Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

360o CTCK: Nghề môi giới chứng khoán

Môi giới là bộ phận không thể thiếu được của một CTCK. Tự doanh nếu kém hiệu quả thì có thể bỏ đi, nhưng một CTCK sẽ là cái gì nếu không có môi giới?

Là người quản lý tài khoản của khách hàng chơi chứng khoán (CK), môi giới có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đầu tư của khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân. Nếu theo các quy định và tiêu chuẩn của UBCK thì ai ai cũng nghĩ là môi giới là những chuyên viên kinh nghiệm đầy mình, trình độ thượng đẳng.

Tuy nhiên, TTCK Việt Nam lúc mới mở là TTCK nhập lệnh bằng tay và do áp lực đua lệnh, hầu như nhiệm vụ của các môi giới chỉ cốt làm sao cho lệnh của khách hàng (KH) mình vào sớm là được, chuyện phân tích tính sau. Có những môi giới nhận được tiền huê hồng trị giá hàng tỷ chỉ nhờ mấy ngón tay. Lúc ấy môi giới làm đại diện sàn, nơi nhập lệnh cuối cùng, là đỉnh của đỉnh. Chỉ có những môi giới nhanh nhạy nhất mới được ngồi vào vị trí danh giá đó, chả kém gì chỗ ngồi các môi giới triệu phú USD ở sàn giao dịch NY.

Và lúc đó mâu thuẫn lớn nhất giữa môi giới và KH chính là việc chèn lệnh để ưu tiên các khách hàng thân thiết, khách hàng VIP...

Cuộc suy thoái 2007 - 2008 và việc áp dụng các phần mềm giao dịch online đã giúp loại bỏ công việc nhập lệnh bằng tay cũng như các môi giới làm công việc này. Nghề đại diện sàn mất hết ý nghĩa.
Môi giới và phân tích

Rời vai trò nhập lệnh, môi giới sau năm 2007 được yêu cầu cao hơn về nghiệp vụ, đặc biệt là khả năng tư vấn cho khách hàng.

Nhưng ở TTCK Việt Nam, 99.99% khách hàng lại đòi hỏi ngắn hạn, thích lướt sóng và ăn lồi mồm toát mỏ với 5%/ngày. Không mấy ai đề cập đến chuyện mua vào và để 3 - 5 năm cả, mà nghĩ cũng đúng, mua vào 2007 để đến 2010 thì khả năng toi nhiều hơn thắng.

Thế thời phải thế, các môi giới muốn trụ lại với nghề thì thay bằng phân tích cao siêu phải chạy đi tìm những quả đầu cơ ngắn hạn để phím cho khách hàng.

Khả năng giao tiếp, moi tin, dàn xếp deals được đánh giá cao hơn khả năng phân tích chuyên sâu. Tất nhiên, có đôi lúc có một số môi giới nổi lên với khả năng nhận định thị trường xuất sắc, nhưng than ôi, sau khi được phong làm anh hùng, các môi giới ấy sẽ được săn sóc đặc biệt, được khách hàng quan tâm ráo riết và chờ đợi lời sấm truyền của anh.

Áp lực đó không dễ gì chịu nổi, anh có thể đúng 7 lần sai 3 lần là quá lý tưởng trong TTCK. Nhưng một khi làm anh hùng, anh không được phép sai vì có quá nhiều người ngóng chờ theo anh. Vì thế khi các anh hùng môi giới đó đi sai đường, thật khó để họ sớm chấp nhận sai lầm và sửa chữa (mình là anh hùng mà), mà thường sẽ tìm cách lấp đi bởi những chiêu quen thuộc như gồng, bình quân giá,....

Vậy nên mới có chuyện có Trưởng Phòng môi giới của một CTCK hàng đầu nổi lên như là một ngôi sao sáng vào đầu năm 2010 và đến cuối năm 2010, nghe đồn là môi giới ấy được ưu ái làm hợp đồng dài hạn với công ty ... để trả cho hết nợ.

360o CTCK: Lâm nạn tập 2 và thoái trào của tự doanh chứng khoán

Hiện tượng tự doanh lướt lát, làm giá, giành giật lệnh, thậm chí lợi dụng vị thế để chèn ép nhà đầu tư (NĐT) khiến cho sự chống đối tự doanh càng lúc càng gay gắt. NĐT chống đối vì lợi ích, UBCK kiểm soát vì rủi ro và bản thân CTCK bắt đầu chống đối vì lợi nhuận.

Làm giá cổ phiếu, đặc biệt cổ phiếu quy mô vừa và nhỏ thì không khó khăn lắm đối với tự doanh, nhưng làm thế nào để thoát được hàng lại là một câu chuyện rất khác.

NĐT có thể vấp 1 lần, 2 lần và sau đó họ nhanh chóng rút ra bài học. Các đội tự doanh đầu tiên, người đi tiên phong trong chiến lược lướt sóng và làm giá, thường là thành công với lợi nhuận lớn. Nhưng điều này lại không dễ dàng gì đối với các đội tự doanh non nghề và đến muộn.

Câu chuyện SHS kẹp PVA phía hậu trường có thể còn nhiều điều để bàn, nhưng việc SHS dính đòn một trong những siêu cổ phiếu của TTCK năm 2010 ở đỉnh giá cao cho thấy tự doanh nhiều lúc bất quá cũng chỉ là một NĐT to xác, mà trong thị trường đang suy giảm, thì một NĐT to xác lại bất lợi hơn một NĐT nhỏ con.

Không những chỉ kẹp cổ phiếu do lướt lát, làm giá, các tự doanh có thể kẹp cổ phiếu do chiến lược bất hợp lý của chính các CTCK, hay sự phản thùng của công ty niêm yết (CTNY) mà em hi vọng sẽ bàn tới sau này, hoặc do chính ban lãnh đạo CTCK và bạn bè đổ vỏ cho tự doanh,... khiến cho nhiều tự doanh ôm đầy một bụng cổ cánh.

Tiền mặt cạn kiệt, TT vẫn nắm ở trong xu thế giảm và danh mục cổ phiếu - do "lịch sử để lại' thì đầy nhóc đủ loại cổ cánh mà chưa chắc một NĐT thông thường chịu nắm giữ.

Tự doanh thay vì là cứu tinh giờ lại trở thành gánh nặng cho công ty, cắt lỗ thật không dễ dàng mà để lại thì thật đắng cay. Và lần này thì dường như không tìm được người cứu như lần trước.

Khối u tự doanh đã đến lúc cần cắt bỏ. Có những CTCK chấp nhận cắt lỗ tự doanh để làm lại từ đầu, đó là những người dũng cảm. Nhưng nhiều CTCK chọn giải pháp ôm bom, chuyển thành các khoản đầu tư dài hạn hoặc chuyển sang các công ty quản lý quỹ con, nhưng dù có chuyển thế nào thì đống cổ cánh kẹp vẫn còn và luôn chực chờ để xử lý.

Rất nhiều phiên giao dịch, khi NĐT cho rằng không còn cổ phiếu giá rẻ nữa thì đột ngột lượng cung hàng khủng tràn ngập thị trường, hoặc trong lúc thị trường vừa khởi sắc vài phiên sau một thời kỳ ảm đạm, cổ phiếu các NĐT chưa kịp về thì cổ phiếu của tự doanh và BBs đã được nhanh chóng tung ra.
Một số tự doanh khác nhạy bén hơn. Họ dùng chính số cổ phiếu bị kẹp làm kho hàng để cho vay mượn bán khống, tạm ứng T+, từ đó kiếm lợi nhuận trên số vốn đã đầu tư, và mặc nhiên tăng thêm cung hàng cho thị trường khiến cho phe ủng hộ Uptrend lắm lúc kêu trời như bọng vì bị bên bán khống chặn mất đường về.

Tất nhiên mọi thứ không phải đều là do tự doanh tất cả, nhưng TTCK như này, cũng nên chia ít gạch và mắm tôm cho các đội tự doanh chăng?

360o CTCK: Tự doanh - Từ dễ như ăn kẹo đến mắc cạn

Tự doanh, đó là điều mà mọi người nghĩ dễ như ăn kẹo.

Đúng là có một thời gian, chỉ cần anh đặt được lệnh mua là thắng. Thế nên mới có khái niệm đua lệnh ở Việt Nam, nơi mà người chỉ cần ngón tay nhanh đủ nhập được lệnh có thể kiếm được tiền tỷ/tháng.

Mà lập CTCK, làm thằng nhập lệnh cho NĐT thì ai nhanh bằng ta, blabla, thế là có tiền, mà đúng là có tiền thật. Nếu không tính giai đoạn 2004 trở về trước, thì một dạo CTCK nào cũng báo cáo lợi nhuận khủng khiếp, chủ yếu là nhờ tự doanh.

Lợi nhuận đến mức các CTCK trở nên chảnh, họ từ chối khách hàng, yêu cầu phải tiền nhiều mới tiếp. Còn lại tập trung vào tự doanh. Lúc đầu thì tự doanh niêm yết, nhưng hàng niêm yết chưa nhiều, thế là tự doanh lan sang OTC.

Bởi áp lực lợi nhuận và phương cách chia thưởng dựa vào lợi nhuận, thay cho một chiến lược đầu tư dài hạn, tự doanh của đa số CTCK lao vào đánh quả ngắn hạn.

Lúc thị trường đang tăng mạnh thì nhiệm vụ chính của tự doanh là chen lệnh. Tiếp đó là đi lùng hàng. Thị trường OTC sôi động bởi không chỉ NĐT cá nhân hay tổ chức, mà còn vì tự doanh đang hối hả tiêu tiền. Việc giải ngân được tiến hành rầm rộ trong khi không mấy ai nghĩ đến việc sau này sẽ thoái vốn bằng cách nào. Kỳ vọng lợi nhuận không chỉ khiến NĐT cá nhân mờ mắt mà nó còn làm cho những chuyên viên kinh nghiệm, bằng cấp đầy mình trở nên tham lam vô độ. Thực tế và cả viễn cảnh sang giàu, được mọi người trọng vọng, ai cũng ngóng vào khiến cho đội ngũ tự doanh ngủ quên trên chiến thắng. Tự doanh đi đâu cũng kéo theo bầy đoàn thê tử các bạn bè và NĐT thân thiết để chia nhau lợi nhuận. Tự doanh được xem là nguồn tin mật quan trọng nhất trong đầu cơ CK và các chuyên viên tự doanh một thời lên xe xuống ngựa, được trọng vọng bậc nhất trong thị trường.
TTCK xoay chiều ở đỉnh cao 1,170 năm 2007 và ... tự doanh bắt đầu mắc cạn.

Tự doanh mắc nạn 2008 

Không được hướng dẫn bởi một quy trình đầu tư và quản trị rủi ro tốt, chưa có kinh nghiệm xử lý trong khủng hoảng vì TTCK Việt Nam mới bắt đầu không lâu, các đội tự doanh của các CTCK hành xử thường đơn giản: tăng mua thêm để bình quân giá. Thoạt đầu cũng với các quỹ và NĐT còn dồi dào tiền mặt, cách ứng xử này của các tự doanh giúp cho TTCK rơi chậm lại, tạo sóng nhỏ dập dềnh ở đỉnh. Thậm chí còn có thể tạo ra một vài hiện tượng xuất thần như tứ đại thiên thần: BMC, LBM, HAX, TCT, tăng giá siêu khủng ngay cả khi TT trong downtrend.

