nữa. Nhiều lần chính phủ phát hành công trái (trái phiếu chính phủ) đã bị ế trầm trọng- không một người dân nào còn tỉnh táo mà bỏ tiền mua nó.
Tuy nhiên chính phủ đã có cách khác để có thể bán được công trái. Chính phủ dùng ngân hàng như một bình phong. Hiện nay giới ngân hàng không làm tròn nhiệm vụ một quả tim bơm tín dụng cho nền kinh tế mà có xu hướng làm đại lý thu gom tiền dân rồi mua công trái chính phủ.
Với qui trình làm ăn này, ngân hàng vừa nhàn hạ, vừa có lợi nhuận cao trong khi dân là người thiệt đủ đường-vừa mất vốn do lạm phát, vừa oằn lưng đóng thuế để gánh lãi suất trái phiếu chính phủ.
Có thể gọi đây là một nghệ thuật người bóc lột người đỉnh cao.
Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.
Nguyễn Văn Thạnh

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Bầu Đức Muốn “Nốc Ao” Ông Già Alan

Thông điệp gửi tới Bầu Đức: ‘Bỏ bóng đá người’

Câu chuyện tưởng đã tạm lắng sau khi ông Alan Phan chấp nhận tranh luận với Hiệp hội BĐS Hà Nội thì mới đây nhất, chiều 5/4, ông chủ HAGL Đoàn Nguyên Đức, đồng thời cũng là một doanh nhân kinh doanh BĐS nổi tiếng lên tiếng phản kích với mũi nhọn là ông Alan Phan.