Tuy nhiên, đợt suy giảm 2007 - 2008 không phải tầm thường, nó không phải là một sự điều chỉnh trong xu thế tăng, mà là đảo chiều đi xuống bền vững. Kinh tế thế giới đi vào khủng hoảng, các bất cập trong chính sách phát triển Việt Nam đã đến lúc không thể che giấu được trong khi lượng cung cổ phiếu vượt nhanh so với tiền đổ vào.

TT rơi chầm chậm rồi tăng tốc mạnh về sau và đa phần các đội tự doanh chết kẹp. Hầu hết các CTCK lỗ nặng năm 2008 với những khoản đầu tư (đầu cơ mới chính xác) thảm hại, không những chỉ mất giá mà còn cả mất thanh khoản, bán chẳng ai mua. Đặc biệt, những giao dịch OTC trở thành gánh nặng trên bảng cân đối kế toán.

Những anh hùng tự doanh từng một thời được tôn vinh, làm mưa làm gió năm 2006 - 2007 bây giờ đối mặt với nợ nần và thất nghiệp. Nhiều CTCK cạn kiệt tiền mặt do không quản trị tốt tài chính và rủi ro, đành giảm hoạt động và sa thải nhân viên.

Những ngôi sao sáng chói nhất trên TTCK, cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán, lại trở thành tội đồ kéo VNI xuống vực thẳm. Những mã CP như BVS, SSI với thị giá cao ngất đến vài trăm nghìn đồng/cp rớt giá thảm hại mà trong đó có một phần lỗi lớn của tự doanh.

Thế nên mới có câu chuyện là một CTCK thành lập muộn, không kịp tham gia kinh doanh, bị cổ đông mắng như té nước lại trở thành anh hùng, bảo toàn được vốn khi TTCK suy giảm.

360o CTCK: Môi giới, đội lái và công nghệ làm hàng

Môi giới và đội lái 

Phong trào làm giá cổ phiếu hay được dân chơi CK gọi là lái tàu đã có từ lâu, BMC, TCT, đến KSH, VSP, nhưng nó nở rộ nhất là là đoạn thời gian 2009 - 2010 khi hàng loạt mã cổ phiếu (CP) vừa và nhỏ được đẩy tăng liên tục trong thời gian dài bất kể thị trường (TT) chung lên hay xuống. Các mã này được gọi chung cái tên là hàng nóng và những nhóm hỗ trợ giá chính được gọi là đội lái (tàu).

Trong khi những người nắm giữ BCs đa phần là phải ôm mối thất vọng do lực lượng đầu tư cơ bản bị suy yếu thì những dân chơi lướt sóng lại lan truyền những câu chuyện thần tiên về việc trúng đậm cái được gọi là hàng nóng trên. Với margin tốt và vào hàng đúng điểm, một phi vụ đầu tư vào hàng nóng còn đem lại lợi nhuận vượt qua dân đi rừng trúng kỳ nam. Một đồn mười, mười đồn một trăm, các NĐT càng thất vọng bao nhiêu về việc đầu tư dài hạn thì hàng nóng lại càng hấp dẫn bấy nhiêu.
Trong một môi trường mà đi đâu người ta cũng hỏi anh có biết hàng nóng không, có biết đội lái không thì một môi giới khó có thể hấp dẫn được khách hàng nhiều nếu không có quan hệ tốt với vài đội lái, rành rẽ thông tin đánh đấm trên thị trường được.

Vì vậy phân tích có thể tạm bỏ sang một bên, quan hệ với đội lái quan trọng hơn nhiều. Đội lái có thể là tự doanh, có thể là doanh nghiệp hoặc có thể là BBs trên thị trường.

Hiệu ứng đội lái là hiệu ứng theo quy mô. Một môi giới càng có nhiều khách hàng theo mình, càng quan hệ với nhiều đội lái thì xác suất đưa ra tư vấn chính xác càng cao, khách hàng càng tin cậy. Mà đội lái cần khách hàng của môi giới nên từ đó sẽ quan hệ với môi giới nhiều hơn.

Có không ít những môi giới có trình độ chuyên môn, được đặt vào những vị trí quan trọng như Trưởng các phòng giao dịch, khách hàng VIP nên vị thế, quan hệ, thông tin càng đáng nể. Cộng thêm với thông tin từ đội lái, thông tin từ các môi giới này đưa ra thực sự có ảnh hưởng rất lớn.

Rất nhiều khách hàng được lợi nhuận lớn từ các môi giới này, và doanh số cũng như cơ sở khách hàng của môi giới tăng khủng khiếp. Nếu môi giới chỉ duy trì tư vấn độc lập, hỗ trợ cho khách hàng thì đấy là một thành công vượt trội mà bền vững. Khổ nổi, ít người có thể dừng lại ở đó. Mình tài năng, giỏi giang thế, quan hệ thế mà chỉ làm giàu cho người khác, sao ta lại không làm giàu? Và thế là tự thân môi giới bước vào con đường trực tiếp đầu cơ, bắn tin cho bạn bè, thân hữu trước khi bắn tin cho khách hàng và từ từ mâu thuẫn lợi ích sẽ xuất hiện.

Trong thế giới tài chính, thời gian là một yếu tố quan trọng. Nhanh một bước chậm một bước đều có thể thay đổi cục diện cả. Trước khách hàng được ưu tiên vào lệnh trước, nay môi giới và bạn bè đi trước. Nếu cổ phiếu có lái tốt để tăng trần thì không sao, nếu đúng tay lái ẹ, cổ phiếu chưa tăng đã ngập ngừng giảm thì những người mua sau sẽ ăn đòn.

Các môi giới đều biết rằng tin rỉ tai có chân chạy rất lẹ nên không chỉ khách hàng của môi giới mà còn bạn của khách hàng, hàng xóm của bạn khách hàng rồi hàng xóm của hàng xóm của ... Vì thế nên một môi giới tốt thì môi giới và bạn bè và khách hàng cùng ăn, còn hàng xóm của khách hàng thì chưa biết chừng. Lúc đầu chỉ là do sơ ý, do TT không thuận nên các NĐT đu theo bị xả vào đầu. Nhưng rồi không ít môi giới nhận ra rằng việc xả vào đầu người khác, thậm chí cả khách hàng của mình đều không bị trừng phạt đầy đủ. Mà xả được một nhát, lắm khi còn hơn cả phí 10 năm, gì không xả, nếu tầm nhìn bạn không quá 1 năm!

Từ ý nghĩa kể như tốt đẹp ban đầu là lấy thêm thông tin hỗ trợ cho khách hàng, phục vụ cho việc phát triển khách hàng của môi giới và công ty, việc đua theo đội lái của nhiều môi giới đâm ra lệch lạc, mâu thuẫn quyền lợi cứ gọi là chan chát.

Bắt đầu từ việc đơn thuần tư vấn, nhiều môi giới có thông tin đội lái tốt tới mức chính lãnh đạo CTCK và thậm chí VIP lớn hơn từ UBCK cũng ngóng theo, khiến cho áp lực đối với môi giới đó trở nên nặng nề. Chỉ một lần mất lái là môi giới có thể đưa hàng loạt khách hàng, bạn bè rơi vào hố thẳm, đặc biệt nếu họ tin anh đến mức anh bảo múc là full margin.

Trong trường hợp môi giới không chỉ tư vấn mà còn trực tiếp mua bán cùng sếp, cùng bạn bè thì khách hàng là người đến sau và khi cần là người đổ vỏ cho nhóm trước tháo chạy.

Cao hơn nữa, đối với nhiều cổ phiếu được gọi là hàng lởm, tức là khả năng tăng không cao, nhiều đội lái có thể kết hợp cùng với môi giới quảng bá, vẽ charts để xả hảng, và người hứng hàng đó có thể chính là khách hàng của môi giới nếu môi giới không đủ bản lĩnh để từ chối cảm dỗ ngắn hạn.

Môi giới và công nghệ làm hàng 

Sherlock Holmes là một thám tử lừng danh và người có thể đối đầu với ông chính là giáo sư Moriatti, một đầu óc tội phạm thiên tài. Sherlock Holmes đã nói: Khi một thiên tài phạm tội thì mức độ tàn nhẫn và hoàn hảo của tội ác sẽ ở đỉnh cao. Làm hàng có thể chưa đến mức gọi là tội ác, nhưng tuyệt chiêu đổ vỏ này cũng khiến cho biết bao NĐT điêu đứng, đặc biệt là khi bị chính môi giới mình tin cậy đổ lên đầu mình.

Một môi giới có đủ kỹ năng và kinh nghiệm, có cơ sở khách hàng lớn, nếu tham gia vào công nghệ xả hàng, làm giá thì cứ gọi là đỉnh của đỉnh.

Công nghệ làm hàng trong giới chứng Việt Nam có rất nhiều chiêu, cũ mới đầy đủ mà muốn biên soạn hết e thành sách giáo khoa chứng khoán, mà em lại không có ý định đi dạy vì chưa đủ tầm. Phần này bàn về môi giới là chính, nên xin khất các bác ở phần sau khi đào sâu về chuyện đội lái.
Môi giới có thể mua trước và xả hàng vào khách hàng vào sau, hoặc người đu theo khách hàng F1 của mình.

Môi giới có thể bắt tay cùng đội lái tạo ra khan hiếm giả tạo (tiết cung và đẩy trần CP) liên tục, sau đó rỉ tai khách hàng rằng là thì sẽ ... về thông tin khủng và rồi tư vấn mua khi điều chỉnh. Rất nghiêm túc nhé, em chỉ bảo khách hàng là mua khi điều chỉnh và cắt lỗ kịp thời. Khổ nổi đa phần khách hàng không quen cắt lỗ và nhiều lần khách hàng muốn cắt lỗ cũng không được thanh khoản có đâu.

Cao chiêu hơn, đối với các cổ phiếu OTC mới thành lập vài năm, cùng với đội lái và doanh nghiệp, họ có thể phát hành khủng khiếp trước khi lên sàn để đưa giá thành sản xuất cổ phiếu xuống rất thấp, thậm chí thấp hơn rất nhiều so với mệnh giá. Báo cáo thì cực đẹp, cực văn minh lịch sự. Sau đó khi lên sàn, giao cho môi giới tìm cách bán cổ phiếu số lượng lớn với giá cực rẻ. Kết hợp với phân tích và các chiêu đè, đẩy giá, môi giới có thể khuyến nghị khách hàng mua ở những mức giá nhìn rất hấp dẫn với chỉ số như mơ, nhưng trên thực tế thì giúp cho DN và đội lái chốt lãi CP.