‘Bỏ bóng đá người’, đó là thứ bóng đá xấu xí. Bất cứ người hâm một nào nếu được hỏi, chắc chắn sẽ đều phản ứng với hành vi phi thể thao này. Xét dưới góc độ tâm lý học cũng như diễn biến thực tế trên sân cỏ, thứ bóng đá xấu xí ấy thường được trình diễn bởi một đội bóng bị ức chế, bế tắc trong chiến thuật, trong tìm cách khơi thông đường vào khung thành đối phương hay đơn giản nhất, là đang thua. Trừ phi thoát khỏi sự theo dõi của trọng tài, còn phần lớn hành vi “bỏ bóng đá người” sẽ bị xử bằng một thẻ đỏ, nhẹ nhất cũng là một thẻ vàng.
Qua nhiều thăng trầm, có những lúc trên đỉnh cao vinh quang với hai chức vô địch liên tiếp, cũng không hiếm mùa bóng ngụp lặn dưới đáy bảng xếp hạng V-league, thậm chí đối mặt với nguy cơ xuống hạng nhưng Hoàng Anh Gia Lai – đội bóng phố núi của ông bầu Đoàn Nguyên Đức luôn tồn tại trong mắt người hâm mộ với tư cách là đội bóng luôn trình diễn với thứ bóng đá hào hoa, đẹp mắt. Chưa bao giờ HAGL ‘được’ xếp vào hàng các đội bóng có lối chém đinh chặt sắt và họ cũng chưa từng có lấy một trận nào bị kêu ca ‘bỏ bóng đá người’.
Tranh biện sòng phẳng, nhưng đừng ‘bỏ bóng đá người’
Thậm chí, khi HAGL bắt tay với Arsenal để mở Học viện bóng đá HAGL Arsenal JMC tại Pleiku, người hâm mộ càng có thêm kỳ vọng vào thứ bóng đá hào hoa đẹp mắt của phong cách Pháp lai Latin mà CLB bóng đá Anh đang sở hữu. Tôn sùng bóng đá đẹp, bầu Đức đã không tiếc tiền rước về những ngôi sao hàng đầu, kể cả cầu thủ có lối chơi nổi tiếng hào hoa với đôi chân ma thuật được cả Đông Nam Á tôn sùng là Zico Thái – tiền đạo Kiatisuk.
Chơi đẹp trên sân cỏ, thế nhưng gần đây trên sân chơi bất động sản, ông bầu của CLB này đã cùng một lúc mắc hai lỗi: ‘Bỏ bóng đá người’ và rơi vào thế việt vị!
Đầu tiên là lỗi việt vị. Cách đây ít ngày, cả giới kinh doanh bất động sản lẫn dư luận xôn xao với ý kiến của một vị chuyên gia kinh tế nổi tiếng – TS Alan Phan – khi ông có bài viết trên website cá nhân của mình: “Hãy để bất động sản rơi tự do”. Không dám lạm bàn rằng vị chuyện gia này đúng hay sai, nhưng đó là một góp ý về các giải pháp giải cứu bất động sản hiện nay với các luận điểm khoa học, các dẫn chứng cụ thể.
Câu chuyện tưởng đã tạm lắng sau khi ông Alan Phan chấp nhận tranh luận với Hiệp hội BĐS Hà Nội thì mới đây nhất, chiều 5/4, ông chủ HAGL Đoàn Nguyên Đức, đồng thời cũng là một doanh nhân kinh doanh BĐS nổi tiếng lên tiếng phản kích với mũi nhọn là ông Alan Phan. Mở đầu, bầu Đức nói: “Tôi nghe câu nói của Alan Phan: Hãy để cho nó chết đi!, tôi cho là cực kỳ thiếu văn hóa. Chúng ta là người có học, tại sao lại nói như thế! Thiếu văn hóa! Đúng, nếu nó được coi là một lời nguyền rủa! Tuy nhiên, trong ngữ cảnh Alan Phan đề cập, “Hãy để nó chết đi” hóa ra lại là một điển tích khoa học kinh tế nổi tiếng: Drop Dead! Năm 1976, TP.New York (Mỹ) cũng đang ngập chìm trong công nợ. Thâm hụt ngân sách gia tăng cùng với việc sưu cao thuế nặng đã khiến các doanh nghiệp bỏ chạy khỏi nơi đây. Đối diện với nguy cơ phá sản, Thành phố kêu gọi chính quyền liên bang cứu trợ khẩn cấp. Nhưng Tổng thống Gerald Ford trả lời với một câu nói đã đi vào lịch sử nước Mỹ: “Drop Dead” (Hãy chết đi). Hơn 90% dân Mỹ đã hoan nghênh quyết định sáng suốt này. Mọi thành phần có lợi ích ở New York đã chỉ trích chính quyền liên bang sau quyết định nói trên. Nhưng họ cũng làm những gì cần phải làm: cân đối ngân sách, xóa bỏ thủ tục rườm rà, năng động khuyến khích doanh nhân làm ăn, kêu gọi đầu tư… 5 năm sau, tình hình đã ổn định trở lại.