Chớ ảo tưởng với hạ lãi suất

Chuyện quơ tay ra là có thứ cho vào miệng như mấy tháng vừa qua chỉ nên coi như một kỷ niệm đẹp chứ không phải một giả thiết hợp lý cho bài toán chiến lược đầu tư từ nay tới cuối năm.

Sách bảo Index sẽ tăng!
Trong vòng một năm trở lại đây, trần lãi suất huy động đã giảm 3,5%. Trên thị trường trái phiếu chính phủ, lợi suất dù không hạ nhanh bằng, nhưng cũng vô cùng ấn tượng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ ngắn hạn (kỳ hạn 1 năm) hạ từ 8,5% xuống dưới 6%. Với các kỳ hạn dài hơn như 2 năm và 3 năm, lợi suất giảm khoảng 2-2,3%. Riêng kỳ hạn 5 năm, lợi suất giảm gần 1,5%.
Giá trị nội tại của cổ phiếu rất “nhạy” với lãi suất, chỉ cần lãi suất giảm vài % cũng đủ để giá trị nội tại tăng vài chục %. Khi lãi suất tham chiếu (reference rate) giảm xuống, lãi suất chiết khấu (discount rate) giảm theo, làm giá trị nội tại tính theo các phương pháp định giá của phân tích cơ bản tăng lên.
Thế nên kể cả trong trường hợp tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không có gì cải thiện và dòng tiền mang về cho cổ đông vẫn vậy (thậm chí giảm một chút), nhưng nhờ lãi suất giảm mạnh mà cổ phiếu đột nhiên trở nên “quá rẻ” nếu so với giá trị nội tại. “Sách” bảo Index phải tăng!
"...nhờ lãi suất giảm mạnh mà cổ phiếu đột nhiên trở nên “quá rẻ” nếu so với giá trị nội tại"
Mà đúng là tăng thật, mạnh là đằng khác. Dòng tiền ào ạt đổ vào cổ phiếu để tận dụng thời cơ ngàn năm có một khi thị giá có khi chưa bằng một nửa giá trị nội tại (và hiện tượng này tồn tại ở hàng loạt cổ phiếu chứ không chỉ một hai mã đơn lẻ).
Rõ ràng quan điểm này tới nay vẫn đúng, vì hiệu ứng giảm lãi suất quá mạnh và rất nhiều cổ phiếu vẫn đang miệt mài tăng để giảm chênh lệch giữa thị giá và giá trị nội tại.
Tuy vậy, khi đà tăng đã chậm lại và cơn phấn khích ban đầu đã qua, góc nhìn này có thể khiến thị trường lạc quan một cách thái quá.
Nên nhìn lại xem sách viết gì?
Cần phải nhớ rằng việc Ngân hàng Nhà nước liên tục hạ lãi suất trong thời gian gần đây là để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tức là NHNN kỳ vọng tăng trưởng vẫn yếu ớt và doanh nghiệp vẫn khó khăn.
Thực tế, khi CPI về mức ổn định và lý tưởng (cỡ 6-7%) thì kinh tế chỉ tăng trưởng được có hơn 5%, tiêu dùng và đầu tư xuống mức cực thấp và nền kinh tế chỉ được cứu vớt nhờ xuất khẩu giữ nhịp.
"... quá trình tái cơ cấu nền kinh tế chưa thể coi là đã thực sự bắt đầu"
Như TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, từng nhận xét: “Những dự báo về khả năng “thoát đáy” của nền kinh tế có thể bắt đầu từ giữa năm 2013 đang trở nên xa vời hơn”.
Đấy là còn chưa kể tới việc quá trình tái cơ cấu nền kinh tế chưa thể coi là đã thực sự bắt đầu. Nhớ lại Diễn đàn kinh tế mùa xuân vừa qua, ngay đến bản đề án tái cơ cấu còn chưa nhận được sự tin tưởng của nhiều đại biểu chứ đừng nói đến các bước thực hiện cụ thể.
Trong lĩnh vực ngân hàng, văn bản pháp lý quan trọng nhằm nâng cao công tác quản trị rủi ro của hệ thống ngân hàng vừa bị lùi lại thêm một năm. Còn các đề án tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có vẻ chỉ như những bản kế hoạch kinh doanh viết vội hơn là một cuộc đại phẫu thực sự nghiêm túc.
Những thực tế trên cho thấy, nền kinh tế sẽ còn rất nhiều biến động khó lường trong các năm sắp tới và việc giả định các dòng tiền tương lai từ cổ phiếu (như cổ tức, giá cổ phiếu) sẽ ổn định là quá lạc quan.
Do tính bất định cao hơn người ta nghĩ, nên có thể phần bù rủi ro (risk premium) các nhà đầu tư đang sử dụng để tính toán lãi suất chiết khấu chưa cao như đáng lẽ phải thế. Kết quả là lãi suất chiết khấu đáng lẽ phải cao hơn và giá trị nội tại của cổ phiếu đáng lẽ phải thấp hơn so với các tính toán hiện nay.
"...lãi suất chiết khấu đáng lẽ phải cao hơn và giá trị nội tại của cổ phiếu đáng lẽ phải thấp hơn so với các tính toán hiện nay."
Đương nhiên, có khả năng NHNN, các chuyên gia kinh tế và các tổ chức quốc tế đều dự báo nhầm và nền kinh tế sẽ quay trở lại xu hướng tăng trưởng mạnh trong mấy năm sắp tới (dự báo nhầm vốn chẳng phải chuyện gì lạ, nếu không muốn nói là … tương đối phổ biến).
Khi kinh tế tăng trưởng mạnh trở lại, nhu cầu tín dụng sẽ tăng lên và đẩy lãi suất tăng. Kết quả: lãi suất chiết khấu cũng tăng theo, và nếu dùng mức lãi suất chiết khấu thấp như hiện nay, ắt kết quả thu được sẽ quá cao so với giá trị thực.
Nói tóm lại, dù kinh tế có lên, xuống hay đi ngang thì có vẻ như nhiều tổ chức vẫn đang quá lạc quan khi sử dụng mức lãi suất chiết khấu quá thấp.
Bán? Mua? hay Nắm giữ?
Với việc hàng loạt cổ phiếu dù đã tăng rất mạnh nhưng P/E forward mới chỉ loanh quanh dưới 8, nếu nói “tiệc đã tàn” e chỉ là lời dọa dẫm mang nặng tính hài hước.
"Trên bàn tiệc vẫn còn rất nhiều món ngon để thưởng thức...."
Trên bàn tiệc vẫn còn rất nhiều món ngon để thưởng thức, nhưng rõ ràng chuyện quơ tay ra là có thứ cho vào miệng như mấy tháng vừa qua chỉ nên coi như một kỷ niệm đẹp chứ không phải một giả thiết hợp lý cho bài toán chiến lược đầu tư từ nay tới cuối năm.
Với những nhà đầu tư có con mắt tinh tường, câu chuyện này chẳng có gì lạ. Nhưng với các tay mơ trong phân tích cơ bản, vốn quen với các tính toán theo kiểu “đại khái” (back-of-the-envelope), đây là điều đáng để ghi nhớ.
Việt Dũng

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Tin mình thành công, bạn chắc chắn sẽ thành công

Thành công có nghĩa là rất nhiều điều tuyệt vời và tích cực. Thành công trong đó có của cải cá nhân: một ngôi nhà xinh xắn, những kỳ nghỉ hè, đi du lịch, sự ổn định về tài chính và tạo cho con cái những điều kiện tốt đẹp nhất.

tin tưởng vào bản thân Tin mình thành công, bạn chắc chắn sẽ thành công
Thành công có nghĩa là được ca ngợi, được lãnh đạo, được mọi người tôn trọng trong cuộc sống xã hội và trong công việc. Thành công có nghĩa là tự do: tự do thoát khỏi lo lắng, sợ hãi, bực dọc, và thất bại. Thành công có nghĩa là sự tự trọng, tiếp tục tìm ra hạnh phúc thật sự và sự thỏa mãn trong cuộc sống. Thành công có nghĩa là đem lại cho những người bạn yêu quí tất cả những gì bạn có thể làm được.
Thành công có nghĩa là chiến thắng.
Thành công – thành đạt – là mục đích của cuộc sống.
Tất cả chúng ta đều muốn thành đạt. Tất cả chúng ta đều muốn có những gì tốt đẹp nhất mà cuộc đời mang lại cho chúng ta. Không ai muốn mình phải luồn lách, sống một cuộc đời tầm thường.
Một trong những lời khuyên khôn ngoan nhất để đạt được sự thành công như trong sách kinh thánh đã nói là: đức tin. Chúa nói rằng con người có thể dời được núi. Nếu bạn có lòng tin, thực sự tin là bạn có thể dời núi thì bạn sẽ làm được điều đó. Không có nhiều người tin là họ có thể dời được núi và kết quả là không có mấy người làm được điều đó. Chắc đã có lần ai đó nói với bạn: “Thật là điên rồ khi nghĩ là bạn có thể dời được núi chỉ bằng cách nói: Núi hãy chuyển đi. Điều đó là không thể xảy ra”.
Một số người đã lẫn lộn triết lý này với những ước mơ. Nhưng thực sự là không ai có thể ước chuyển được núi, mơ trở thành một giám đốc, ước có một ngôi nhà tuyệt đẹp, ước được hưởng lương cao. Không ai có thể ước trở thành nhà lãnh đạo.
Nhưng bạn có thể dời được núi với một niềm tin là bạn có thể làm được. Bạn có thể đạt được tất cả những gì mong muốn nếu bạn thực sự tin là bạn sẽ làm được.
Không có gì là bí ẩn hay huyền bí về sức mạnh của lòng tin.
Lòng tin vào khả năng thành công của bạn sẽ tạo ra một sức mạnh, kỹ năng, và nghị lực cần thiết cho bạn. Khi bạn tin là “Ta có thể làm được” thì lập tức bạn sẽ tìm cách trả lời câu hỏi: Có thể làm bằng cách nào?.
Hàng ngày, tất cả thanh niên ở khắp nơi đều lao vào những công việc mới. Mỗi người trong số họ, ước mơ rằng một ngày nào đó họ sẽ đạt tới vị trí cao nhất. Nhưng sự thực là phần lớn những người này không hiểu một điều là cần phải nỗ lực mới trèo lên được bậc thang cuối cùng. Và thế là họ không tới được nấc thang mà họ mong muốn. Nếu bạn tin là việc đó là không thể đạt được, thì bạn sẽ không thể nào khám phá ra được cách leo tới độ cao đó. Đó là thái độ của những người bình thường.
Nhưng chỉ có một số ít người thực sự tin là họ sẽ thành công. Họ làm việc với thái độ là họ rồi sẽ trở thành người đứng đầu. Và với niềm tin đó, họ trở thành những người đứng đầu. Tin là bạn có thể thành công. Và điều đó là có thể được. Lý thuyết này nghiên cứu và quan sát hành động của các chuyên viên cấp cao của các công ty.
Những người này học cách giải quyết vấn đề của những người thành đạt. Họ học được thái độ của những người thành đạt.
Những người tin là mình có thể làm được một việc gì đó sẽ tự tìm cách đạt được điều đó.
Tôi quen biết một phụ nữ trẻ, cách đây hai năm, cô ta quyết định mở một đại lý bán nhà cửa. Rất nhiều người khuyên cô là không nên làm và cho rằng cô sẽ không thể làm được. Cô gái này có chưa đầy 3.000 đôla tiền tiết kiệm, mà số tiền cần phải đầu tư thì gấp hơn thế nhiều.
Người ta nói với cô: - Hãy xem thị trường đang cạnh tranh gay gắt, hơn nữa cô lại không có kinh nghiệm trong việc buôn bán nhà, nhất là cô lại làm một mình.
Nhưng cô gái này tin vào bản thân và khả năng thành công. Cô nhanh chóng nhận ra là mình thiếu vốn, hơn nữa công việc kinh doanh này là phải cạnh tranh, còn cô thì chưa có nhiều kinh nghiệm.
Nhưng cô nói: - Tôi có tất cả những dẫn chứng để chứng tỏ là ngành kinh doanh nhà ở này sẽ phát triển. Hơn nữa tôi đã nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh. Tôi biết là tôi có thể làm công việc giao dịch này tốt hơn bất cứ ai trong thành phố này. Có thể tôi sẽ mắc một số sai lầm, nhưng tôi sẽ nhanh chóng trở thành người đứng đầu.
Và cô gái đã trở thành người đứng đầu. Cô gặp một số khó khăn trong việc gom cho đủ số vốn cần thiết. Nhưng vì lòng tin của cô vào sự thành công đã thuyết phục được hai nhà đầu tư khác. Và thế là cô đã làm được cái việc tưởng chừng không thể được – liên kết với một nhà kinh doanh khác mà không hề phải bỏ một đồng xu nào cả.
Năm ngoái cô thu được 1.000.000 đôla. Cô đang hy vọng năm sau có thể kiếm được gấp đôi như thế.
Lòng tin, một lòng tin mạnh mẽ là động lực thúc đẩy trí óc tìm ra con đường đạt được mong muốn. Và việc bạn tin là mình có thể thành công sẽ đem lại niềm tin cả cho những người xung quanh. Những người tin là mình có thể chuyển núi, họ sẽ chuyển được núi. Những người tin là mình không thể chuyển được núi, thì họ sẽ không bao giờ chuyển được.

13 Nguyên tắc vàng về “Nghĩ giàu và làm giàu”

“Nghĩ giàu và Làm Giàu” một cuốn sách kinh điển về làm giàu, làm người của Napoleon Hill nổi tiếng toàn thế giới với 60 triệu bản được bán suốt 70 năm qua. Cuốn sách là tinh hoa được tác giả Napoleon Hill dành toàn bộ thời gian và công sức suốt gần 30 năm để phỏng vấn hơn 500 người nổi tiếng và thành công nhất trong nhiều lĩnh vực, cùng hàng ngàn doanh nhân khác, có giá trị vĩnh hằng theo thời gian về tính đúng đắn! Tất cả những bí mật làm giàu được Napoleon Hill chuyển tải thông qua 13 nguyên tắc quan trọng được ông đúc kết xuyên suốt gần 30 năm. 13 nguyên tắc này như một kim chỉ nam để mở toang cánh cửa giúp chúng ta đạt được những mục tiêu lớn lao của cuộc đời mình. Và bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu 13 nguyên tắc tuyệt vời này:
Nguyên tắc nghĩ giàu và làm giàu 1: Khát vọng. Để trở nên giàu có đích thực điều đầu tiên những người thành công phải có đó là một khát vọng mãnh liệt và nuôi dưỡng thường xuyên. Đó là động lực lớn để vươn tới những thành công vĩ đại
Nguyên tắc nghĩ giàu và làm giàu 2: Niềm tin. Một niềm tin lớn và một khát vọng mãnh liệt sẽ là sức mạnh to lớn để biến mọi ước mơ thành hiện thực
Nguyên tắc nghĩ giàu và làm giàu 3: Tự kỷ ám thị. Đưa vào trong tiềm thức của chính mình những niềm tin kiên định về những điều mong muốn đạt được một cách sâu sắc, thường trực
Nguyên tắc nghĩ giàu và làm giàu 4: Kiến thức chuyên môn. Trước khi bạn có thể biến khát vọng làm giàu thành đồng tiền cụ thể, bạn cần có những kiến thức chuyên môn về những loại dịch vụ, thương mại hay chuyên ngành mà bạn dự định cung cấp cho người tiêu dùng để đổi lấy tiền bạc
Nguyên tắc nghĩ giàu và làm giàu 5: Óc tưởng tượng. Óc tưởng tượng là một phân xưởng nơi con người có thể vạch ra mọi kế hoạch. Động cơ và khát vọng đều được định hình và biến thành hành động thông qua sự giúp đỡ của óc tưởng tượng
Nguyên tắc nghĩ giàu và làm giàu 6: Lập kế hoạch. Thành quả của bạn lớn đến đâu phụ thuộc vào tính đúng đắn của lập kế hoạch
Nguyên tắc nghĩ giàu và làm giàu 7: Tính quyết đoán. Phân tích của Napoleon Hill về hàng trăm người có tài sản trên 1 triệu USD cho thấy một thực tế là họ có quyết định nhanh chóng và thay đổi chậm. Người thất bại trong làm giàu lại đưa quyết định chần chừ, hay thay đổi nhanh chóng và thường xuyên
Nguyên tắc nghĩ giàu và làm giàu 8: Lòng kiên trì. Nền tảng của lòng kiên trì là sức mạnh của ý chí. Sức mạnh ý chí và khát khao khi kết hợp đúng đắn sẽ tạo ra một cặp tính cách có sức mạnh vô địch.
Nguyên tắc nghĩ giàu và làm giàu 9: Sức mạnh của nhóm trí tuệ ưu tú. Những nỗ lực có tổ chức hình thành qua sự phối hợp của hai hay nhiều người cùng làm việc để hướng tới một mục đích rõ ràng trên tinh thần hòa hợp
Nguyên tắc nghĩ giàu và làm giàu 10: Tình dục. Ham muốn tình dục đứng đầu danh sách những yếu tố kích thích tâm trí và làm “quay” bánh xe hành động. Khi có động cơ là sự ham muốn con người sẽ chứng tỏ lòng can đảm, sức mạnh ý chí, lòng kiên trì và khả năng sáng tạo lớn
Nguyên tắc nghĩ giàu và làm giàu 11: Tiềm thức. Bạn có thể cấy vào tiềm thức của mình bất cứ kế hoạch, ý tưởng hay mục đích nào mà bạn khát khao muốn biến thành các giá trị vật chất hay tiền bạc tương đương
Nguyên tắc nghĩ giàu và làm giàu 12: Não bộ. Bộ não khi được kích thích bởi cảm xúc sẽ hoạt động ở một cường độ nhanh, mạnh hơn khi không cảm xúc giúp khả năng suy nghĩ được tăng lên mức tại đó trí tưởng tượng sáng tạo trở nên dễ đón nhận ý tưởng mới
Nguyên tắc nghĩ giàu và làm giàu 13: Giác quan thứ 6. Giác quan thứ 6 là nguyên tắc làm giàu thứ 13 được kể đến, chính nhờ nó mà Trí tuệ vô biên có thể giao tiếp một cách tự nguyện mà không cần một nỗ lực hay yêu cầu nào từ chính chủ thể – con người
“Hãy luôn nhớ rằng sự giàu có thực sự không được đo bằng những gì bạn đang có mà bằng những gì bạn mong muốn trở thành” – Napoleon Hill. Vâng, toàn bộ triết lỹ nghĩ giàu và làm giàu đó là bạn phải “vượt lên trên những giới hạn của chính mình và làm chủ cuộc sống”, chỉ như vậy bạn sẽ sống một cuộc đời mơ ước, toại nguyện.

20 nguyên tắc của các triệu phú “tay trắng làm nên”

Bằng cách nghiên cứu các hành vi ứng xử của hàng ngàn triệu phú giàu lên nhờ vào chính bản thân mình, Brian Tracy – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành của Brian Tracy International, một công ty chuyên về đào tạo và phát triển cá nhân và các tổ chức, đã đúc rút được 20 phẩm chất làm nên thành công của họ. Bản thân Brian Tracy đã từng tư vấn cho hơn 1.000 công ty và hơn bốn triệu người ở Mỹ, Canada và 40 nước khác trên thế giới.
Những nguyên tắc mà Tracy đưa ra có thể đã trở nên quá hiển nhiên đối với nhiều người, nhưng đó là những nguyên tắc bất hủ và phải luôn được đề cao. Khi áp dụng các nguyên tắc này, các doanh nhân có thể tạo ra những thay đổi lớn trong suy nghĩ, hành động, thói quen, thu nhập và lối sống của mình…Nuôi dưỡng những ước mơ lớn.Hãy hình dung, tưởng tượng và tạo ra một bức tranh, một viễn cảnh đầy niềm vui, bình yên và giàu có.
1. Vạch ra một hướng đi rõ ràng.
Hãy tìm hiểu, khám phá xem mình muốn đi về đâu, khi nào đường đi sẽ gặp gập ghềnh, trở ngại. Đây chính là cơ sở của việc xây dựng các mục tiêu
2. Xem bản thân như một người tuyển dụng chính mình.
Càng làm chủ tương lai của mình, người ta càng có khả năng tạo ra các ảnh hưởng cho nghề nghiệp và cuộc sống. Không nên trông chờ vào những ý tưởng hay những đề xuất từ sếp hay tổ chức tuyển dụng mình. Khi suy nghĩ độc lập, chúng ta sẽ thấy mình đang bước đi trên một con đường rất thú vị.
3. Làm những điều mà mình yêu thích.
Hãy khám phá niềm đam mê, sở thích của mình, suy nghĩ theo những cách sáng tạo để biến niềm đam mê đó thành một phương cách kiếm tiền và theo đuổi nó.
4. Hướng đến sự hoàn hảo.
Hãy nghĩ rằng chúng ta sinh ra là để làm những điều xuất sắc nhất và lấy việc hướng đến sự hoàn hảo làm niềm vui.
5. Không cần làm việc nhiều thời gian hơn và cật lực hơn, mà làm việc thông minh hơn.
Hãy tổ chức công việc một cách khoa học sao cho có thể làm được nhiều việc hơn trong một thời gian ngắn và tạo ra nhiều giá trị hơn trong công việc.
6. Không ngừng học hỏi.
Đây là điều rất cần thiết đảm bảo cho sự thành công và khả năng làm giàu. Tất cả những người thành công đều có chung đặc điểm này.
7. Tự thưởng cho mình trước.
Đây là nguyên tắc tích lũy sự giàu có mà tất cả mọi người đều có thể áp dụng và nên áp dụng.
8. Tìm hiểu tất cả các khía cạnh của công việc kinh doanh.
Hãy phấn đấu để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực mà mình đã chọn.
9. Tận tâm với việc phục vụ người khác.
Đây chính là bí quyết được giữ kín nhất và là khởi đầu cho sự giàu có của những triệu phú “Tay trắng làm nên”. Nguyên tắc này đã được chứng minh qua thời gian.
10. Tuyệt đối thành thật với bản thân và những người khác.
Tính trung thực, liêm chính là một phẩm chất quan trọng hàng đầu.
11. Đặt ra các thứ tự ưu tiên trong công việc và chỉ nên tập trung từng việc một.
Sự tập trung là chìa khóa để đạt được kết quả tốt nhất trong công việc.
12. Xây dựng uy tín về tốc độ và sự tin cậy.
Hãy tạo ra cho mình một ưu thế so với các đối thủ khác trên mọi phương diện.
13. Sẵn sàng đi từ đỉnh cao này đến đỉnh cao khác.
Hãy tìm hiểu các chu kỳ, các xu hướng và điều chỉnh hành động của mình cho phù hợp.
14. Có ý thức kỷ luật cao với bản thân trong mọi vấn đề.
Hãy phát huy phẩm chất quan trọng nhất này để đạt được sự thành công về mặt tài chính và trong cuộc sống cá nhân.
15. Đánh thức khả năng sáng tạo của bản thân.
Sự sáng tạo sẽ giúp chúng ta tăng khả năng giải quyết vấn đề, vượt qua các khó khăn, trở ngại.
16. Làm bạn với những người tốt, người giỏi.
Nên giao lưu với những người chiến thắng để học hỏi họ.
17. Quan tâm đặc biệt đến sức khỏe bản thân.
Phải có ý thức cao trong việc tạo cho mình một thể trạng sung mãn và có sức khỏe tốt để đón nhận cuộc sống đầy cơ hội và thách thức.
18. Kiên định và chú trọng đến hành động.
Trong mỗi giai đoạn phát triển, mỗi công việc, hãy xác định những bước hành động quan trọng nhất mà mình có thể thực hiện tức thời rồi kiên định, quyết tâm với việc làm đó.
19. Không bao giờ xem thất bại là một sự lựa chọn.
Hãy vượt qua nỗi sợ thất bại. Hầu hết các nỗi sợ hãi đều hình thành từ sự tưởng tượng và từ những kinh nghiệm trong quá khứ.
2. Thử tính kiên trì.
Hãy học cách nhẫn nại vượt qua khó khăn, đứng lên từ thất bại và không bao giờ có ý nghĩ bỏ cuộc.