Theo ông Alan Phan, tình cảnh ở Việt Nam hiện nay cũng tương tự như vậy. “Nếu hỏi tôi về các doanh nghiệp BĐS, tôi cũng sẽ nói “Hãy chết đi”. Bất động sản sẽ đại hạ giá, tạo cơ hội cho người dân có thu nhập trung bình mua được nhà đất”. Hãy để nó chết đi, đơn giản là hãy để cho “bàn tay vô hình”, tức quy luật cung cầu, giải quyết. Lý thuyết bàn tay vô hình của nhà kinh tế Adam Smith cho rằng Nhà nước không cần can thiệp quá sâu vào nền kinh tế, mà chỉ cần để mọi thứ vận hành theo quy luật cung cầu. Thị trường là cái chợ, có kẻ bán và người mua. Chợ chỉ vận hành tốt khi hai bên mua bán gặp nhau. Hàng rẻ người ta mua nhiều, hàng đắt mua ít lại; hàng quá đắt thì không mua; nếu hàng vừa đắt và dư thừa thì lại càng khó có người bỏ tiền ra mua.
Lý thuyết “bàn tay vô hình” đã thịnh hành suốt từ thế kỷ XIX đến nay. Dĩ nhiên, nó cũng có những thiếu sót. Và người ta vẫn phải dùng đến nhà nước là “bàn tay hữu hình” thông qua luật pháp, thuế và chính sách kinh tế để điều chỉnh nền kinh tế xã hội kết hợp với cơ chế tự điều chỉnh để thúc đẩy sự phát triển về kinh tế xã hội của đất nước.
TS Alan Phan, người ‘đối mặt với nhóm lợi ích’
Nhân nói về chuyện việt vị, một đồng nghiệp khác của bầu Đức trên sân cỏ của thị trường BĐS, chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM Lê Hoàng Châu, cũng vừa việt vị nặng. Thật không may cho cá nhân ông Châu là ông đã hơi sớm khi đưa ra đề xuất “đánh thuế tiền gửi tiết kiệm” để hướng người dân đầu tư vào BĐS. Chỉ sau đó ít ngày, vì áp dụng đánh thuế tiền gửi tiết kiệm mà lập tức nền kinh tế Sip gần như đã sụp đổ chỉ sau một đêm. Sự sụp đổ đó chỉ tạm dừng khi EU, ECB đưa ra gói cứu trợ 10 tỷ euro vào phút chót.
Bỏ bóng đá người. Tranh luận là cần thiết để đưa tới một xã hội văn minh. Trong phạm vi hẹp hơn, là cần thiết để đưa ra một giải pháp, một quyết sách đúng đắn. Vì vậy, dù rất gay gắt, nhưng tất cả những tranh luận cho ra lẽ cũng chỉ nhằm vào công việc chứ không đả kích cá nhân. Họ phân biệt sự việc với cá nhân. Theo “truyền thống” của người Việt trong tranh luận lâu nay, tật “bỏ bóng đá người” đã làm mất đi không khí văn hoá của nhiều cuộc tranh luận.
“Alan Phan là ai? Trong lịch sử, ông ấy đã làm gì cho đất nước Việt Nam? Đối với thị trường BĐS, ông Alan Phan có dự án nào ở Việt Nam không? Câu trả lời là “không có”. Ông ấy có một công ty nào thành đạt không? Câu trả lời cũng là “không”. Một người không biết gì mà lại đi khuyên những người biết gì, giống như một người không biết đá banh mà lại nói chuyện đá banh hoặc chẳng khác nào một cậu sinh viên lại “lên mặt” dạy toán cho GS. Ngô Bảo Châu” – ông Đức tung một loạt đòn tấn công về phía đối thủ.
Ở Việt Nam, Alan Phan là một chuyên gia kinh tế, ông ấy không phải là một nhà đầu tư, vì thế không thể đòi hỏi ông ấy có dự án, cũng không thể đòi hỏi về những thứ hữu hình khác. Nhiều năm nay, chưa thấy cơ quan chức năng nào kết luận ông ta là một chuyên gia “dỏm”. Nếu là một trọng tài, còn có thể phát hiện thêm lỗi “đánh tráo khái niệm” khi so sánh một chuyên gia phát biểu về chính sách với một sinh viên lên mặt dạy GS Ngô Bảo Châu.
Trên thế giới, từ Adam Smith cho các nhà kinh tế nổi tiếng đoạt giải Nobel sau này, chưa ai trực tiếp kinh doanh đúng nghĩa. Vậy tại sao cả loài người vẫn cứ phải đi nghe họ rao giảng?
Để phản bác Alan Phan, hãy nhằm vào các luận điểm của ông ấy, không nên nhằm vào cá nhân. Công kích cá nhân chính là hình thức đầu tiên và nguy hiểm nhất của thói ngụy biện vì nó lái sự chú ý cảm tính của dư luận vào cá nhân người tranh luận thay vì đưa ra các luận điểm khoa học.
‘Thực tiễn tại các quốc gia phát triển cho thấy tranh luận là điều cần thiết để kiến tạo một xã hội văn minh. Tuy nhiên, điều cần tránh nhất trong tranh luận chính là sự ngụy biện trong các lập luận. Gần đây, một bài viết về “Văn hóa tranh luận và vấn đề ngụy biện” đã nêu lên 50 hình thức khác nhau về ngụy biện, trong đó “hình thức thứ nhất” chính là “công kích cá nhân’. Nghệ NhânVnEconomy.vn.
Nguyễn Thành Lân