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

10 lời khuyên quý từ Bill Gates

“Thật không thể tưởng tượng được khi nhìn lại khoảng thời gian 30 năm vào lúc Microsoft bắt đầu sự nghiệp và nhận ra công việc đã được thay đổi thế nào. Cuối cùng, chúng tôi đã tiến gần đến điều mà tôi gọi là phong cách làm việc kỹ thuật số”. Đó là tâm sự của Bill Gates vào những ngày cuối cùng còn giữ chức Chủ tịch tập đoàn Microsoft.


 

Trước khi về hưu, ông đã dành thời gian quý báu của mình để đưa ra 10 lời khuyên cho các bạn thanh niên trên con đường lập nghiệp.

Chúng tôi giới thiệu và mời bạn tham khảo những lời khuyên của người đàn ông giàu nhất thế giới này, vì có thể một ngày nào đó, bạn cũng sẽ trở thành một Bill Gates thứ 2.


 
 

Chuyện khởi nghiệp của 12 tài phiệt Phố Wall

Tỷ phú Warren Buffett bán kẹo cao su, giao báo, trong khi đó CEO của Goldman Sachs từng là đứa trẻ đi bán lạc ở sân vận động.
 
 
Tỷ phú Warren Buffett "khởi nghiệp" năm 6 tuổi bằng việc đi từ nhà này sang nhà khác để bán kẹo cao su, Coca-Cola, tạp chí và giao nhật báo. Hiện tại, nhà đầu tư thiên tài đang giữ chức Chủ tịch kiêm CEO của công ty Berkshire Hathaway. Theo Forbes, tài sản hiện tại của ông đạt 53,5 tỷ USD.
 
 
Charles Schwab (4,3 tỷ USD) là người sáng lập kiêm Chủ tịch tập đoàn mang tên ông, đơn vị chuyên môi giới chứng khoán được thành lập từ năm 1971. Thời niên thiếu, Charles đóng gói hạnh nhân ở Sacramento (California, Mỹ).
 
 
David Tepper làm việc trong thư viện nghệ thuật của Đại học Pittsburgh để có tiền trả học phí. Thời trung học ông từng nộp đơn làm tại McDonald's nhưng không trúng tuyển. Giờ đây Tepper là người điều hành quỹ đầu cơ Appaloosa Management và là một trong những người có kỷ lục đầu tư dài hạn tốt nhất trên Phố Wall. Năm 2012, Tepper được vinh danh quản lý quỹ đầu cơ có mức lương cao nhất.
 
 
CEO John Stumpf của Wells Fargo từng xếp cuối lớp với số điểm tồi tệ thời trung học. Sau khi tốt nghiệp ông trở thành thợ làm bánh trong một cửa hàng bánh ngọt tại Pierz, Minnesota.
 
 
Julian Robertson phục vụ Hải quân Mỹ 2 năm, sau khi tốt nghiệp Đại học Bắc California. Năm 1957 ông bắt đầu sự nghiệp Phố Wall với vị trí nhân viên kinh doanh thực tập tại Kidder Peabody & Company. Năm 1980, Julian thành lập Tiger Management, một trong những quỹ đầu cơ thành công nhất trên thế giới. Forbes ước tính tài sản của ông 2,8 tỷ USD.
 
 
Lloyd Blankfein lớn lên trong một dự án nhà ở xã hội tại Brooklyn (Mỹ). Để có tiền tiêu vặt, cậu bé Lloyd đi bán lạc tại sân vận động Yankee. Hiện nay ông là CEO kiêm Chủ tịch tập đoàn tài chính Goldman Sachs.
 
 
Khi còn theo học tại Đại học Johns Hopkins, Michael Bloomberg làm bảo vệ tại bãi đỗ xe. Năm 1966, ông được nhận vào làm tại Salômn Brothers và bị sa thải năm 1981. Sau đó Michael đứng ra thành lập công ty riêng mình, nay trở thành tập đoàn Bloomberg LP hùng mạnh. Ngoài vai trò là doanh nhân, Michael còn giữ chức Thị trưởng thành phố New York (Mỹ). Theo Forbes, tài sản ước tính của ông là 27 tỷ USD.
 
 
Phil Falcone từng là cầu thủ khúc côn cầu chuyên nghiệp tại Thụy Điển sau khi tốt nghiệp Đại học Harvard. Tuy nhiên, sự nghiệp của ông chỉ kéo dài một năm cho đến khi bị chấn thương trước khi chuyển sang hoạt động tại Phố Wall. Bắt đầu con đường tài chính bằng các trái phiếu rác, nay Phil đã có tài sản 1,2 tỷ USD. Ông là nhà sáng lập quỹ đầu cơ Harbinger Captital.
 
 
Năm 12 tuổi, Ray Dalio đi xách đồ và nhặt bóng sân golf, kiếm 6 USD mỗi khách và sau đó dùng số tiền này để mua những cổ phiếu đầu tiên. Ray giờ đây là người sáng lập quỹ Bridgewater Associates. Tạp chí Time năm 2012 bình chọn ông là một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới. Tài sản ước tính 12,5 tỷ USD.
 
 
Trong những năm 1950, Sandy Weill thử sức với việc bán sách hướng dẫn du lịch thành phố New York. Còn công việc đầu tiên của ông tại Phố Wall là trong phòng hậu cần của một công ty môi giới. Hiện Sandy là Chủ tịch Citigroup, kiêm cựu CEO.
 
 
Steve Cohen khởi nghiệp tại siêu thị Bohack với lương 1,85 USD một giờ. Sau đó ông nghỉ việc vì bàn chơi bạc mang lại thu nhập cao hơn. Steve là người sáng lập SAC, công ty có thị giá 14 tỷ USD tại Stamford. Bản thân ông cũng sở hữu tài sản 9,3 tỷ USD.
 
 
Lớn lên ở Oklahoma, T. Boone Pickens kiếm tiền nhờ việc đưa báo khi còn thiếu niên. Để tăng doanh số, ông đã "thầu" các khu vực xung quanh. Hiện Pickens là Chủ tịch của công ty quản lý vốn BP Capital Management. Tài sản hiện tại khoảng 1,2 tỷ USD.
 
Theo Vnexpress
 

NHNN Lấy Đâu Ra Tiền Cho Vay Mua Nhà Và Mua Nợ Xấu?