 

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

Từ “sự kiện Alan Phan”: Khi cá nhân đối mặt nhóm lợi ích

Góc nhìn của VnEconomy về vai trò của không gian tranh luận phù hợp nhân “sự kiện Alan Phan”...


Giới thiệu về mình trên website cá nhân trước cả khi xảy ra cuộc tranh luận với Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, TS. Alan Phan tự nhận mình là một người “từng thất bại”. Điều này, một lần nữa được ông xác nhận trong thư gửi Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội mới đây, rằng ông và các đối tác đã từng “trắng tay trả lại mọi vốn và lời trong dự án lớn ở Arizona vào năm 1982”.

Thời điểm đó, ít người tin chỉ 5 năm sau, năm 1987, ông là Việt kiều đầu tiên đưa công ty Hartcourt của mình niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ, để rồi có thời điểm công ty này đạt thị giá 700 triệu USD.

Những trải nghiệm “lên xuống” đó có lẽ là quá đủ để những ý kiến mà vị doanh nhân này đưa ra xứng đáng được xem như là “ý kiến chuyên gia”, nếu so sánh với hàng chục vị chuyên gia khác vẫn đang phát biểu về kinh doanh trên báo chí mỗi ngày, dẫu chưa một phút làm kinh doanh thực sự.

Không ai có thể cảm nhận được một cách sâu sắc những thành bại trong kinh doanh như chính các doanh nhân đã trần thân chịu đựng và thụ hưởng những điều đó.

“Công kích cá nhân”
Sự quan tâm và đồng cảm của số đông đối với Alan Phan vào thời điểm này, theo ghi nhận của VnEconomy, không hẳn chỉ vì tò mò. Khẳng định không có lợi ích liên quan, phát biểu mà ông đưa ra nhằm thẳng vào một nhóm lợi ích cụ thể trong nền kinh tế là các doanh nghiệp bất động sản, hiện vẫn đang tích cực vận động cho các gói cứu trợ của Chính phủ mà, phần nào đó, mọi việc đang thuận chiều!

Đáng tiếc, từ phát biểu của Alan Phan, những ai kỳ vọng vào một cuộc tranh luận mở để từ đó, các cơ quan chức năng có thể đưa ra những quyết sách phù hợp nhất cho thị trường hiện nay, sẽ cảm thấy thất vọng. Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, cho dù không đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp bất động sản Việt Nam, đã lên tiếng một cách không theo lối tranh luận thông thường.

15 câu hỏi mà câu lạc bộ này gửi đi ghi rõ là để “chất vấn”, trong khi tính chính danh của bảng câu hỏi cũng đáng bị nghi ngờ: danh mục cập nhật của câu lạc bộ đăng trên website mới chỉ có chưa đầy 200 thành viên cả thể nhân và pháp nhân, thay vì “1.000 thành viên” như đã giới thiệu.


Từ “sự kiện Alan Phan”: Khi cá nhân đối mặt nhóm lợi ích 1Thực tiễn tại các quốc gia phát triển cho thấy tranh luận là điều cần thiết để kiến tạo một xã hội văn minh. Tuy nhiên, điều cần tránh nhất trong tranh luận chính là sự ngụy biện trong các lập luận.

Người tinh ý cũng sẽ nhận ra rằng, danh mục thành viên của câu lạc bộ này không có nhiều đại gia đã và đang làm mưa làm gió trên thị trường mấy năm qua. Không chỉ vậy, chính nội dung các câu hỏi mới đáng quan tâm nhất: thay vì tạo ra không khí phản biện và tranh luận, nhiều câu hỏi đã vượt quá khuôn khổ của vấn đề.

Sẽ tốt biết bao nếu câu lạc bộ cử ra một vài chuyên gia, trên tinh thần thiện chí, cùng tranh luận mở với Alan Phan, dưới sự chứng kiến của truyền thông, về vấn đề cứu hay không cứu thị trường, thay vì những câu hỏi đại loại như, “ông đã có nhiều nghiên cứu với thị trường Việt Nam hay chưa”? Hay “kinh nghiệm thực tế của ông với thị trường bất động sản Việt Nam là gì”?...

Thái độ khá “căng thẳng” của phía Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội và những người ủng hộ còn thể hiện ở những bài báo công kích chính… cá nhân Alan Phan, nêu lại những thất bại trước đây của vị chuyên gia này. Nếu chứng minh được sự cần thiết, thông qua những con số và lập luận thuyết phục, về việc cần có các chính sách giải cứu thị trường, vì sao Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội không làm điều đó qua những bài tham luận, kiến nghị của mình?