Tác Giả : Nguyễn Vạn Phú
Đối với người không chuyên như chúng ta, có lẽ cũng không cần hiểu “tài khóa” và “tiền tệ” là gì, khác nhau như thế nào. Khổ nỗi, chúng là những khái niệm cơ bản để hiểu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy đâu ra tiền để rót vào bất động sản cũng như lấy đâu ra tiền để giải quyết đống nợ xấu mà không sử dụng đến ngân sách.
Tài khóa khác tiền tệ
Nói một cách đơn giản hóa, Bộ Tài chính lo các “chính sách tài khóa”; Ngân hàng Nhà nước lo các “chính sách tiền tệ”.
 “Chính sách tài khóa” thì liên quan đến việc tăng (giảm) thuế, tăng (giảm) mức chi tiêu của chính phủ. Chính phủ thu thuế và các nguồn khác vào ngân sách để có tiền mà chi tiêu. Chi nhiều hơn thu sẽ dẫn tới bội chi, lúc đó phải vay tiền về mà tiêu. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Chính phủ có thể giảm thuế cho doanh nghiệp và người dân hoặc tăng đầu tư từ ngân sách nhưng chính sách tài khóa như thế có giới hạn nhất định vì giảm thuế mãi lấy tiền đâu để ngân sách đầu tư ra xã hội. Chi tiêu như thế phải được Quốc hội phê duyệt hàng năm.
 “Chính sách tiền tệ” thì liên quan đến lãi suất và nguồn cung tiền. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, NHNN có thể tăng nguồn cung tiền và nhờ đó giảm lãi suất. Lãi suất giảm thì kích thích doanh nghiệp đầu tư. Nhưng tiền bơm ra đến một mức nào đó sẽ gây ra lạm phát. Hay nói cách khác khi lạm phát cao thì NHNN phải tăng lãi suất, giảm cung tiền.
 Nay 30.000 tỷ đồng bơm ra thị trường cho người dân vay để mua nhà và doanh nghiệp vay để xây nhà xã hội là từ bên nào? Không phải từ bên tài khóa (Bộ Tài chính) vì ngân sách đang thâm hụt, lấy đâu ra tiền mà bơm cho bất động sản. Mà lấy từ ngân sách thì phải báo cáo xin phép Quốc hội phiền phức lắm.
 30.000 tỷ đồng này lấy từ NHNN. Vậy câu hỏi là NHNN lấy đâu ra tiền để làm chuyện này? Câu trả lời rất đơn giản: NHNN in tiền.
In tiền như thế nào?
Ở đây lại cần phải nói cho rõ: Hàng năm NHNN phải in một lượng tiền giấy nhất định (in tiền theo nghĩa đen) để thay thế tiền cũ, rách nát và bổ sung vào lượng tiền mặt đang lưu hành trên thị trường theo kế hoạch đã định trước. Còn nói NHNN “in tiền” đối với khoản 30.000 tỷ đồng nói trên là nói theo nghĩa bóng. Không có chuyện máy in chạy rầm rập in ra chừng ấy tiền mà đơn giản là NHNN ghi có một khoản tiền như thế cho các ngân hàng tham gia chương trình. Các ngân hàng lúc này lấy tiền ra để cho vay. Khỏe re!
 Nếu mọi việc êm xuôi, 10 năm sau khách hàng trả nợ, ngân hàng thương mại trả lại cho NHNN, tức xóa đi cái khoản ghi nợ ngày xưa. Ai nấy đều vui vẻ.
 Nhưng sự đời thường không êm xuôi.
 Đầu tiên, hành động của NHNN đó gọi chính thức là “tái cấp vốn”, nghe rất mơ hồ, khó hiểu. Thực chất, đây là cách NHNN cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho ngân hàng, đặc biệt khi ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản. Chú ý đến từ “ngắn hạn” – tức dưới một năm. Nay NHNN lách chuyện “ngắn hạn” bằng cách quy định: “Thời hạn tái cấp vốn cho vay hỗ trợ nhà ở từng lần là 364 ngày và tự động được gia hạn đối với dư nợ tái cấp vốn còn lại tại thời điểm đến hạn thêm 01 (một) thời gian bằng thời hạn tái cấp vốn lần đầu. Việc tự động gia hạn được thực hiện tối đa kéo dài đến ngày 01/6/2023”. Cũng thật là khỏe re một kỹ thuật lách luật!
 Thứ hai, luật cũng có nói, để được tái cấp vốn, ngân hàng phải đem một cái gì đó lên thế chấp với NHNN (như cầm cố trái phiếu), ở đây không thấy nói yêu cầu gì từ phía ngân hàng tham gia.
 Như đã nói ở trên, tiền bơm vào nền kinh tế như thế sẽ gây áp lực lên lạm phát và nhiều hệ lụy khác. Còn nhớ các lần “bù lãi suất 4%” vào năm 2009 đã vừa gây ra lạm phát, vừa dẫn đến những khoản nợ xấu khổng lồ hiện nay. Giả thử một tỷ lệ nhất định người vay mua nhà không trả được nợ, NHNN sẽ gánh khoản lỗ này.
 Quan trọng hơn, cái hình thức “tái cấp vốn” dễ dàng như thế đang được NHNN lạm dụng trong nhiều trường hợp khác như hứa hẹn cấp 10.000 tỷ đồng tái canh cây cà phê ở Tây Nguyên. Rồi sắp tới, giải quyết nợ xấu, NHNN cũng sẽ dùng “chiêu” tái cấp vốn để hóa giải nợ xấu cho các ngân hàng với khoản tiền dự kiến không còn vài chục ngàn mà có thể lên cả trăm ngàn tỷ đồng. Biết bao nhiêu tiền sẽ được “in” ra, biết bao nhiêu rủi ro đang chực chờ phía trước.
Mua bán nợ xấu
Giả thử bạn cho người hàng xóm vay 100 triệu đồng, đến hạn rồi quá hạn một năm người này vẫn không trả được nợ, nợ biến thành nợ xấu. Đòi không được, bạn tính đến chuyện nhờ một công ty dịch vụ chuyên đi đòi nợ thuê đòi nợ, bên này đòi chi phí đến 50 triệu đồng. Nói cách khác bạn sẽ “bán” khoản nợ 100 triệu đồng cho công ty này với giá 50 triệu, vậy còn hơn không đòi được đồng nào.
 Như vậy bán một khoản nợ xấu được bao nhiêu là tùy thương lượng giữa bạn và công ty đòi nợ, khả năng đòi khó thì giá còn giảm nữa.
 Hôm qua Chính phủ vừa ra nghị định thành lập công ty mua bán nợ kiểu như thế nhưng có những đặc điểm rất lạ. Theo dự thảo trước đó, công ty này mua nợ của các ngân hàng bằng mệnh giá (tức ở đây mua đúng 100 triệu luôn), nhưng không trả bằng tiền mặt mà trả bằng tờ giấy nhận nợ (trái phiếu). Xong rồi ngân hàng đem tờ trái phiếu này lên NHNN, đưa cho NHNN như một dạng cầm cố, NHNN mới đưa cho ngân hàng một cục tiền ghi trong sổ sách (gọi là tái cấp vốn như nói ở trên) nhưng cục tiền này không bằng mệnh giá trái phiếu mà nhỏ hơn (kiểu như 100 triệu nợ, giờ chỉ còn 30 triệu, chẳng hạn).
 -          Lẽ ra công ty mua bán nợ là nơi định giá khoản nợ chứ không phải NHNN.
-          Công ty mua bán nợ không bỏ tiền ra nên thực tế là ngân hàng chủ nợ bán nợ cho NHNN, cái công ty mua bán nợ chỉ là một dạng trung gian.
-          NHNN dùng “chiêu thức” tái cấp vốn nên đúng là không sử dụng ngân sách nhà nước nhưng sẽ phải đảm nhiệm một mớ tài sản xấu, lại phải tung ra thị trường một lượng tiền lớn, gây áp lực lên lạm phát.
-          Lạ nhất là phát biểu của đại diện NHNN: “Các doanh nghiệp có nợ xấu bán cho VAMC sẽ được tiếp tục vay vốn của TCTD theo quy định hiện hành”. Nhớ lại ông hàng xóm trên, lẽ ra phải liệt ông vào dạng khó chơi, bắt ổng chịu một phần trách nhiệm nay lại cho ông vay tiếp, lại đẻ ra nợ xấu tiếp.
-          Ở trên bạn bán nợ cho công ty dịch vụ, nơi này sẽ tích cực đi đòi nợ, thu tiền về. Đằng này cái công ty mua bán nợ sắp được thành lập làm sao có đủ người, đủ kinh nghiệm và đủ nguồn lực khác để đi đòi nợ. NHNN thì không thể trực tiếp đi đòi nợ rồi.
-          Thực chất đây chỉ là cách tạm thời chuyển nợ xấu từ ngân hàng qua cái công ty trung gian kia, sổ sách ngân hàng đẹp lên, hy vọng họ sẽ sẵn lòng cho vay tiếp. Còn cái cục nợ kia, hy vọng từ từ doanh nghiệp làm ăn khá trở lại sẽ trả được nợ.
 Các tổ chức như IMF từng cảnh báo các ngân hàng trung ương không nên đảm nhiệm những công việc lẽ ra thuộc bên “tài khóa” vì làm thế sẽ gây áp lực lên lạm phát, đi ngược lại vai trò chủ yếu của một ngân hàng trung ương. Thôi đành quan sát chờ xem NHNN sẽ xoay xở thế nào với lạm phát – gói bù lãi suất 4% ngày xưa nay trở thành nợ xấu – nợ xấu được giải quyết bằng tái cấp vốn – để xem nó lại biến thành cái gì nữa đây.

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

5 bí quyết để vượt qua khủng hoảng

Tất cả chúng ta đều đang ở trong tình trạng khủng hoảng hiện nay. Có thể bạn quên mất sinh nhật của một người thân, hay bạn bị dính một xì-căn-đan ở nơi làm việc...
Những vận động viên như Oscar Pistorius, Tiger Woods, Lance Armstrong và nguyên Thống đốc bang New York - Eliot Spitzer, là những người hiểu rất rõ mức độ tàn phá của khủng hoảng. Nó có khả năng đàn áp, che khuất những tia hy vọng và tác động tới mọi khía cạnh trong cuộc sống của ta.
Các chuyên gia đã đưa ra một số giải pháp có thể giúp từng cá nhân cho đến những doanh nghiệp, tập đoàn vượt qua khủng hoảng. Tuy những giải pháp - đã được nâng lên thành quy luật này không hoàn toàn đảm bảo sẽ loại bỏ khủng hoảng, nhưng chúng sẽ giúp bạn đối mặt với khủng hoảng, giảm thiểu thiệt hại và tiếp tục bước về phía trước. Sau đây là 5 quy luật:
1. Tìm hiểu nguyên nhân gây nên khủng hoảng
Càng biết ít về nguyên nhân thực sự gây ra khủng hoảng, bạn sẽ càng gặp nhiều khó khăn trong việc chế ngự nó.
Bạn phải tìm ra được các chi tiết liên quan tới sự khủng hoảng càng sớm càng tốt. Chỉ có thế, bạn mới có thể vạch ra đường lối để đối mặt với nó.
Nếu có nhiều người liên quan, bạn phải chú ý lọc ra và loại bỏ những ý kiến chủ quan, bởi những ý kiến này sẽ "xâm nhập" và làm thay đổi ý nghĩa thực của sự việc.
2. Đặt dấu chấm hết cho khủng hoảng
Cách duy nhất để vượt qua khủng hoảng là tạo ra một kết thúc cho nó. Không nên để câu chuyện có nhiều thời gian rò rỉ ra ngoài, để nó lan rộng ra chỉ làm giảm uy tín của bạn mà thôi.
Lấy ví dụ từ trường hợp của Công ty dầu khí BP trong vụ tràn dầu ở Vùng Vịnh, cái thiếu sót của BP là đã không đưa ra giải pháp thiết yếu ngay tức khắc để trấn an công chúng khi dầu đang dần tràn ra biển. Bài học đúc kết được là chỉ khi bạn có thể đưa ra một giải pháp thiết thực, hoặc đặt ra một thời hạn nhất định để kết thúc nó thì bạn mới có cơ may vượt qua khủng hoảng.
3. Nói ra sự thật
Lý do của việc còn có nhiều dư luận trái chiều về Lance Armstrong sau cuộc phỏng vấn của Oprah Winfrey với ông ấy là vì mọi người còn nghi ngờ, chưa hoàn toàn tin tưởng vào sự ăn năn và tính chân thật của ông.
Tất cả sự thật dù được giấu kỹ tới đâu thì cũng có ngày nó được đưa ra trước ánh sáng. Đặc biệt trong thời buổi công nghệ thông tin hiện nay, một khi được phát tán, sự thật sẽ được lan truyền một cách nhanh chóng. Bởi thế, điều bạn nên làm là "giải phóng" sự thật để mọi người biết về nó.
Các doanh nghiệp có thể tổ chức buổi họp báo hay phỏng vấn trên TV. Phải nói sự thật một cách tuyệt đối với một phong thái chân thật, không giả tạo, và tỏ ra ăn năn nếu cần thiết.
Một điều quan trọng nữa là không phải bạn tỏ ra hối lỗi vì bạn bị "bắt quả tang" mà hãy tỏ ra hối hỗi vì những gì đã xảy ra. Hai điều này hoàn toàn khác nhau.
4. Thay đổi phương pháp làm việc để khủng hoảng không có cơ hội lặp lại
Chẳng ai muốn những khó khăn của mình quay trở lại cả. Cách tốt nhất để ngăn ngừa điều này là phân tích mọi thứ một cách kỹ lưỡng và xây dựng một con đường, hướng đi, cách làm mới. Nếu một công ty vô tình công bố thông tin của khách hàng thì phải tìm ra nguyên nhân và tạo ra phương thức mới sao cho điều này không bao giờ xảy ra nữa.
Thông báo cho mọi người biết bạn đã thay đổi những gì để không cho khủng hoảng lặp lại cũng là một cách hay để đặt dấu chấm hết cho nó. Quay lại ví dụ của công ty dầu khí BP, khủng hoảng sẽ không bao giờ kết thúc nếu công ty không thông báo cho thế giới biết rằng thảm họa tràn dầu đã nằm trong tầm kiểm soát.
5. Chuộc tội 
Một tin vui cho những người và tổ chức đang trong tình trạng khủng hoảng là xã hội thích sự chuộc lỗi. Họ thích sự hồi tỉnh và chỉ cần bạn thể hiện sự chân thật và khiêm tốn, bạn sẽ có cơ hội thứ hai.
Tất nhiên cơ hội của bạn còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sai lầm bạn đã gây ra. Một kẻ sát nhân sẽ khó có được sự bao dung của xã hội hơn. Có một vài kẻ cướp nhà băng khi đã nhận ra tội lỗi của mình thì mang trả lại tiền, trở thành một phạm nhân gương mẫu trong "nhà đá" và giúp những người khác tránh phạm phải sai lầm tương tự.
Nguyên Thống đốc Spitzer sau vụ bê bối về câu lạc bộ mại dâm giờ đã hoàn lương và còn có một chương trình tivi của riêng ông. Sẽ luôn có một con đường để quay đầu lại.

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

Những thắng cảnh thiên nhiên đẹp đến ngỡ ngàng

Hang Sơn Đoòng của Việt Nam cùng nhiều địa danh khác trên thế giới được thiên nhiên ban tặng cho vẻ đẹp lộng lẫy đến khó tin.
"Đường hầm tình yêu" ở Ukraine. Thực chất đây là đoạn đường sắt dài khoảng 3km, bao phủ một màu xanh mướt vô cùng tươi mát của cây cối. Ảnh: Oleg Gordienko
Cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan rực rỡ những dài màu. Ảnh: Allard Schager
Cánh đồng muối Salar de Uyuni ở Bolivia được xem là một trong những tấm gương lớn nhất thế giới, phản chiếu toàn bộ bầu trời và khung cảnh thiên nhiên. Ảnh: dadi360
Công viên Hitachi gần bờ biển Ajigaura ở thành phố Hitachinaka, Nhật Bản với diện tích 3,5 ha là thiên đường của các loài hoa khoe sắc quanh năm. Nơi đây được ví như “Thái Bình Dương” trên đất liền bởi phủ đầy những cánh đồng hoa bất tận, trải dài tít tắp tới chân trời. Ảnh: nipomen2
Hang động băng Mendenhall ở thung lũng Mendenhall, Alaska, nước Mỹ. Ảnh: Kent Mearig
Bãi biển Đỏ nằm ở đồng bằng châu thổ sông Liaohe, cách thành phố Bàn Cẩm, Trung Quốc khoảng 30km về phía Tây Nam. Nơi đây được gọi là biển Đỏ vì khu vực này được bao phủ bởi một loài cỏ dại màu đỏ khi bước vào mùa thu. Ảnh: MJiA
Rừng tre Sagano nằm ở phía tây bắc của Kyoto, Nhật Bản có diện tích 16km2. Không chỉ đẹp, khu rừng còn tạo ra những bản nhạc du dương khi gió thổi qua những rặng tre xào xạc. Ảnh: Yuya Horikawa
Con phố xinh đẹp ở Bonn, thành phố bên bờ sông Rhine thơ mộng của nước Đức. Ảnh: Adas Meliauskas
Đường hầm hoa Tử Đằng nằm tại thành phố Kitakyushu với gần 150 cây Tử Đằng và hơn 20 loài khác nhau. Người dân Nhật Bản coi đây là loài hoa đại diện cho tình yêu vĩnh cửu. Ảnh: imgur.com
Những chùm hoa mềm mại chảy xuống như thác, bồng bềnh như mây khiến người xem như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.
Rừng Đen nằm ở miền tây nam nước Đức với rừng thông bạt ngàn, các ngọn đồi và thung lũng xanh mướt. Khu rừng được coi là "lá phổi" của Đức với khí hậu quanh năm trong lành. Ảnh: andy linden
Cánh đồng chè xanh mướt ở Trung Quốc.

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

10 phát ngôn ′để đời′ về kinh doanh của giới siêu giàu

Wall Street là nơi duy nhất mà những người đi lại bằng một chiếc Rolls Royce đến để nhận lời khuyên từ những kẻ di chuyển bằng tàu điện ngầm.
 
 
Donald Trump: Đôi khi khoản đầu tư tốt nhất chính là những gì mà bạn đã không tiến hành.
 
 
John Stumpf, CEO của Wells Fagor nói về việc bán bộ 8 sản phẩm cho khách hàng lẻ:  Lý do chúng tôi chọn số 8 vì nó cùng vần với "Tuyệt vời" (Eight và Great). Nếu chúng tôi tìm được từ gì đó cùng vần với số 10, chúng tôi sẽ chọn nó.
 
 
Mark Cuban, nhà đầu tư: Đầu tư công sức là sự đầu tư giá trị nhất. Hãy hiểu rõ ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của bạn hơn bất cứ ai trên thế giới. Hãy yêu những gì bạn làm hoặc là đừng làm nữa.
 
 
Warrent Buffett: Wall Street là nơi duy nhất những người đi lại bằng một chiếc Rolls Royce đến để nhận lời khuyên từ những kẻ di chuyển bằng tàu điện ngầm.
 
 
Peter Lynch, nhà đầu tư chứng khoán, doanh nhân: Hãy kinh doanh thứ mà bất kỳ gã ngốc nào cũng có thể tiến hành. Bởi vì sớm muộn gì những gã ngốc đó cũng sẽ lao vào kinh doanh nó.
 
 
Frank McKinney Hubbard, phóng viên, nghệ sĩ vẽ tranh biếm họa: Cách an toàn nhất để nhân đôi số tiền của bạn là gấp đôi nó lại và cho vào ví.
 
 
Bill Hambrecht, Chủ tịch WR Hambrecht & Co, khi so sánh các dịch vụ ngân hàng đầu tư: Bạn không muốn bất cứ khách hàng nào nghĩ rằng anh ta là thằng ngu hay đang bị lừa, thế nên tất cả đều có cùng một mức giá.
 
 
Andrew Carnegie, tỷ phú, nhà từ thiện: Những người không thể tự tạo động lực cho chính mình chỉ là những kẻ xoàng xĩnh, bất kể những tài năng khác của họ ấn tượng đến thế nào.
 
 
Ari Emanuel, CEO của William Morris Endeavor: Tôi không bao giờ quan tâm xem một thứ sẽ tốn bao nhiêu mà chỉ quan tâm đến giá trị của nó.
 
 
Timothy Sloan, CFO của Wells Fargo: Cách kinh doanh của chúng tôi cực kỳ đơn giản, chỉ cần không thực hiện những hợp đồng có cấu trúc trông giống như một con bạch tuộc hay con nhện.
 
Theo BusinessInsider/ Infonet

George Soros - "Một tay che cả bầu trời" - Kỳ 2: Có chí thì nên

Tuổi thơ của ông gắn liền với những ngày kinh hoàng khi phát xít Đức tàn sát người Do Thái trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai.

George Soros đã có thời làm bồi bàn và phu khuân vác. George Soros là người Do Thái, sinh ngày 12/8/1930 tại Hungary, là con trai của một luật sư. Tuổi thơ của ông gắn liền với những ngày kinh hoàng khi phát xít Đức tàn sát người Do Thái trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Năm 1947, cậu bé George Soros một mình sang thủ đô Luân Đôn.

Công việc ban đầu của George Soros tại Anh là làm bồi bàn ở một hiệu ăn sang trọng, khi cả gia đình đang phải sống bằng trợ cấp xã hội. 18 tuổi, với số tiền kiếm được bằng nghề thu hoạch táo và sơn nhà thuê, George Soros ghi danh vào Học viện Kinh tế London. 

Sau giờ học, ông còn phải làm người gác đêm ở một ga tàu hỏa. George Soros tốt nghiệp trường Kinh doanh London vào năm 1952. Năm 1956, ông sang Mỹ đoàn tụ với bố mẹ cùng các anh chị em và nhập quốc tịch Mỹ. Đây là nơi ông bắt đầu khởi nghiệp với 5.000 USD ít ỏi.

Tại New York, George Soros làm việc trong hai công ty chứng khoán trước khi gia nhập hãng Arnold & Bleichroeder vào năm 1963. Năm 1969, sử dụng 250.000 USD của riêng mình và khoảng 6 triệu USD của các nhà đầu tư không phải người Mỹ mà ông quen biết, George Soros thành lập một quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài, gọi là quỹ Soros.

Chẳng bao lâu sau đó, George Soros rời bỏ Arnold & Bleichroeder và mang đi quỹ Soros do ông thành lập. Mặc dù thập niên 1970 là những năm nghèo túng của thị trường chứng khoán Mỹ, nhưng quỹ Soros lại ăn nên làm ra. 

Với tư cách là người quản lý quỹ, George Soros tập trung tìm kiếm các lĩnh vực bị đánh giá thấp hơn giá trị thật ở Mỹ và ở các nước khác. Ông mua các cổ phiếu giá thấp không được ưa thích và bán non các cổ phiếu giá cao được ưa thích.

George Soros đổi tên quỹ thành Quantum Fund vào năm 1979. Quỹ này đã đạt lợi nhuận 103% với số vốn lên tới 380 triệu USD năm 1980. Năm 1981, tạp chí Institutional Investor gọi George Soros là "nhà đầu tư vĩ đại nhất thế giới". Tổng lợi nhuận của Quantum Fund năm 1985 là 122% vì George Soros còn đầu tư vào cổ phiếu nước ngoài và trái phiếu dài hạn của Kho bạc Hoa Kỳ. 

Tất nhiên không phải mọi hoạt động đầu tư của George Soros đều mang lại lợi nhuận. Chẳng hạn như trong năm 1987, Quantum Fund lỗ tới 840 triệu USD khi thị trường cổ phiếu Hoa Kỳ và các nước khác sụp đổ vào tháng 10. Tuy nhiên, quỹ này vẫn đạt mức tăng lợi nhuận trong cả năm này là 14%.