Thực tiễn tại các quốc gia phát triển cho thấy tranh luận là điều cần thiết để kiến tạo một xã hội văn minh. Tuy nhiên, điều cần tránh nhất trong tranh luận chính là sự ngụy biện trong các lập luận. Gần đây, một bài viết về “Văn hóa tranh luận và vấn đề ngụy biện” đã nêu lên 50 hình thức khác nhau về ngụy biện, trong đó “hình thức thứ nhất” chính là “công kích cá nhân” (ad hominem).

“Đây là một loại ngụy biện phổ biến nhất, nguy hiểm nhất, và có “công hiệu” nhất, vì nó tấn công vào cá nhân của người tranh luận, và tìm cách trốn tránh luận điểm của cá nhân đó. Hình thức ngụy biện này thường xuất hiện dưới dạng: ông A phát biểu về một vấn đề; ông B tấn công vào cá nhân ông A, và làm cho người ta nghi ngờ luận điểm của ông A. Tuy nhiên, có thể không có mối liên hệ nào giữa cá nhân và luận điểm của ông A”, trích nguyên văn từ bài viết nói trên.

Dễ nhận thấy rằng, trong “50 chước ngụy biện” được liệt kê trong bài viết này, có khá nhiều chước đã được “hiện thực hóa” trong bảng câu hỏi 15 câu mà ông Alan Phan đã nhận được.

Tranh luận mở


Câu chuyện về Alan Phan có thể coi là một ví dụ tốt cho một vấn đề mà các chuyên gia đề cập đến từ lâu: sự cần thiết phải có một không gian tranh luận mở để các cá nhân, tổ chức có thể nêu chính kiến của mình trước các vấn đề của đời sống.

Tranh luận sẽ càng cần thiết hơn trong bối cảnh vấn đề đó liên quan và có thể tác động đến số đông, và chính quyền đang phải đắn đo để đưa ra các quyết định chính sách. Trong trường hợp này là sự đắn đo về việc “cứu hay không cứu” thị trường bất động sản vẫn đang trên đà suy giảm.

TS. Nguyễn Lương Hải Khôi, một chuyên gia người Việt đang công tác tại Nhật Bản, từng nói: “Độ "lớn" hay "nhỏ" của một quốc gia không được tính bằng số dân hay lãnh thổ, mà được tính bằng độ lớn của không gian tự do mà nền văn hóa của quốc gia đó mở ra cho mỗi cá nhân”. Một người nổi tiếng khác, GS. Ngô Bảo Châu, nói: “Nếu không có phản biện thì xã hội coi như chết lâm sàng”.

Từ “sự kiện Alan Phan”: Khi cá nhân đối mặt nhóm lợi ích 2Cuộc tranh cãi nên dừng lại ở đây, để những người dân chưa có nhà không nên kỳ vọng vào một phép lạ trong tương lai gần. Nhưng trong sâu thẳm, tôi vẫn mang nhiều hy vọng. TS. Alan Phan

Điều đáng tiếc nhất cho một quốc gia là khi các chính sách được ban hành không dựa trên quá trình tham vấn nghiêm túc các bên liên quan. Những sai lầm trong chính sách kinh tế của Việt Nam trong thời gian gần đây là những minh chứng, như chính sách hình thành các tập đoàn kinh tế nhà nước, điều đã được nhiều chuyên gia nhất loạt phản đối ngay thời điểm ý tưởng này mới được hình thành.

Đối với bất động sản, những cảnh báo về “bong bóng” đã đến từ những năm 2008 - 2009, trong sự “làm ngơ” của các cơ quan chức năng. Khi chính sách tạo thuận lợi cho đầu cơ ngắn hạn, khó có thể trách các nhà đầu tư chạy theo ngắn hạn.

Alan Phan cho rằng, “không có kẻ thắng người thua trong tranh luận dựa trên tri thức. Không ai độc quyền chân lý. Một cuộc tranh luận cởi mở trên một sân chơi bằng phẳng là đích đến mong đợi của mọi người dân sau những ồn ào hỗn loạn của PR và tâm lý bầy đàn”. Điều đáng tiếc chính là việc dù rất tin tưởng vào ý kiến và những lập luận của mình, ông cũng dường như đang mất dần niềm tin khi “tiên đoán là Chính phủ rồi cũng sẽ tung nhiều gói cứu trợ bất động sản mặc cho sự can gián của nhiều chuyên gia và đa số người dân”.

“So với quý vị, tiếng nói của chúng tôi không đủ trọng lượng để cơ quan quản lý lưu tâm. Do đó, cuộc tranh cãi nên dừng lại ở đây, để những người dân chưa có nhà không nên kỳ vọng vào một phép lạ trong tương lai gần. Nhưng trong sâu thẳm, tôi vẫn mang nhiều hy vọng. Có thể một lúc nào đó, những tinh hoa của đất Việt sẽ quên đi quyền lợi cá nhân của mình và gia đình… để san sẻ lại cho các người dân kém may mắn hơn”, ông viết. Tâm sự này của Alan Phan, dường như đang mở ra những tranh luận mới, không chỉ về bất động sản.

Hịch tướng sĩ 2013

Ta cùng các ngươi sinh ra phải thời bao cấp, lớn lên gặp buổi thị trường.
Trông thấy:
Mỹ phóng Con thoi lên vũ trụ chín tầng
Nga lặn tàu ngầm xuống đại dương nghìn thước
Nhật đưa rô bốt na nô vào thám hiểm lòng người Pháp
Anh dùng công nghệ gen chế ra cừu nhân tạo…
Thật khác nào:
Đem cổ tích biến thành hiện thực
Dùng đầu óc con người mà thay đổi thiên nhiên!
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa.
Chỉ giận chưa thể đuổi kịp nước Nga, vượt qua nước Mỹ,
mà vẫn chỉ hơn Lào, hao hao Băng la đét.
Dẫu cho trăm thân này phơi trên sao Hỏa, nghìn xác này bọc trong tàu ngầm nguyên tử, ta cũng cam lòng.
Các ngươi ở cùng ta,
Học vị đã cao, học hàm không thấp
Ăn thì chọn cá nước, chim trời
Mặc thì lựa May Mười, Việt Tiến
Chức nhỏ thì ta… quy hoạch
Lương ít thì có lộc nhiều.
Đi bộ A tít, Cam ry
Hàng không Elai, Xi pic.
Vào hội thảo thì cùng nhau tranh luận
Lúc tiệc tùng thì cùng nhau “dô dô”.
Lại còn đãi sỹ chiêu hiền
Giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân, ai cũng có phần, không nhiều thì ít.
Lại còn chính sách khuyến khoa Doanh nghiệp, giáo viên, trí thức, nông dân nhận cúp, nhận bằng còn thêm tiền thưởng.
Thật là so với:
Thời Tam quốc bên Tàu, Lưu Bị đãi Khổng Minh, Buổi hiện đại bên Nga, Pu tin dùng Mét vê đép, Ta nào có kém gì?
Thế mà, nay các ngươi:
Nhìn khoa học chậm tiến mà không biết lo
Thấy công nghệ thụt lùi mà không biết thẹn
Giáo sư ư? Biết “Thần đèn” chuyển nhà mà chẳng chạnh lòng
Tiến sỹ a? Nghe “Hai lúa” chế tạo máy bay sao không tự ái?
Có người lấy nhậu nhẹt làm vui
Có kẻ lấy bạc cờ làm thích
Ham mát xa giống nghiện “u ét đê”
Ghét ngoại ngữ như chán phòng thí nghiệm
Chỉ lo kiếm dự án để mánh mánh mung mung
Không thích chọn đề tài mà nghiên nghiên cứu cứu
Ra nước ngoài toàn muốn đi chơi
Vào hội thảo chỉ lo ngủ gật
Bệnh háo danh lây tựa vi rút com pu tơ
Dịch thành tích nhiễm như cúm gà H5N1
Mua bằng giả để tiến sỹ, tiến sy
Đạo văn người mà giáo sư, giáo sãi.
Thử hỏi học hành như rứa, bằng cấp như rứa, thì mần răng hiểu được chuyện na niếc na nô?
Lại còn nhân cách đến vậy, đạo đức đến vậy, thì có ham gì bút bút nghiên nghiên.
Cho nên:
“Tạp chí hay” mà bán chẳng ai mua “Công nghệ tốt” mà không người áp dụng.
Đề tài đóng gáy cứng, chữ vàng, mọt kêu trong tủ sắt
Mô hình xây tường gạch, biển xanh, chó ị giữa đồng hoang.
Hội nhập chi, mà ngoại ngữ khi điếc, khi câm?