Khi giảm dần vai trò quản lý quỹ của mình xuống, George Soros chuyển sang viết báo, viết sách và làm từ thiện. Ông đã xuất bản một số cuốn sách về tài chính và vấn đề toàn cầu hóa khá nổi tiếng như "The Alchemy of Finance" (1987), Soros on Soros (1995), George Soros on Globalization (2002)… George Soros cũng nhận được học vị danh dự từ nhiều trường đại học danh tiếng thế giới như Đại học Oxford, Đại học Yale, Đại học Kinh tế Budapest.

Từ những năm 1970, Soros liên tục đóng góp cho các quỹ hỗ trợ sinh viên người da màu học đại học, đặc biệt tại Nam Phi. Theo ước tính của tạp chí Time, tổng số tiền Soros đã chi cho các chương trình xã hội tại Mỹ, châu Phi và Nga là khoảng 6 tỷ USD.

Theo danh sách mới nhất của Forbes, George Soros hiện là tỷ phú giàu thứ 22 trên thế giới và thứ 12 của Mỹ với số tài sản trị giá 20 tỷ USD. Nổi tiếng là nhân vật số một trong giới tài chính, George Soros được người ta cho là có thể "một tay che cả bầu trời", làm mất giá bất kỳ đồng tiền mạnh nào trên thế giới hay gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế bởi những cư dân của Phố Wall và thị trường tài chính Luân Đôn luôn theo dõi và sẵn sàng bắt chước ông. 

Những quyết định của ông thường xuất phát từ những nhận định nhạy bén về thị trường, từ những phán đoán dựa trên những nguyên tắc kinh doanh đã đặt ra và sự thực dụng của một nhà kinh doanh lão luyện. Tuy nhiên, đi kèm với những thành công của Soros thường là những thất bại đau đớn của nhiều người, của nhiều chính phủ trên thế giới bởi quyết định của ông có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tài chính quốc tế.

George Soros - Thiên tài hay kẻ phá hoại?

George Soros kiếm được khoảng 1,1 tỷ USD trong phi vụ đầu cơ đồng bảng Anh năm 1992 và được biết đến với biệt danh "kẻ phá hoại Ngân hàng Trung ương Anh".

Nhà đầu tư tài chính vĩ đại nhất lịch sử, kẻ đầu cơ tiền vĩ đại nhất thế kỷ 20, anh hùng và tội đồ của thế giới, người làm khuynh đảo thị trường tài chính toàn cầu… là những danh hiệu được mọi người đặt cho George Soros - nhà tỷ phú thành công nhất trong lĩnh vực đầu tư tư bản, nhà kinh doanh đầy cá tính và là cái tên đã trở nên hết sức quen thuộc với Phố Wall.
 
Tên tuổi của George Soros được biết đến nhiều nhất trên thị trường tài chính thế giới qua vụ đầu cơ đồng bảng Anh vào năm 1992. 

Vào ngày Thứ tư Đen tối (Black Wednesday) 16/9/1992, George Soros đột nhiên trở nên nổi tiếng khi bán khống lượng bảng Anh có giá trị tương đương trên 10 tỷ USD, và kiếm lợi từ việc Ngân hàng Trung ương Anh do dự lựa chọn hoặc nâng lãi suất nội tệ lên ngang bằng với lãi suất tại các nền kinh tế khác trong Tổ chức sử dụng chung cơ chế tỷ giá châu Âu, hoặc thả nổi đồng nội tệ.

Cuối cùng, Ngân hàng Trung ương Anh buộc phải rút đồng bảng Anh ra khỏi cơ chế tỷ giá hối đoái châu Âu và phá giá đồng bảng. George Soros kiếm được khoảng 1,1 tỷ USD trong phi vụ này và được biết đến với biệt danh "kẻ phá hoại Ngân hàng Trung ương Anh". 

Những người thân cận của George Soros có lần tiết lộ, khi thấy những điểm yếu của đồng bảng trong thời điểm đó, George Soros đã hối thúc những người dưới quyền tận dụng lợi thế của mình chuẩn bị cho cuộc "tấn công" vào đồng tiền này.

 


Mùa hè năm 1997, trong cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á, George Soros một lần nữa "đánh" đồng tiền của các quốc gia, trong đó khu vực Đông Nam Á rơi vào tầm ngắm. 

Bắt đầu từ Thái Lan, cuộc khủng hoảng theo hiệu ứng đôminô nhanh chóng lan ra toàn châu Á trong nhiều tháng tiếp theo và như một kết quả tất yếu, các thị trường chứng khoán tại châu Á tụt dốc nhanh chóng. Quỹ đầu cơ của George Soros bị cáo buộc đã gây áp lực lên các đồng tiền để hưởng lợi trực tiếp từ chiến lược đầu cơ vào đồng tiền đó.

George Soros phản bác các cáo buộc và nói rằng quỹ của ông đơn thuần kiếm lợi từ chính những yếu kém của hệ thống tài chính thế giới mà ai cũng biết. Chiến lược đầu tư của quỹ này được dựa trên phân tích về các xu hướng kinh tế vĩ mô đang diễn ra hoặc được nhận định sớm diễn ra tại một số nước.

Nạn nhân tiếp theo của George Soros bị ảnh hưởng bởi dây chuyền khủng hoảng kinh tế châu Á chính là Mỹ. 

Đợt sóng khủng hoảng này đã tràn đến Phố Wall vào tháng 10/1997 và đã gây tâm lý lo ngại sẽ kéo theo một loạt sự sụp đổ các thị trường tài chính trên toàn cầu nên đã làm dấy lên làn sóng bán cổ phiếu tại Mỹ vào ngày 27/10. Cũng vào ngày hôm đó, chỉ số Dow Jones đạt một mức kỷ lục mới khi rớt 554,26 điểm, phá vỡ mức kỷ lục của "Ngày thứ hai đen tối" ở Mỹ vào năm 1987.

Danh sách các nạn nhân của George Soros vẫn được kéo dài ra cho đến nay, trong đó có nước Nga trong cuộc khủng hoảng tài chính tháng 8/1998 khi giới đầu cơ quốc tế tấn công vào đồng rúp. George Soros đã đưa ra những lời bình luận không có lợi khiến ngay trong giờ đầu tiên của một phiên giao dịch, chỉ số chứng khoán Nga đã tụt 12% và 5 ngày sau, đồng rúp đã mất tới 25% giá trị.

Những sự kiện trên khiến George Soros được biết đến như một nhà đầu cơ tiền mặt "vĩ đại" nhất của thế kỷ 20. Phố Wall và các thị trường tài chính toàn cầu chú ý đến George Soros bởi họ cho rằng ông là nhân vật số một trong giới tài chính của thế giới, là một người có khả năng "một tay che cả bầu trời" khi ông có thể làm mất giá bất kỳ đồng tiền nào hay gây ra khủng hoảng kinh tế chỉ với một vài nhận định về thị trường hay một hành động đầu tư một loại chứng khoán, đồng tiền nào đó. 

Có hai luồng ý kiến trái ngược đánh giá về George Soros. Một bên coi ông là một thiên tài về kinh doanh tài chính; một bên nhìn ông như kẻ phá hoại nền kinh tế và đồng tiền của các quốc gia. Ông thường xuyên trở thành nhân vật bị cáo buộc là có liên quan hoặc là thủ phạm gây ra các cuộc khủng hoảng hay các bất ổn về kinh tế - tài chính đối với những quốc gia mà ông từng đi qua, đã từng đầu tư vào…

Giới phân tích thì cho rằng, George Soros là nhà đầu cơ ngắn hạn, hoạt động kinh doanh của ông mang tính trục lợi rất cao, đầu tư những khoản tiền lớn nhưng mang nhiều tính đánh bạc trên cơ sở những biến động của thị trường tài chính toàn cầu.

George Soros - Bí quyết “đi bên trái” (Kỳ cuối)

Sau nhiều pha đầu tư có thể làm người khác thót tim, đến năm 1993, George Soros đạt mức thu nhập kỷ lục 1,1 tỷ USD, vượt trên tất cả các đối thủ tại Phố Wall.

George Soros - Bí quyết “đi bên trái” (Kỳ cuối)Phương châm của George Soros khá đặc biệt: Trong kinh doanh, việc đúng hay sai không quan trọng, cái quan trọng là nếu đúng sẽ có được bao nhiêu tiền, và nếu sai sẽ mất bao nhiêu tiền. 

George Soros cho biết, cũng như bao nhà đầu tư khác, để có được quyết định đúng, ông phải thu thập các thông tin và phân tích chúng một cách tỉ mỉ, cộng thêm một chút bản năng vốn có và may mắn mới tạo ra được sự thành công. 

Bên cạnh đó, một trong những yếu tố làm nên thành công của George Soros là ông luôn say sưa làm việc không mệt mỏi, mỗi đêm chỉ ngủ 2 tiếng đồng hồ.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế Phố Wall: Mọi người đi bên phải, riêng George Soros đi bên trái nhưng lại tỏ ra mình đúng đường. Trái với nhiều nhà kinh tế, học thuyết cơ bản của George Soros về đầu tư là thị trường tài chính - nơi bất ổn nhất. Tại đó, các mức giá cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ phụ thuộc vào người mua và người bán mà đa số họ thường hành động theo cảm tính chứ không bằng tính toán logic. 

George Soros tin rằng các nhà đầu tư luôn chịu tác động lẫn nhau và có xu hướng dịch chuyển theo số đông. George Soros cố gắng hiểu được hướng đi của số đông đó. Tuy nhiên, đến thời điểm quyết định, ông sẽ tách khỏi xu hướng chung và đi con đường riêng có lợi nhất cho mình.

Những kinh nghiệm đầu tư của George Soros đã chứng tỏ rằng ông là một nhà đầu tư hiểu biết uyên thâm về hệ thống tài chính quốc tế. Trung tâm trong nguyên tắc của George Soros là sự khác biệt giữa hình ảnh và thực tại, nói đúng hơn thì ông là một nhà buôn bằng trực quan, linh cảm.

Tại Học viện Kinh tế London, George Soros đã được học về tâm lý học và cả xã hội học. Ông đã ứng dụng những điều đã học vào các chiến lược đầu tư của mình khi ông cho rằng, vấn đề đánh giá giá trị của cổ phiếu hay hàng hóa không quan trọng bằng đánh giá các quan niệm về một tài sản và nhận ra được thời điểm mà các tài sản hay quan niệm đó thay đổi. 

Và cũng chính những kiến thức về tâm lý học và xã hội học đã giúp George Soros hình thành nên những nguyên tắc đầu tư cũng như những linh cảm trong kinh doanh của mình, dù rằng không phải lúc nào cũng đúng khi mà ông cũng đã nếm trải không ít thất bại cay đắng.

Nhiều người cho rằng George Soros là một kẻ liều lĩnh khi dám làm những điều mà họ cho là đi ngược lại với số đông và có thể phải gánh chịu rất nhiều rủi ro. Nhưng cả lý thuyết và thực tế đều cho thấy rằng, tỉ suất sinh lợi sẽ càng cao khi rủi ro càng lớn. Một thiên tài kinh doanh đầu cơ như George Soros hiểu rất rõ điều đó nên ông đã chấp nhận rủi ro và dám chịu rủi ro.