Toàn cầu chi, mà kiến thức khi mờ, khi tỏ?
Hiện đại hóa ư? vẫn bám đít con trâu
Công nghiệp hóa ư? toàn bán thô khoáng sản
Biển bạc ở đâu, để Vi na shin nổi nổi chìm chìm, lưỡi bò liếm liếm
Rừng vàng ở đâu, khi bô xít đen đen đỏ đỏ
Thật là:
“Dân gần trăm triệu ai người lớn Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con”!
Nay nước ta:
Đổi mới đã lâu, hội nhập đã sâu
Nội lực cũng nhiều, đầu tư cũng mạnh
Khu vực có hòa bình, nước ta càng ổn định
Nhân tâm giàu nhiệt huyết, pháp luật rộng hành lang
Thách thức không ít, nhưng cơ hội là vàng!
Chỉ e:
Bệnh háo danh không mua nổi trí khôn
Dịch thành tích chẳng làm nên thương hiệu.
Giỏi mánh mung không lừa nổi đối tác nước ngoài
Tài cờ bạc không địch nổi hắc cơ quốc tế.
Cặp chân dài mà nghiêng ngả giáo sư
Phong bì mỏng cũng đảo điên tiến sỹ.
Hỡi ôi,
Biển bạc rừng vàng, mà nghìn năm vẫn mang ách đói nghèo
Tài giỏi thông minh, mà vạn kiếp chưa thoát vòng lạc hậu.
Nay ta bảo thật các ngươi:
Nên lấy việc đặt mồi lửa dưới ngòi pháo làm nguy
Nên lấy điều để nghìn cân treo sợi tóc làm sợ
Phải xem đói nghèo là nỗi nhục quốc gia
Phải lấy lạc hậu là nỗi đau thời đại
Mà lo học tập chuyên môn
Mà lo luyện rèn nhân cách
Xê mi na khách đến như mưa
Vào thư viện người đông như hội
Già mẫu mực phanh thây Gan ruột, Tôn Thất Tùng chẳng phải là to
Trẻ xông pha mổ thịt Bổ đề, Ngô Bảo Châu chỉ là chuyện nhỏ
Được thế thì:
Kiếm giải thưởng “Phiu” cũng chẳng khó gì
Đoạt Nô ben không là chuyện lạ
Không chỉ các ngươi mở mặt mở mày, lên Lơ xút, xuống Rôn roi
Mà dân ta cũng hưng sản, hưng tâm, vào Vi la, ra Rì sọt.
Chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu
Mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng,
Chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí,
Mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm.
Chẳng những tên tuổi ta không hề mai một,
Mà thương hiệu các ngươi cũng sử sách lưu truyền.
Trí tuệ Việt Nam thành danh, thành tiếng
Đất nước Việt Nam hóa hổ, hóa rồng
Lúc bấy giờ các ngươi không muốn nhận huân chương, phỏng có được không?
Nay ta chọn lọc tinh hoa bốn biển năm châu hợp thành một tuyển, gọi là Chiến lược
Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này theo lời ta dạy bảo thì suốt đời là nhà khoa học chính danh.
Nhược bằng không tu thân tích trí, trái lời ta khuyên răn thì muôn kiếp là phường phàm phu tục tử.
Vì:
Lạc hậu, đói nghèo với ta là kẻ thù không đội trời chung
Mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn trừ hung, không lo rửa nhục
Giữ một ngọn cỏ, cành cây, giọt nước của giang sơn cũng làm ta quên ăn mất ngủ
Mà các ngươi cứ điềm nhiên lo tranh quyền đoạt lợi
Chẳng khác nào quay mũi giáo mà đầu hàng, giơ tay không mà thua giặc.
Nếu vậy rồi đây không biết dân Việt ta đi về đâu nữa, ta cùng các ngươi há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất này nữa?
Trí thức là nguyên khí quốc gia Cho nên ta mới thảo Hịch này Xa gần nghiên cứu Trên dưới đều theo!